Chat hỗ trợ
Chat ngay

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ SÂU ĐỤC THÂN HẠI CÂY XOÀI

Triệu chứng:

Rất khó phát hiện triệu chứng gây hại của sâu đục thân, cành xoài do trong quá trình gây hại bên trong thân cây, ấu trùng không thải phân ra ngoài, thường chỉ phát hiện thấy qua các lỗ đục trên thân cành làm thân cành héo khô và có thể chết. Trong quá trình gây hại, ấu trùng đục những đường hầm bên trong thân và cành cây.

Đặc điểm hình thái:

Trứng: tròn, màu trắng được đẻ rải rác trong các vết nứt của vỏ cây. Trứng nở trong thời gian từ 2-3 ngày.

Ấu trùng: có cơ thể dài, màu trắng sữa. Cơ thể phát triển, đầu rất nhỏ, không chân, có đời sống rất lâu, có thể đến 7-8 tháng ngay bên trong thân cây, do đó khả năng phá hại rất cao. Mới nở ấu trùng rất mềm yếu nhưng khoảng một tuần sau đó ấu trùng trở nên cứng cáp và rất linh động.

Sau khi nở, ấu trùng sẽ đào hầm chui xuyên qua lớp vỏ cây vào phần mô mềm dưới vỏ cây để ăn phá và phát triển. Trong quá trình ăn phá ấu trùng đục những đường hầm trong thân cây và cành cây. Ðộ lớn của đường đục lớn dần theo tuổi của ấu trùng. Trong một cây có thể có nhiều con gây hại cùng một lúc, nếu mật số cao, cành và ngay cả cây cũng có thể bị chết.

Nhộng: Trước khi làm nhộng, ấu trùng đục một lỗ để khi vũ hóa chui ra. Nhộng được bao bọc bởi một cái kén trắng to. Thời gian làm nhộng có thể từ 1 đến 3 tháng.

Thành trùng có râu cứng, rất dài (dài hơn chiều dài cơ thể), kích thước cơ thể thành trùng dài khoảng 2,5cm. Cơ thể phủ lông mầu xám rất nhỏ, màu đỏ nâu, chân cũng có màu đỏ tuy nhiên phần đầu của đốt đùi và phần cuối của đốt chày lại có màu đen.

Thành trùng thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn vào đầu mùa mưa sau khi vừa trưởng thành. Thành trùng cái đẻ trứng trong các chảng ba của cây hay trong các vết thương có sẵn trên cây.

Biện pháp phòng trị:

Không nên chặt, băm hay lột vỏ cây để kích thích cây ra trái vì sẽ tạo nơi thuận tiện cho thành trùng cái đến đẻ trứng.

Thường xuyên thăm vườn cây và nếu phát hiện thấy cây bị hại nhẹ có thể dùng cây xoi lỗ sau đó nhét thuốc trừ sâu dạng hột vào bên trong thân cây và trét đất lại.

Đối với cây xoài bị sâu đục cành hại nặng, quan sát dùng dao chọc theo các lằn đen mở các lớp vỏ cây bên trong bị sâu ăn (vỏ cây mềm, xù xì bên ngoài, có những vết đen nổi u lên) và lần lên trên thân tìm vết đục thành lỗ sâu trong thân cây. Dùng thuốc hạt Basudin 10H, Regent 800WG; Furadan 3H… gói vào trong 1 lớp vải mỏng rồi nhét vào lỗ sâu đục, xong dùng đất trét kín miệng lỗ lại.

Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thưc vật có tính năng lưu dẫn, xông hơi, thấm sâu như: Polytrin-P 440EC; Cyperan 25EC; Classico 480EC, Regent 5SC; Pyrinex 20ECVITASHIELD 40EC … phun lên bề mặt lớp vỏ thân cây nhằm diệt ấu trùng (trứng nở ấu trùng) và phun định kỳ 10-15 ngày một lần trong 1 đợt phòng trị.

Nếu cây có nhiều cành bị hại thì nên chặt bỏ những cành hư rồi gom lại và đốt. Ngoài ra, có thể dùng bẫy đèn để bắt bớt thành trùng .

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

 Xin mời quý bà con tham khảo thêm kinh nghiệm qua video:

KỸ THUẬT TRỒNG CHANH TỨ QUÝ

KỸ THUẬT TRỒNG CHANH TỨ QUÝ


Cây chanh tứ quý còn được gọi với tên khác là chanh tứ thời, chanh 4 mùa, là loại cây họ bưởi có nguồn gốc từ chang Lim Ca Châu Mỹ.

1. Thời vụ trồng:
Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa mưa để cây phát triển tốt và đỡ công tưới ban đầu
– Miền Bắc trồng vào 2 vụ chính vụ xuân và vụ thu.
– Miền Trung và miền Nam có thể trồng vào mùa xuân, cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

2. Loại đất canh tác:
Chanh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn. Độ pH thích hợp từ 5 – 8, chanh không chịu úng nước và mặn do đó cần đào kênh hoặc lên luống cao để thoát nước.

3. Chuẩn bị đất trồng:
Hố được đào trước trồng 1-2 tháng, Kích thước hố trồng 0,6 x 0,6 x 0,6m với vùng đất thấp hố đào sâu 30-40cm, đất đồi đào sâu 60-80cm. Bón lót phân chuống vào hố trước : Phân chuồng hoai mục: 20-30 kg; phân lân 0,5 kg; kali 0,1kg; vôi bột 1 – 1,5 kg.Trộn đều lượng phân với đất, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau là trồng được.

4. Khoảng cách trồng:
Khi trồng thuần chanh thì cây cách cây  là 2,5 x2,5m, khi trồng xen  canh với các cây rau màu thường là 3,5m x 3-4m. Như vậy khi trồng thuần thì mật độ là 1.600 cây/ha. Trồng xen mật độ là 900 cây/ha. Nếu vùng đất thấp phải có đê bao khép kín, có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5-0,6m, rộng 0,8-1m. Nếu vùng đất cao mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3-0,8m, rộng 0,8-1m.

5. Cách trồng:
Trồng bằng cây giống, đặt cây tùy số lượng nhánh nhiều cành bên hay ít mà đặt nhánh thẳng hay hơi nghiêng. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. Sau khi trồng xong phải cắm cọc để buột thân cây cho gió khỏi lay làm đổ cây. Nếu là cây ghép xoay mắt ghép về hướng gió chính, lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1– 2 cm , tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu. Năm đầu nên trồng xen đậu đỏ, lạc hay các loại rau khác.

6. Chăm sóc:
– Hạn chế ánh sáng: Trong thời gian đầu ta có thể trồng xen cây họ đậu vào trong vườn để hạn chế giông gió, đổ ngã và che bớt ánh sáng.
– Giữ ẩm: Đậy tủ gốc cho cây vào mùa khô, nhằm hạn chế chi phí tưới nước, trong vườn nên để cỏ cao 20-40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa.
– Tưới nước: Cung cấp nước cho cây điều độ, muốn cây ra hoa, ngưng tưới cho khô gốc 20-30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra hoa.
– Tỉa cành tạo tán: Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông tháng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối đủ sức mang trái.
– Bồi đất cho cây: Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bán phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.

7. Qui trình bón phân:
– Bón phân thúc: Thay đổi tùy theo tính chất đất, năng suất…
* Bón 20-30 kg phân chuồng + 1- 2 kg tro/hốc/ năm (bón 1-2 lần/năm). Riêng phân hóa học được sử dụng bình quân như sau (cho mỗi cây):
* Năm thứ nhất: 0,5-1,0kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 0,25-0,5kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8)
* Năm thứ hai: 1,0-2,0kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 0,5-1,0kg) + 0,3-0,5kg NPK (16-16-8).
* Năm thứ ba trở đi: 2,0-2,4kg sulfat đạm (nếu dùng urê bón 1,0-1,2kg) + 0,5kg NPK (16-16-8) + 1 kg vôi. Do thu quả rải rác nên chia phân ra bón từ 4 – 5 lần/ năm.

8. Tạo quả trái vụ:
Có thể cho ra quả trái vụ bằng cách xiết nước. Ngưng tưới nước, tưới phân, hạn chế nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây khoảng 3 – 4 tuần, sau đó bón phân và tưới nước trở lại, cây sẽ cảm ứng và cho hoa quả sớm hơn thường lệ.

9. Chống hiện tượng cách niên:
Cần bón phân đầy đủ để tránh cây bị kiệt sức, vào những năm được mùa cần tăng thêm phân. Cần chủ động tỉa bớt quả, nhất là những cành phải nuôi nhiều quả; cắt bỏ những cành bên trong tán; tăng lượng phân ở thời kỳ sau thu hoạch.

10. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ:
Nhìn chung, các loại sâu bệnh trên cam, quýt, bưởi và chanh giống nhau. Riêng chanh cần chú ý hơn các đối tượng sau:
* Bệnh ghẻ: Do nấm Elsinoe fawcettii gây ra. Thường xuyên vệ sinh vườn cây, cắt tỉa và thu gom các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy. Phun ngừa khi cây ra đọt non hoặc khi hoa rụng cánh 2/3 bằng thuốc gốc đồng như Copper Zinc 85 WP, Coc 85 WP với liều lượng 20-30g/8 lít. Phun thuốc Benlate 50 WP, Derosal 60 WP, Polyram 80 DF, Kumulus 80 WP, Top plus 70 WP với nồng độ 0,2 – 0,5 %, phun 7-10 ngày/lần.
* Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm làm hại lá, hoa và quả, làm rụng quả non. Cần cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh, vệ sinh vườn, tỉa tán thoáng, tránh để vườn ẩm thấp. Không nên tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh. Phun thuốc khi thấy bệnh xuất hiện bằng các loại thuốc sau: Mancozeb 80 WP, Copper B 75 WP, Benomyl 50 WP, Antracol 70 WP, Bavistin 50 FL, Daconil 75 WP, Ridomil MZ 72 WP… liều lượng 15-30 g(cc)/8 lít, phun 7-10 ngày/lần, nên thay đổi thuốc sau vài lần phun để tránh sự quen thuốc của mầm bệnh.
* Bệnh thối gốc chảy nhựa: Do nấm Phytophthora spp. gây ra. Không nên tủ cỏ sát gốc vào mùa mưa. Dùng Copper Zinc 85 WP, Mancozeb 80 WP, Dithane M45 80 WP, Champion 77 WP pha đặc phết vào vết bệnh 7 ngày/lần. Hoặc để ngừa bệnh phết 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa. Phun thuốc khi bệnh gây hại cho cây Curzate M8 80 WP, Manzate 80 WP, Ridomil 72 WP, Metalaxyl 25 WP, Aliette 80 WP với liều lượng 20-30g/8 lít, phun 7-10 ngày/lần.
* Nhóm rệp sáp (rệp sáp, rệp bông, rệp dính): Nên sử dụng phối hợp thuốc hóa học (loại thuốc hóa học gốc lân hữu cơ tỏ ra có hiệu quả đối với rệp sáp khi không sử dụng liên tục một loại nhất định) với dầu khoáng (dầu khoáng DC-Tronc Plus, SK 99- Enpray ; có thể sử dụng ở liều lượng 0,5%) kết hợp diệt trừ kiến lửa.

11. Thu hoạch và bảo quản:
Khoảng 4 tháng sau khi hoa nở thì có thể thu hoạch được. Thu khi quả có vỏ căng, bóng. Thu hái nhẹ nhàng, tránh rụng lá gãy cành.
Sau khi thu hoạch để chanh ở khu vực thoáng mát, cách mặt sàn 10-15cm. Có thể dùng các loại hóa chất bảo quản để chanh được tươi lâu.

Nguồn: Sưu tầm.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỌ XÍT HẠI NHÃN

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỌ XÍT HẠI NHÃN


Bọ xít (Tessaratoma papilosa) là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với nhãn, vải. Bọ xít gây hại chủ yếu vào tháng 3-4 trong giai đoạn cây ra đọt non, ra hoa kết trái, bằng cách chích hút nhựa làm rụng bông và quả, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của quả.

  1. Đặc điểm sinh học của bọ xít hại nhãn vải:

Trưởng thành có màu vàng nâu, mặt bụng bao phủ một lớp sáp màu trắng chiều dài thân 25-30 mm. Trưởng thành có tính giả chết khi bị động mạnh hoặc khi trời nắng gắt thì rơi xuống đất sau khi hết động hoặc khi trời mát lại bò lên hại. Một đến hai ngày sau khi bắt cặp trưởng thành đẻ trứng. Trứng được đẻ thành từng khối từ 14-16 trứng ở dưới mặt lá. Trứng mới đẻ có dạng gần tròn, màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu hồng tối. Khi sắp nở, trứng có màu xám đen. Giai đoạn ấu trùng gồm 5 tuổi, mới nở có màu vàng tươi sau vài giờ có màu tím xám từ tuổi 2 có màu đỏ nâu.

Ấu trùng mới nở thường sống tập trung vài giờ, sau đó bắt đầu phân tán đi tìm thức ăn. Khi bị xáo động, ấu trùng thường giả chết rơi xuống đất đồng thời tiết ra một chất dịch hôi.

  1. Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh vườn, tỉa cành để các hoa và đọt non ra tập trung.

– Diệt bọ xít trưởng thành qua đông (tháng 12 và tháng 1 bắt bọ xít qua đông rung cây cho bọ xít rơi xuống đất để bắt hoặc phun thuốc vào những nơi bọ xít qua đông).

– Kiểm tra thường xuyên để ngắt bỏ ổ trứng, thu bắt trưởng thành đem đốt.

– Bảo vệ thiên địch, tạo điều kiện cho ong ký sinh phát triển: ong ký sinh trứng bọ xít như Anastatus sp. và Ooencyrtus sp.

– Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng một số loại thuốc sau Trebon 0,2%, Sherpa 25EC 0,2-0,3%, Dipterex nồng độ 0,3%, hoặc Fastax 50EC nồng độ 0,1%.

Lưu ý: Việc dùng thuốc có hiệu quả cao khi bọ xít ở tuổi 1-2 do khả năng mẫn cảm với thuốc cao và di chuyển chậm.

Nguồn: sưu tầm.

BỆNH LEM LÉP HẠT

CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA


Bệnh lem lép hạt là bệnh phổ biến trên cây lúa. Bệnh thường gây hại vào giai đoạn lúa trỗ bông – chín sữa, nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa kéo dài, độ ẩm cao) sẽ gây tỷ lệ lép, lép lửng cao ảnh hưởng lớn đến năng suất và chât lượng gạo.

  1. Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Lúa bị bệnh lem lép hạt trên vỏ trấu có những đốm nhỏ màu sậm biến đổi từ màu nâu đến đen, khi bị bệnh nặng tạo thành những mảng nâu đen bao trùm cả vỏ trấu, chất lượng hạt gạo kém do bị biến màu hoặc bị lép.

Nguyên nhân bệnh lem lép hạt:

+ Điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác: Mưa nhiều, ẩm độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Sạ dầy, bón phân không cân đối, bón thừa phân đạm.

+ Do nấm và vi khuẩn gây bệnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh lem lép hạt.

Vi khuẩn phổ biến nhất là vi khuẩn Pseudomonas glumae gây bệnh thối đen hạt và nấm gây bệnh trên hạt như:  Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens…

  1. Đặc điểm lây lan và phát triển

Bệnh phát triển mạnh từ giai đoạn lúa trỗ bông, đặc biệt lây lan và phát triển khi điều kiện thời tiết mưa, ẩm kéo dài.

Cây lúa sinh trưởng kém trên ruộng nghèo dinh dưỡng, nhiễm chua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh gây hại trên lá rồi lan lên hạt. Nấm có thể bám trên vỏ trấu sau khi thu hoạch lúa, lưu tồn và tiếp tục gây hại ở vụ sau.

Cỏ dại trong ruộng lúa cũng là ký chủ cho nấm bệnh phát triển và phát tán. Ngoài ra, các loại sâu bệnh tấn công lúa vào giai đoạn đòng trổ như bệnh đạo ôn cổ bông, nhện gié, bọ xít cũng làm gia tăng bệnh lem lép hạt.

  1. Biện pháp phòng trừ

– Chọn giống sạch bệnh, không dùng giống ở những ruộng có biểu hiện bệnh lem lép hạt.

– Trước khi ngâm ủ phải phơi khô hạt giống, bỏ những hạt lép, biến màu và xử lý hạt giống nhằm loại bỏ nấm và vi khuẩn tồn dư trên vỏ trấu.

– Biện pháp hóa học: Có thể dùng một số loại thuốc: Tilt Super 300EC; Supertim 300EC; Super- kostin 300EC,…

–  Gieo cấy, sạ sao cho khi lúa trỗ không trùng với thời kỳ mưa gió nhiều và khi lúa làm đòng, trỗ bông không nên để ruộng lúa bị thiếu nước. Kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, đúng nguyên nhân để có biện pháp xử lý hiệu quả.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

BỆNH NẤM MỐC BỘT

BỆNH NẤM MỐC BỘT TRÊN CÂY ỚT


Mầm bệnh: Leveillula taurica (giai đoạn bất toàn = Oidiopsis taurica)

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU

Nấm mốc bột chủ yếu ảnh hưởng đến lá cây ớt. Mặc dù bệnh thường xảy ra ở những lá già ngay trước hoặc trong khi cây ra quả, bệnh vẫn có thể phát triển ở bất cứ giai đoạn phát triển nào của cây ớt. Các triệu chứng bao gồm lá bị loang lổ, trắng, vết loang bột ngày càng rộng và hợp lại để bao phủ toàn bộ bề mặt dưới của lá. Qua thời gian, vết loang bột cũng sẽ hiện diện ở mặt trên của lá. Lá ớt có nấm mốc phát triển ở mặt dưới có thể đổi sang màu vàng nhợt hay nâu nhạt loang lổ ở mặt trên. Các viền của lá nhiễm nấm có thể cuộn lên phía trên để lộ vết loang nấm bột màu trắng. Các lá bệnh rụng khỏi cây và làm cho cây ớt bị phơi nắng nhiều và có thể dẫn đến cháy nắng.

NHẬN XÉT VỀ BỆNH

Nấm mốc bột có thể đặc biệt nghiêm trọng trong những tháng nóng và có thể gây ra mất mùa nặng. Mầm bệnh có phạm vi vật chủ rất rộng và có thể lây truyền giữa những loài khác nhau. Ở California, nấm mốc bột có thể đến từ những cây trồng như hành, bông, cà chua, tất cả các loài ớt, và các loài cây cỏ dại như cây diếp gai và tầm bóp (thù lù).

Mầm bệnh nấm mốc bột này khác với những mầm bệnh nấm mốc bột ở các giống cây khác mà bệnh xảy ra chủ yếu bên trong lá thay vì trên bề mặt lá. Cleistothecia (bào tử hữu tính) của Leveillula ở giai đoạn toàn diện hiếm khi xảy ra, nhưng các bào tử vô tính (conidia) được sản sinh và được gió gieo rắc. Nói chung, độ ẩm cao tạo điều kiện cho conidia nẩy mầm. Sự lây nhiễm nấm của cây trồng có thể xảy ra trong một phạm vi nhiệt độ rộng (18° đến 33°C) ở cả nhiệt độ cao lẫn nhiệt độ thấp. Trong những điều kiện thích hợp, sự lây nhiễm thứ cấp xảy ra cứ 7 đến 10 ngày, và bệnh có thể lan truyền nhanh chóng. Nhiệt độ trên 35°C có thể tạm thời ngân cản sự phát triển của bệnh nấm mốc bột.

XỬ LÝ

Việc thường xuyên theo dõi để phát hiện nấm mốc bột, đặc biệt là trong thời tiết ấm, là rất quan trọng để áp dụng các loại thuốc diệt nấm kịp thời để ngăn ngừa thiệt hại. Nấm mốc bột được xử lý chủ yếu bằng thuốc diệt nấm.

Kiểm Soát Cây Trồng

Loài nấm gây ra mốc bột có thể tồn tại trong thời gian các mùa vụ trên những cây trồng khác và các loài cỏ dại. Mức độ sống sót tùy thuộc vào các điều kiện môi trường. Do phạm vi vật chủ rộng lớn của nấm, rất khó để kiểm soát lượng mầm bệnh qua mùa đông. Do đó, những phương pháp vệ sinh đơn giản trong và xung quanh các ruộng ớt có thể không làm giảm mầm bệnh đủ để kiểm soát bệnh này.

Phần lớn các giống ớt không có mức độ kháng bệnh mốc bột khả quan. Hiện tại, chưa có chương trình gây giống nào nhằm mục đích phát triển các giống ớt kháng bệnh nấm mốc bột.

Các Phương Pháp Được Chấp Nhận Là Hữu Cơ

Phun lưu huỳnh và kali bicarbonate được chấp nhận sử dụng trong trồng ớt hữu cơ.

Các Quyết Định Xử Lý

Các loại thuốc diệt nấm có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn chặn tổn thất kinh tế nếu áp dụng trong những giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Để kiểm soát hiệu quả cần phải phun với áp suất cao và lượng nước lớn để thuốc diệt nấm đạt được sự xâm nhập tối ưu vào các tán cây. Sự phun phủ tốt là rất cần thiết; phun trên đất sẽ phủ tốt hơn phun trên không.

Tên phổ thông Lượng dùng mỗi hecta R.E.I.+ P.H.I.+
(tên thương mại)   (giờ) (ngày)

Khi chọn một loại thuốc sâu, hãy cân nhắc các thông tin liên quan đến chất lượng môi trường. Không phải tất cả các thuốc trừ sâu có đăng ký đều được nêu ra. Hãy luôn đọc kỹ nhãn của sản phẩm được sử dụng.
 
A. SULFUR DF# 5,6 kg 24 0
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Tiếp xúc đa điểm (M2)
  CHÚ THÍCH: Chỉ kiểm soát một phần ngay cả khi phun sớm. Để ngăn ngừa sự tổn thương cho cây trồng, không phun trong vòng 2 tuần nếu đã phun dầu.
 
B. AZOXYSTROBIN
  (Quadris) 450–1.150 ml 4 0
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Chất gây ức chế bên ngoài Quinon (11)
 
C. PYRACLOSTROBIN
  (Cabrio EG) 600–900 ml 12 0
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Chất gây ức chế bên ngoài Quinon (11)
  CHÚ THÍCH: Không phun quá 6 lần mỗi mùa.
 
D. MYCLOBUTANIL
  (Rally 40W) 300 ml 24 0
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Chất gây ức chế khử mety(3)
  CHÚ THÍCH: Không phun quá 4 lần mỗi năm. Không phun quá 1.4 kg/ha.
 
E. QUINOXYFEN
  (Quintec) 300–450 ml 12 3
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Quinolin (13)
  CHÚ THÍCH: Dùng để thay thế luân phiên sau mỗi lần sử dụng một loại thuốc diệt nấm có nhóm cách xử lý khác.
 
F. TRIFLOXYSTROBIN
  (Flint) 110–150 ml 12 3
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Chất gây ức chế bên ngoài Quinon (11)
 
G. POTASSIUM BICARBONATE
  (Kaligreen) 180–220 ml 4 1
  CÁCH XỬ LÝ: Một loại muối vô cơ.
  CHÚ THÍCH: Tuy sản phẩm này đã được thử nghiệm cho những loại cây trồng khác, nghiên cứu vẫn đang thiếu dữ liệu sử dụng cho cây ớt và các quan sát cho thấy rằng sản phẩm chỉ giúp kiểm soát một phần. Phun phủ kỹ và thường xuyên là điều cần thiết.
 
** Xem nhãn để biết tỷ lệ pha loãng.
+ Khoảng thời gian hạn chế vào (R.E.I.) là số giờ (trừ khi được ghi khác) từ khi phun thuốc cho đến khi có thể bước vào khu vực được phun mà không cần đồ bảo hộ. Khoảng thời gian trước thu hoạch (P.H.I.) là số ngày từ khi phun thuốc đến khi được thu hoạch. Trong một số trường hợp REI vượt PHI. Trong hai chỉ số này, chỉ số nào dài hơn sẽ là thời gian tối thiểu phải bỏ qua trước khi thu hoạch.
# Được chấp nhận sử dụng trong trồng trọt hữu cơ.
1 Luân phiên các hóa chất với một số hiệu Nhóm cách-xử-lý khác nhau, và không sử dụng các sản phẩm có cùng một số hiệu Nhóm cách-xử-lý hơn hai lần mỗi mùa để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc. Ví dụ, the organophosphates có số hiệu Nhóm 1B; các hóa chất có số hiệu Nhóm 1B nên được thay thế bằng các hóa chất có một số hiệu Nhóm khác 1B. Các số hiệu Nhóm cách-xử-lý được chỉ định bởi IRAC (Ban Xử Lý Kháng Thuốc Trừ Sâu).

Nguồn: sưu tầm.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU TƠ (PLUTELLA XYLOSTELLA) HẠI RAU MÀU

Sâu tơ (Plutella xylostella linaeus) là đối tượng gây hại chủ yếu trên cây rau họ hoa thập tự (su hào, bắp cải,…) Sâu tơ thường phát sinh và gây hại từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, làm giảm năng suất và chất lượng rau rõ rệt nếu không được phòng trừ kịp thời.

Đặc điểm của sâu tơ

Trưởng thành sâu tơ nhỏ, thân dài khoảng 6-7mm, sải cánh rộng 12-15mm màu nâu xám, trên cánh có dải màu trắng (ngài đực) và dải màu vàng (ngài cái) chạy từ gốc cánh đến đỉnh cánh, mép ngoài có lông nhỏ dài mịn, khi đậu cánh áp sát thân.

Trứng hình bầu dục màu vàng xanh nhạt, dài khoảng 4-5mm; Sâu non màu xanh nhạt, đẫy sức dài 9-10mm, mỗi đốt đều có lông nhỏ. Nhộng màu vàng nhạt, dài 5-6mm, nhộng được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp.

Trưởng thành sâu tơ hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Ngài hoạt động mạnh nhất từ chập tối đến nửa đêm. Mỗi ngài cái đẻ trung bình 50-400 quả trứng. Trứng được đẻ phân tán hay thành cụm dưới mặt lá, hai bên gân lá hay chỗ lõm dưới lá.

Sâu non có 4 tuổi, sâu mới nở sống tập trung, từ tuổi 2 trở đi sâu ăn thịt lá để lại biểu bì tạo thành các đốm trong mờ. Ở tuổi lớn sâu bắt đầu ăn  mạnh làm thủng lá chỉ chừa lại gân lá. Đặc biệt sâu tơ là 1 trong những loài sâu có khả năng kháng thuốc cao.

Biện pháp phòng trừ

Để chủ động phòng trừ sự phát sinh gây hại của sâu tơ trên rau cần thực hiện một số biên pháp sau:

– Biện pháp canh tác:

+ Bố trí thời vụ thích hợp.

+ Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa, ngô,… nên trồng xen với cây họ cà, hành, tỏi,…để xua đuổi trưởng thành đến đẻ trứng.

+ Nên tưới rau bằng vòi phun mưa vào buổi chiều mát để ngăn cản việc giao phối của trưởng thành và rửa trôi bớt trứng, sâu non.

+ Sau khi thu hoạch phải dọn sạch tàn dư của cây, đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt trứng, sâu non…

– Biện pháp sinh học:

Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăn mồi (nhện, bọ rùa, chuồn chuồn cỏ), nhóm ong ký sinh (ong cự loài Diadegma sp., ong kén nhỏ loài Cotesia sp)

Dùng bẫy pheromone thích hợp để diệt trưởng thành sâu tơ.

– Biện pháp hóa học

Sâu tơ có khả năng kháng thuốc nhanh, để giảm bớt áp lực kháng thuốc của sâu cần sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc như:  Silsau super 1.9,3.5EC; Tasieu 1.9EC; 5WG; TC-Năm sao 20EC, 35EC; Reasgant 3.6EC…

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033


Việt Nam Nông Nghiệp Sạch chân thành cảm ơn Quý đọc giả đã ủng hộ Website của chúng tôi trong thời gian vừa qua, hiện tại chúng tôi có một số chương trình hay, mong được chia sẻ cùng Quý đọc giả.

Chương trình 1: Sách hay tặng bạn: Hướng dẫn trồng rau sạch.

Chương trình 2: Món quà tặng bé yêu.

CÁC BỆNH KHẢM DO VIRUS Y GÂY RA TRÊN CÂY ỚT

CÁC BỆNH KHẢM DO VIRUS Y GÂY RA TRÊN CÂY ỚT


Các mầm bệnh: Vi rút gây vằn ớt potyvirus (PepMoV), Vi rút khắc thuốc lá potyvirus (TEV), và Vi rút khoai tây Y potyvirus (PVY)

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng trên những cây nhiễm các loại bệnh khảm do potyvirus có thể khác nhau, nhưng nói chung, cây ớt sẽ thể hiện một màu nhạt hơn trên tổng thể với những vân khảm (những vùng xanh nhạt và đậm xen kẽ) trên ít nhất một số lá cây, đặc biệt là trên các lá non. Cây ớt thường sẽ trở nên còi cọc, lá quăn, và quả bị méo mó cùng với vân khảm trên lá. Các triệu chứng có thể tương tự như bệnh do vi rút khảm dưa chuột gây ra.

NHẬN XÉT VỀ BỆNH

Tất cả những loại potyvirus ảnh hưởng đến cây ớt đều được lan truyền từ cây này sang cây khác bởi một số loài rệp. Rệp có thể truyền những vi rút này trong những khoảng thời gian rất ngắn (vài phút đến vài giờ). Loại hình hoạt động của rệp khiến vi rút lan truyền diễn ra khi rệp di chuyển mạnh qua ruộng ớt và thăm dò các mô của cây khi chúng bắt đầu ăn hại. Một khi rệp đã xâm lấn cây ớt, ổn định để ăn hại, việc truyền vi rút giảm mạnh. Do vậy, sự lan truyền thường rất nhanh. Nói chung, sự lan truyền potyvirus trong ruộng xảy ra khi hoạt động của rệp trong ruộng ở mức cao.

Tất cả các loại potyvirus ảnh hưởng đến ớt đều có phạm vi vật thể chủ rộng bao gồm cả những cây trồng khác và nhiều loài cây cỏ dại, cụ thể là những cây thuộc họ Cà (cà chua, khoai tây, cà pháo, và họ cà dược). Tồn tại những biến dạng khác nhau của potyvirus, một số trong đó khác biệt về khả năng gây bệnh cụ thể của chúng. Rất dễ tìm thấy những cây ớt nhiễm đồng thời nhiều loại potyvirus khác nhau và còn nhiễm vi rút khảm dưa chuột. Tuy phun diệt loài rệp trung gian sẽ không ngăn cản được lây nhiễm xảy ra, người trồng ớt vẫn nên cố gắng để quản lý mật độ của loài vật trung gian này khi có thể.

XỬ LÝ

Hiện đã có một số giống cây kháng bệnh được dẫn xuất từ những loài cây có quan hệ chặt chẽ với cây ớt, và những nỗ lực đang được thực hiện để phát triển nhiều loài kháng bệnh hơn. Nhìn chung, những nguồn gen kháng bệnh ở các loài ớt chuông nhiều hơn đối với Potato Y potyvirus, sau đó là Potyvirus khắc thuốc lá, tiếp theo là Potyvirus vằn ớt.

Chưa có cách kiểm soát bằng hóa chất hiệu quả được phát triển để trị các bệnh khảm do potyvirus ở California. Phạm vi tác động của những vi rút này là không thể dự đoán được theo các năm và địa điểm. Thuốc trừ sâu không có hiệu quả trong việc kiểm soát sự lan truyền của các vi rút này vì nó không giết chết rệp trước khi rệp có thể nhiễm và truyền vi rút sang cây.

Các tấm phủ phản quang được áp dụng cho cây trồng đã thể hiện sự hiệu quả trong việc xua đuổi loài rệp khỏi cây, do đó giảm nhẹ hoặc trì hoãn sự lây nhiễm vi rút.

Nguồn: sưu tầm.

BỆNH ĐỐM HOẠT TỬ TRÊN CÂY ỚT

BỆNH ĐỐM HOẠT TỬ TRÊN CÂY ỚT


Mầm bệnh: Vi rút đốm hoại tử (INSV) trong nhóm tospovirus

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU

Triệu chứng trên những cây ớt nhiễm vi rút đốm hoại tử bao gồm các đốm vàng trên toàn bộ lá (bệnh úa vàng), các đốm chết (hoại) trên lá hoặc các cành non trên cùng, và nói chung là cây ớt còi cọc. Quả ớt lộ ra những đốm úa vàng, những vùng màu đỏ hoặc xanh được bao quanh bởi các quầng màu vàng, và những vùng đồng tâm mà có thể trở nên chết hoại. Các triệu chứng tương tự như bệnh gây ra bởi một loại tospovirus khác là Vi rút héo đốm cà chua (TSWV).

NHẬN XÉT VỀ BỆNH

Ở California, INSV chủ yếu có vật trung gian là bọ trĩ hoa tây phương. Khi bọ trĩ mang các loại tospo virus do ăn những cây bị nhiễm, chúng sẽ duy trì khả năng truyền vi rút trong phần đời còn lại của mình. INSV có phạm vi vật chủ gồm hầu hết là cây cảnh và không rộng như TSWV.

XỬ LÝ

Trong khi phun xịt diệt sinh vật trung gian bọ trĩ sẽ không ngăn chặn được những bệnh do vi rút này diễn ra, người trồng ớt vẫn nên cố gắng quản lý số lượng bọ trĩ nếu có thể.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

Nguồn: sưu tầm.

BỆNH KHẢM DƯA CHUỘT

BỆNH KHẢM DƯA CHUỘT TRÊN CÂY ỚT


Mầm bệnh: Vi rút khảm dưa chuột cucumovirus (CMV)

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU

Các triệu chứng trên những cây ớt nhiễm vi rút khảm dưa chuột cucumovirus có thể khác nhau, nhưng nói chung, cây thể hiện toàn bộ một màu sắc nhạt cùng với những hoa văn khảm (xen kẽ những vùng xanh nhạt và đậm) trên ít nhất một số lá cây, đặc biệt là trên các lá non. Thông thường, gân lá chính bị méo mó và hơi có hình dạng chữ chi. Cây ớt thường trở nên còi cọc, lá quăn, và bị khảm, và các lá già có thể phát triển những vùng hoại tử có hình dạng như lá sồi. Quả có thể bị dị hình và có những vòng đồng tâm hoặc vết đốm rõ rệt. Có thể rất khó để phân biệt chính xác những cây ớt nhiễm vi rút khảm dưa chuột cucumovirus với những cây bị nhiễm potyvirus. Nói chung, sự lây nhiễm vi rút khảm dưa chuột cucumovirus nghiêm trọng hơn lây nhiễm potyvirus. Tuy nhiên, những trường hợp lây nhiễm hỗn hợp thường rất phổ biến, và vi rút này và một hoặc nhiều potyvirus có thể lây nhiễm cho cây ớt một cách đồng thời.

NHẬN XÉT VỀ BỆNH

Vi rút khảm dưa chuột cucumovirus lan truyền từ cây này sang cây kia bởi sinh vật trung gian là rệp; nhiều loài rệp là những vật trung gian hoàn hảo. Rệp truyền vi rút khảm dưa chuột cucumovirus trong khi thăm dò các mô lá. Một khi rệp mang vi rút khảm dưa chuột cucumovirus, nó sẽ chỉ duy trì khả năng truyền loại vi rút này trong một thời gian ngắn (vài phút đến vài giờ); sự lan truyền của vi rút là cục bộ và rất nhanh chóng trong các ruộng ớt. Nói chung, sự lan truyền trong ruộng cây liên quan đến hoạt động tổng thể của rệp, chứ không phải sự hiện diện của các loài rệp xâm lấn.

Có một số biến dạng nguồn gây bệnh của loại vi rút này. Vi rút có một phạm vi vật thể chủ rộng lớn từ các cây trồng lá rộng cho đến các loài cây cỏ dại, và do đó, việc loại trừ các nguồn mang vi rút thường xuyên biến đổi không phải là một chiến lược xử lý khả thi.

XỬ LÝ

Hiện không có nguồn giống ớt kháng vi rút khảm dưa chuột cucumovirus nào. Những nổ lực đang được thực hiện để phát triển các giống ớt kháng bệnh, cả thông qua việc gieo trồng truyền thống lẫn bằng công nghệ sinh học. Việc loại bỏ các cây cỏ dại và sử dụng các tấm phủ phản quang để xua đuổi sâu bọ truyền bệnh có thể giảm sự tác động của loại bệnh này cho cây ớt.

Các chiến lược dùng thuốc hóa học là không hiệu quả. Các loại thuốc trừ sâu được hướng dẫn dùng để kiểm soát loài rệp trung gian không hiệu quả trong việc ngăn chặn loại vi rút này bởi vì chúng không thể giết chết rệp trước khi chúng truyền vi rút cho cây; tuy nhiên, người trồng ớt vẫn nên cố gắng quản lý số lượng sinh vật trung gian nếu có thể (để biết thêm thông tin, hãy xem RỆP HỒ ĐÀO XANH).

Nguồn: sưu tầm.

BÍ QUYẾT VÀ KINH NGHIỆM MUA LAN RỪNG

Lan rừng đẹp và có sức quyến rũ khó cưỡng lại với hầu hết với người yêu Lan, nhưng không phải ai cũng biết cách chọn cho mình được nhánh hay cụm Lan rừng như ý bởi món này kén người chơi, đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn và có kiến thức thực sự.

Bài viết này mình thấy khá hay và đầy đủ nên lấy về cho anh em xem để tích lũy thêm kinh nghiệm khi chọn mua lan rừng.

Chia sẽ cùng các bạn một số kinh nghiệm và 1 số thông tin về các cách lựa chọn lan rừng để mua không bị hố hàng.

Bí quyết 1 – Thường thì các bạn nên chọn 1 bụi, không nên chọn nhiều nhánh lẻ rất dễ chết.
Bí quyết 2 – Cái nữa là nên chọn bụi có nhiều giả hành non (nhiều hướng), nhiều người không để ý chọn bụi to nhưng toàn những cây già, những nhánh này đã ra hoa rồi chỉ còn tác dụng là trữ nước thôi.

Bí quyết 3 – Không cần lựa bụi nhiều rễ quá, về cũng phải cắt đi, do rễ này là rễ cũ ngoài tác dụng dễ ghép vào cây thì hầu như chẳng có ích gì nhiều.

Bí quyết 4 – Cuối cùng cũng như mọi lần là chúng ta nên biết ít nhiều về loại lan mình mua, và nếu có thể nên mua chỗ có uy tín, nếu không rất dễ bị “thuốc”.

—————————————————————-

Một số kinh nghiệm được chia sẽ bởi bạn ngocbich diễn đàn hoalancaycanh

Kinh nghiệm 1. Đối với 1 số loài như phi điệp, ý thảo, long tu, u lồi, ngọc thạch, phật bà, xoắn… nói chung là các loại lan thân dài, rễ nhỏ, mọc chùm: cần chú ý kỹ mắt ngủ ở gốc, không bị đen hay thúi, hư hoặc khô. vì mua về coi như vứt!
Rễ và lá ko cần chú ý kỹ lắm, nếu lá bị dập, rễ quá khô cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc sống chết của lan. nhưng làm tăng thêm kg => tốn tiền.
Thân cây phải không bị dập hoặc gãy quá nhiều.
Kinh nghiệm 2. Đối với các loài đơn thân rễ to như Ngọc Điểm, Cáo, Chồn, Hải yến, Hòa Hoàng…: 
Phải chú ý thật kỹ lá non nhất, xem có bị đốm đỏ, ủng thối hay khô đen hay không? vì nếu bị như vậy thì cây chỉ có chết ko sống được!
Chú ý thứ 2 là vào phần thân gốc(giáp ranh giữa cuống lá cuối cùng và gốc già khô) xem nó có bị gãy, dập hay không? vì nếu có thì cũng vứt!
Thứ 3, khi cầm thân cây lên tay, dùng 2 ngón tay xoay nhẹ như vê điếu thuốc lá, nếu cây tốt thì không có hiện tượng lá và thân lắc lư rời rạc! còn nếu có thì đừng mua, chết chắc đó!

Kinh nghiệm 3. Đối với các loài như kontum, sừng, vạch đỏ, trinh bạch, ngọc trúc…:
Chú ý thật kỹ vào gốc và rễ, xem thử có bị đen, xỉn vàng, đốm đen hay ko? nếu có thì cây ko bao giờ ra keiki, từ từ cũng sẽ chết.
Thứ 2 chú ý vào thân, bóp nhẹ vào thân đang bị úa màu hoặc có dấu hiệu chuyển màu hơi đỏ, nếu bóp thấy mềm => cây đã tiêu rồi.
Thứ 3 khi lựa mua lan thuộc nhóm này, cũng nên mua cụm nhiều, đừng mua cây rời rạc 2 3 nhánh!
Thứ 4 lá phải xanh, ko có dấu hiệu đen hoặc vàng.
Kinh nghiệm 4. Đối với các loại đại bạch hạc, bạch hỏa hoàng (bellatulum), kim điệp thơm, kim điệp thường, đơn cam… các loại lan thân nhỏ, rễ chùm, mọc theo chùm: đây là các loại lan cực kỳ khó trồng.
Nên mua mảng lớn, không mua mảng rời rạc.
Thân phải còn tươi, không khô héo hoặc dập.
Mua khi cây còn lá, lá cũng phải nhìn tươi tốt, không có dấu hiệu rách hoặc dập.
Bộ rễ phải còn nhiều, không bị cắt hoặc đứt dập.

Kinh nghiệm 5. Đối với các loại thủy tiên: đây là loài Bình yêu thích nhất vì cây rất khỏe, dễ sống, hoa đẹp và thơm!
Khi mua thì chỉ cần chú ý mắt ngủ thôi! Nếu các mắt ngủ tốt thì lấy ngay. 1 số người cẩn thận còn xem thân cây có mập tròn hay ko nữa mới lấy! Bộ rễ phải không bị gập.
Kinh nghiệm 6. Địa lan và lan hài: loại này cũng dễ trồng
Chú ý kỹ xem củ giả có bị dập hay không? Gốc có bị dập không?
còn mấy vấn đề còn lại chủ yếu ở lá non có bị úa hay úng không thôi!
Kinh nghiệm 7. Lan lọng, tục đoạn, thanh đạm: nói chung là rất rễ trồng
Chú ý mua nhánh có nhiều giả hành là tốt nhất.
Kinh nghiệm 8. các loại như vẩy rồng, vẩy rắn, trứng bướm…: các loại lan sống bám, thân sát vào gỗ.
Chú ý các củ giả không bị dập, mua mảng lớn càng tốt.
Trứng bướm thì chú ý lá và thân không dập là được! nhưng muốn kiếm loại này hơi khó!
Kinh nghiệm 9. Các loại thân mảnh như trúc mai, trúc mành…:
Chú ý thân có bị khô hay ko? có bị gãy gập hay không?
Các đốt thân có bị téc hay trầy không? vì keiki mọc ra đây!
Có rời rạc hay ko? vì nên mua theo chùm, rời rạc quá rất khó chăm sóc trong Sài Gòn.