Chat hỗ trợ
Chat ngay

TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY ỚT LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

TUYẾN TRÙNG TRÊN CÂY ỚT LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

KHÁI NIỆM VỀ TUYẾN TRÙNG

Tuyến trùng, còn gọi là nematode, là các sinh vật nhỏ bé thuộc ngành Nematoda. Chúng là loài động vật không xương sống có hình dáng dài, mảnh, thường sống trong đất hoặc trong môi trường sống của cây. Tuyến trùng có thể gây hại cho cây trồng bằng cách tấn công vào các bộ phận của cây, đặc biệt là rễ.

NGUYÊN NHÂN 

Tuyến trùng gây hại cho cây ớt chủ yếu do các loài như Meloidogyne spp. và Radopholus similis. Chúng thường xâm nhập vào hệ thống rễ cây thông qua đất, và điều kiện đất ẩm ướt, kém thoát nước tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của chúng. Tuyến trùng có thể lây lan qua nước tưới, phân bón, hoặc dụng cụ nông nghiệp, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho các cây ớt trong khu vực.

DẤU HIỆU BỊ TẤN CÔNG

Bộ Rễ Xơ Xác: Tuyến trùng gây tổn thương nghiêm trọng cho rễ chính, làm chúng trở nên xơ xác, cứng và có thể bị phân hủy. Sự phá hủy này dẫn đến việc rễ chính không còn khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng hiệu quả, gây ra tình trạng kém phát triển cho cây.

Thiếu Rễ Tơ: Rễ tơ là các rễ nhỏ và mảnh giúp cây hấp thu nước và chất dinh dưỡng từ đất. Khi tuyến trùng tấn công, chúng làm tổn thương hoặc phá hủy các rễ tơ, dẫn đến tình trạng thiếu rễ tơ. Sự thiếu hụt này làm giảm khả năng hấp thu và cung cấp dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây ớt.

Thối Đen Đầu Rễ: Rễ bị tổn thương do tuyến trùng sẽ xuất hiện các vết thối đen, có mùi hôi, và có thể phân hủy.

Cây Còi Cọc: Cây phát triển kém, lá chuyển màu vàng và có thể rụng sớm.

Giảm Năng Suất: Quả nhỏ, kém chất lượng, và sản lượng tổng thể giảm.

Lá và Thân: Cây có thể bị héo, lá mất sức sống, và thân cây không phát triển tốt.

Tuyến trùng là một mối nguy hại đáng kể đối với cây ớt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của cây. Việc hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của sự tấn công của tuyến trùng là bước quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát dịch hại này.

Để bảo vệ cây ớt và duy trì năng suất, nông dân cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa như luân canh cây trồng, chọn giống kháng, cải tạo đất và sử dụng các phương pháp kiểm soát tuyến trùng hiệu quả. Sự chủ động và quản lý đúng cách sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo sự phát triển bền vững cho cây ớt.

=> BÀ CON ĐỪNG LO VÌ ĐƠN VỊ KỸ SƯ HUY CHÚNG TÔI CÓ SẢN PHẨM TO SAN ONE – PHÂN BÓN LÁ ĐẠM ĐẶC TRỊ TUYẾN TRÙNG ĐỈNH CAO

Phân Bón Đạm Lá TO SAN ONE là một sản phẩm phân bón đặc biệt thiết kế để cung cấp lượng đạm cần thiết cho cây trồng, đồng thời hỗ trợ điều trị và kiểm soát tuyến trùng gây hại. Được chế tạo với công thức tiên tiến, San One giúp tăng cường sức khỏe của cây, kích thích sự phát triển mạnh mẽ và cải thiện khả năng chống chịu với các tác nhân gây hại như tuyến trùng.

THÀNH PHẦN

Total Nitrogen (Nts): 0,9%; Axit Amin: 0,5% (Aspartate, Threonine, Serine, Glutamic Acid, Glycine, Alanine, Cystine, Valine, Methionine, Isoleucine, Leucine. Tyrosine, Phenylalanine, Lysine, Histidine, Arginine, Proline, Thanryptop); pHH20: 6; tỷ trọng: 1,05 và phụ gia đặc biệt khắc tinh tuyến trùng vừa đủ 100%.

CÔNG DỤNG

TO SAN ONE

Là loại thảo mộc đặc biệt và sự kết hợp hoạt chất l lưu dẫn, xông hơi mạnh…khắc tinh tuyến trùng và chitosan, Thanryptop có tác dụng tiếp xúc, thấm sâu.

Có mùi đặc trưng xua đuổi côn trùng gây hại.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

TO SAN ONE

– Pha 1 lít cho 200 – 400 lít nước. tưới ướt đều xung quanh đất theo tán cây. Định kỳ 20 – 40 ngày 1 lần.

*Lưu ý: – Sản phẩm cực đậm đặc lắc đều trước khi sử dụng. – Nếu thuốc dính vào mắt rửa ngay vào vòi nước sạch trong 15 phút. – Nếu dính lên da rửa sạch vùng da dính thuốc bằng xà phòng và nước sạch nhiều lần.

– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, xa tầm tay trẻ em.

KẾT LUẬN

To San One là một lựa chọn hiệu quả và đáng tin cậy cho những nông dân đang tìm kiếm giải pháp để nâng cao sức khỏe cây trồng và kiểm soát tuyến trùng. Sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây mà còn hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các vấn đề liên quan đến tuyến trùng, góp phần vào sự phát triển bền vững và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

#TOSANONE #SINHHỌCMÁTCÂY #KHÔNGẢNHHƯỞNGRỄ #KHẮCTINHTUYẾNTRÙNG

Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM – hoinongdanvietnam.com

HOTLINE: 0776 400 038

CHÚC CÁC KỲ THÀNH CÔNG

———————————————

PHÂN THUỐC VIỆT NAM

BỆNH NẤM MỐC BỘT

BỆNH NẤM MỐC BỘT TRÊN CÂY ỚT


Mầm bệnh: Leveillula taurica (giai đoạn bất toàn = Oidiopsis taurica)

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU

Nấm mốc bột chủ yếu ảnh hưởng đến lá cây ớt. Mặc dù bệnh thường xảy ra ở những lá già ngay trước hoặc trong khi cây ra quả, bệnh vẫn có thể phát triển ở bất cứ giai đoạn phát triển nào của cây ớt. Các triệu chứng bao gồm lá bị loang lổ, trắng, vết loang bột ngày càng rộng và hợp lại để bao phủ toàn bộ bề mặt dưới của lá. Qua thời gian, vết loang bột cũng sẽ hiện diện ở mặt trên của lá. Lá ớt có nấm mốc phát triển ở mặt dưới có thể đổi sang màu vàng nhợt hay nâu nhạt loang lổ ở mặt trên. Các viền của lá nhiễm nấm có thể cuộn lên phía trên để lộ vết loang nấm bột màu trắng. Các lá bệnh rụng khỏi cây và làm cho cây ớt bị phơi nắng nhiều và có thể dẫn đến cháy nắng.

NHẬN XÉT VỀ BỆNH

Nấm mốc bột có thể đặc biệt nghiêm trọng trong những tháng nóng và có thể gây ra mất mùa nặng. Mầm bệnh có phạm vi vật chủ rất rộng và có thể lây truyền giữa những loài khác nhau. Ở California, nấm mốc bột có thể đến từ những cây trồng như hành, bông, cà chua, tất cả các loài ớt, và các loài cây cỏ dại như cây diếp gai và tầm bóp (thù lù).

Mầm bệnh nấm mốc bột này khác với những mầm bệnh nấm mốc bột ở các giống cây khác mà bệnh xảy ra chủ yếu bên trong lá thay vì trên bề mặt lá. Cleistothecia (bào tử hữu tính) của Leveillula ở giai đoạn toàn diện hiếm khi xảy ra, nhưng các bào tử vô tính (conidia) được sản sinh và được gió gieo rắc. Nói chung, độ ẩm cao tạo điều kiện cho conidia nẩy mầm. Sự lây nhiễm nấm của cây trồng có thể xảy ra trong một phạm vi nhiệt độ rộng (18° đến 33°C) ở cả nhiệt độ cao lẫn nhiệt độ thấp. Trong những điều kiện thích hợp, sự lây nhiễm thứ cấp xảy ra cứ 7 đến 10 ngày, và bệnh có thể lan truyền nhanh chóng. Nhiệt độ trên 35°C có thể tạm thời ngân cản sự phát triển của bệnh nấm mốc bột.

XỬ LÝ

Việc thường xuyên theo dõi để phát hiện nấm mốc bột, đặc biệt là trong thời tiết ấm, là rất quan trọng để áp dụng các loại thuốc diệt nấm kịp thời để ngăn ngừa thiệt hại. Nấm mốc bột được xử lý chủ yếu bằng thuốc diệt nấm.

Kiểm Soát Cây Trồng

Loài nấm gây ra mốc bột có thể tồn tại trong thời gian các mùa vụ trên những cây trồng khác và các loài cỏ dại. Mức độ sống sót tùy thuộc vào các điều kiện môi trường. Do phạm vi vật chủ rộng lớn của nấm, rất khó để kiểm soát lượng mầm bệnh qua mùa đông. Do đó, những phương pháp vệ sinh đơn giản trong và xung quanh các ruộng ớt có thể không làm giảm mầm bệnh đủ để kiểm soát bệnh này.

Phần lớn các giống ớt không có mức độ kháng bệnh mốc bột khả quan. Hiện tại, chưa có chương trình gây giống nào nhằm mục đích phát triển các giống ớt kháng bệnh nấm mốc bột.

Các Phương Pháp Được Chấp Nhận Là Hữu Cơ

Phun lưu huỳnh và kali bicarbonate được chấp nhận sử dụng trong trồng ớt hữu cơ.

Các Quyết Định Xử Lý

Các loại thuốc diệt nấm có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn chặn tổn thất kinh tế nếu áp dụng trong những giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Để kiểm soát hiệu quả cần phải phun với áp suất cao và lượng nước lớn để thuốc diệt nấm đạt được sự xâm nhập tối ưu vào các tán cây. Sự phun phủ tốt là rất cần thiết; phun trên đất sẽ phủ tốt hơn phun trên không.

Tên phổ thông Lượng dùng mỗi hecta R.E.I.+ P.H.I.+
(tên thương mại)   (giờ) (ngày)

Khi chọn một loại thuốc sâu, hãy cân nhắc các thông tin liên quan đến chất lượng môi trường. Không phải tất cả các thuốc trừ sâu có đăng ký đều được nêu ra. Hãy luôn đọc kỹ nhãn của sản phẩm được sử dụng.
 
A. SULFUR DF# 5,6 kg 24 0
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Tiếp xúc đa điểm (M2)
  CHÚ THÍCH: Chỉ kiểm soát một phần ngay cả khi phun sớm. Để ngăn ngừa sự tổn thương cho cây trồng, không phun trong vòng 2 tuần nếu đã phun dầu.
 
B. AZOXYSTROBIN
  (Quadris) 450–1.150 ml 4 0
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Chất gây ức chế bên ngoài Quinon (11)
 
C. PYRACLOSTROBIN
  (Cabrio EG) 600–900 ml 12 0
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Chất gây ức chế bên ngoài Quinon (11)
  CHÚ THÍCH: Không phun quá 6 lần mỗi mùa.
 
D. MYCLOBUTANIL
  (Rally 40W) 300 ml 24 0
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Chất gây ức chế khử mety(3)
  CHÚ THÍCH: Không phun quá 4 lần mỗi năm. Không phun quá 1.4 kg/ha.
 
E. QUINOXYFEN
  (Quintec) 300–450 ml 12 3
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Quinolin (13)
  CHÚ THÍCH: Dùng để thay thế luân phiên sau mỗi lần sử dụng một loại thuốc diệt nấm có nhóm cách xử lý khác.
 
F. TRIFLOXYSTROBIN
  (Flint) 110–150 ml 12 3
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Chất gây ức chế bên ngoài Quinon (11)
 
G. POTASSIUM BICARBONATE
  (Kaligreen) 180–220 ml 4 1
  CÁCH XỬ LÝ: Một loại muối vô cơ.
  CHÚ THÍCH: Tuy sản phẩm này đã được thử nghiệm cho những loại cây trồng khác, nghiên cứu vẫn đang thiếu dữ liệu sử dụng cho cây ớt và các quan sát cho thấy rằng sản phẩm chỉ giúp kiểm soát một phần. Phun phủ kỹ và thường xuyên là điều cần thiết.
 
** Xem nhãn để biết tỷ lệ pha loãng.
+ Khoảng thời gian hạn chế vào (R.E.I.) là số giờ (trừ khi được ghi khác) từ khi phun thuốc cho đến khi có thể bước vào khu vực được phun mà không cần đồ bảo hộ. Khoảng thời gian trước thu hoạch (P.H.I.) là số ngày từ khi phun thuốc đến khi được thu hoạch. Trong một số trường hợp REI vượt PHI. Trong hai chỉ số này, chỉ số nào dài hơn sẽ là thời gian tối thiểu phải bỏ qua trước khi thu hoạch.
# Được chấp nhận sử dụng trong trồng trọt hữu cơ.
1 Luân phiên các hóa chất với một số hiệu Nhóm cách-xử-lý khác nhau, và không sử dụng các sản phẩm có cùng một số hiệu Nhóm cách-xử-lý hơn hai lần mỗi mùa để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc. Ví dụ, the organophosphates có số hiệu Nhóm 1B; các hóa chất có số hiệu Nhóm 1B nên được thay thế bằng các hóa chất có một số hiệu Nhóm khác 1B. Các số hiệu Nhóm cách-xử-lý được chỉ định bởi IRAC (Ban Xử Lý Kháng Thuốc Trừ Sâu).

Nguồn: sưu tầm.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

BỆNH KHẢM DƯA CHUỘT

BỆNH KHẢM DƯA CHUỘT TRÊN CÂY ỚT


Mầm bệnh: Vi rút khảm dưa chuột cucumovirus (CMV)

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU

Các triệu chứng trên những cây ớt nhiễm vi rút khảm dưa chuột cucumovirus có thể khác nhau, nhưng nói chung, cây thể hiện toàn bộ một màu sắc nhạt cùng với những hoa văn khảm (xen kẽ những vùng xanh nhạt và đậm) trên ít nhất một số lá cây, đặc biệt là trên các lá non. Thông thường, gân lá chính bị méo mó và hơi có hình dạng chữ chi. Cây ớt thường trở nên còi cọc, lá quăn, và bị khảm, và các lá già có thể phát triển những vùng hoại tử có hình dạng như lá sồi. Quả có thể bị dị hình và có những vòng đồng tâm hoặc vết đốm rõ rệt. Có thể rất khó để phân biệt chính xác những cây ớt nhiễm vi rút khảm dưa chuột cucumovirus với những cây bị nhiễm potyvirus. Nói chung, sự lây nhiễm vi rút khảm dưa chuột cucumovirus nghiêm trọng hơn lây nhiễm potyvirus. Tuy nhiên, những trường hợp lây nhiễm hỗn hợp thường rất phổ biến, và vi rút này và một hoặc nhiều potyvirus có thể lây nhiễm cho cây ớt một cách đồng thời.

NHẬN XÉT VỀ BỆNH

Vi rút khảm dưa chuột cucumovirus lan truyền từ cây này sang cây kia bởi sinh vật trung gian là rệp; nhiều loài rệp là những vật trung gian hoàn hảo. Rệp truyền vi rút khảm dưa chuột cucumovirus trong khi thăm dò các mô lá. Một khi rệp mang vi rút khảm dưa chuột cucumovirus, nó sẽ chỉ duy trì khả năng truyền loại vi rút này trong một thời gian ngắn (vài phút đến vài giờ); sự lan truyền của vi rút là cục bộ và rất nhanh chóng trong các ruộng ớt. Nói chung, sự lan truyền trong ruộng cây liên quan đến hoạt động tổng thể của rệp, chứ không phải sự hiện diện của các loài rệp xâm lấn.

Có một số biến dạng nguồn gây bệnh của loại vi rút này. Vi rút có một phạm vi vật thể chủ rộng lớn từ các cây trồng lá rộng cho đến các loài cây cỏ dại, và do đó, việc loại trừ các nguồn mang vi rút thường xuyên biến đổi không phải là một chiến lược xử lý khả thi.

XỬ LÝ

Hiện không có nguồn giống ớt kháng vi rút khảm dưa chuột cucumovirus nào. Những nổ lực đang được thực hiện để phát triển các giống ớt kháng bệnh, cả thông qua việc gieo trồng truyền thống lẫn bằng công nghệ sinh học. Việc loại bỏ các cây cỏ dại và sử dụng các tấm phủ phản quang để xua đuổi sâu bọ truyền bệnh có thể giảm sự tác động của loại bệnh này cho cây ớt.

Các chiến lược dùng thuốc hóa học là không hiệu quả. Các loại thuốc trừ sâu được hướng dẫn dùng để kiểm soát loài rệp trung gian không hiệu quả trong việc ngăn chặn loại vi rút này bởi vì chúng không thể giết chết rệp trước khi chúng truyền vi rút cho cây; tuy nhiên, người trồng ớt vẫn nên cố gắng quản lý số lượng sinh vật trung gian nếu có thể (để biết thêm thông tin, hãy xem RỆP HỒ ĐÀO XANH).

Nguồn: sưu tầm.