Chat hỗ trợ
Chat ngay

KỸ THUẬT CHĂM SÓC LAN DENRO CHUẨN NHẤT

Dendrobium là một giống lan có nhiều loài trong họ Orchidaceae giống gồm hơn 1.600 loài. Giống chiếm vị trí lớn nhất là Bulbopllyllum. Phân bố trên các vùng thuộc Châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và Úc Châu. Nếu như các nước Nam Mỹ tự hào về các loài thuộc giống Cattleya tuyệt đẹp của mình, thì các nước Đông Nam Á cũng hãnh diện vì có giống Dendrobium vô cùng phong phú.

Không có một dạng chung nhất về hoa, cây, cũng như cách trồng của giống Dendrobium với số loài quá lớn này. Điều kiện sinh thái cũng rất đa dạng, có nhiều loài chỉ mọc và ra hoa ở vùng lạnh, có loài ở vùng nóng, có loài trung gian. Cũng có loài thích nghi với bất cứ điều kiện khí hậu nào.

Thế giới Dendrobium là một thé giới vô cùng phức tạp, ngay sự ra hoa thuộc loài các giống cũng có 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau: một nhóm gồm các loài thuộc giống Dendrobium ra hoa vào đầu mùa mưa do quá trình khô hạn trong mùa nắng, nhóm khác ra hoa vào dịp Tết và hiện nay chưa được biết một cánh chắc chắn do ảnh hưởng của quang kỳ hay sự thọ hàn, hoặc do tác động hiệp trợ của cả 2 yếu tố.

1. Nhiệt độ, ẩm độ, tưới nước:

Giống Dendrobium gồm nhiều loài thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau. Có thể tạm chia Dendrobium làm 2 nhóm chính: nhóm ưa lạnh và nhóm ưa nóng.
Nhóm Dendrobium ưa lạnh sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ lý tưởng là 15°C gồm các giống được lấy từ các vùng cao nguyên của Việt Nam và Miến Điện trên cao độ 1000m ví dụ các loài Vảy cá (Dendrobium Linlleyi), Thủy Tiên Tím (Dendrobium amabile), Long nhãn kim điệp (Dendrobium fimbriatum). Các loài này nếu được trồng ở nhiệt độ cao hơn hoặc bằng 25°C, thì cây vẫn sống, nhưng phát triển yếu hơn và hiếm bao giờ ra hoa.

Nhóm Dendrobium ưa nóng, gồm đa số các giống Dendrobium rừng của Châu Úc, Indonêxia, Malaixia và các loài của giống Dendrobium lai hiện được trồng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, nhiệt độ thích hợp cho các hoài của nhóm này là 25°C. Tuy nhiên các giống Dendrobium lai chịu được một nhiệt độ cao hơn nhiều.

Ngoài ra còn có một nhóm Dendrobium trung gian có thể sống ở cả vùng lạnh và vùng nóng, những ở vùng lạnh cây sinh trưởng và ra hoa nhiều hơn ví dụ các loài Dendrobium Primulinum, Dendrobium fanmeri, Dendrobium chrysotoxum nhiệt độ lý tưởng của các loài này là 20°C.

Dendrobium cũng như đa số các giống lan khác chỉ phát triển tốt trong điều kiện không khí ẩm và thoáng, ẩm độ tương đối cần thiết là 70%. Cấu tạo giá thể quá ẩm và úng là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của giống Dendrobium vì có thể toàn bộ rễ bị thối và biểu hiện là các cây con mọc từ phần ngọn của thân.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, Dendrobium được trồng trong điều kiện ánh sáng nhiều hơn, 70% ánh sáng khoảng 20.000-30.000 lux, vì thế các loài thuộc giống này sẽ được tưới nước nhiều hơn Cattleya: 2 lần/ngày từ tháng 5 đến tháng 11, 3 lần ngày từ tháng 12 đến tháng 2 và 1 lần/ngày từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4.

Sự tưới nước 1 lần./ngày trong mùa nghỉ sẽ làm cho các giả hành của giống Dendrobium rụng lá và nhăn nheo nhưng điều chắc chắn xảy ra khi mùa mưa đến, những chồi non sẽ mọc lên rất nhanh và rất mạnh, các chồi hoa sẽ hình thành dần. Hoa sẽ nở trong thời gian 3 tháng sau khi mưa, và có thể kéo dài đến tháng 12.

Nếu phân bón là điều kiện quyết định sự ra hoa của Cattleya, thì sự thay đổi các điều kiện sinh thái trong mùa nẫng và mùa mưa là nguyên nhân chính quyết định sự ra hoa của các loài thuộc giống Dendrobium (một số loài khác thuộc giống này ra hoa vào dịp Tết sẽ nói rõ ở phần ánh sáng). Quá trình khô hạn trong mùa nghỉ từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 sẽ giúp cây dự trữ dưỡng liệu để chuẩn bị một mùa hoa hứa hẹn trong tương lai.

Khái niệm về mùa nghỉ đối với một số giống lan nói chung và giống Dendrobium nói riêng là hoàn toàn mới. Ở thành phố Hồ Chí Minh và các tình phía Nam, từ lâu các nhà vườn ở đây đều trồng lan không có mùa nghỉ.

Mùa nghỉ là thời gian tuyệt đối cần thiết đối với giống Dendrobium sự theo dõi trong 5 năm (1979 – 1983) cho thấy rằng đối với loài Dendrobium American Beauty, Dendrobium Pompadour… một thời gian nghỉ 2 tháng sẽ giúp cây lan đến tuổi thành thục và có thể thu hoạch từ 3 – 4 cành hoa, mỗi cành từ 20-25 hoa rất dễ dàng, một vấn đề mà các nhà trồng lan đang ao ước và đây cũng là mấu chốt giải quyết phẩm chất các cành hoa Dendrobium sẽ xuất khẩu trong tương lai.

2. Ánh sáng:

Dendrobium là giống ưa sáng, có thể trồng trong điều kiện ánh sáng trực tiếp hay khuếch tán ánh sáng hữu hiệu cho giống Dendrobium là 70%, vì thế giàn che với độ che sáng 30% dưới đất và 40% ở trên cao với cường độ ánh sáng từ 15.000-30.000 lux rất thích hợp cho sự phát triển của Dendrobium.

Các chậu Dendrobium được treo trong giàn không nên quá gần nhau, mà phải có khoảng cách 25cm cho các loài có dạng lớn và 15cm cho các loài có dạng nhỏ, nhằm mục đích tạo cho cây có đầy đủ ánh sáng và độ thoáng. Nếu có đầy đủ giống, ta nên trồng một loài Dendrobium đồng nhất trong giàn, hoặc nếu một giàn trồng nhiều giống khác nhau nên chọn những cây cùng kích thước (để sự phân bố ánh sáng được điều hòa) và những cây cùng tuổi (để việc sử dụng phân bón dễ dàng hơn).

Dendrobiun có thể trồng dưới ánh sang trực tiếp cây vẫn phát triển tốt, tuy nhiên để ngăn ngừa trường hợp cây bị bỏng lá, ta phải tập cho các cây thích nghi từ từ và các chậu khi trồng phải treo hơi khít vào nhau. Đối với các loài thuộc giống Dendrobium, phải nên nhớ, thà rằng cây bị bỏng lá vì thừa ánh sáng lơn là thiếu.

Thiếu ánh sáng đối với các loài thuộc giống này sẽ gây ra sự thoái hóa rõ rệt, số lượng hoa cũng rất ít, cây èo ọt. Trái lại, thừa ánh sáng đối với các loài thuộc giống Dendrobim, chỉ làm cho cây xấu đi vì lá quá vàng hoặc các giả hành trơ trụi, nhưng cây sẽ thích nghi dần và vẫn đảm bảo cây ra hoa nhiều và đẹp. Dù sao điều kiện ánh sáng lý tưởng vẫn cho kết quả tối nhất.

Ngoài ra thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày là điều kiện quyết định sự ra hoa của một số loài chịu ảnh hưởng bởi quang kỳ, ví dụ: lan Giá hạc, Long tu, Kim điệp chỉ ra hoa với điều kiện ánh sáng có thời gian chiếu ít hơn 10 giờ trong ngày. Tuy nhiên, một giả thiết khác cần được nghiên cứu cung có thể các loai hoa này ra hoa do sự thọ hàn vào tháng 12. Loài lan Thạch hộc chỉ cần bị lạnh trong vài giờ, cây sẽ trổ hoa sau 1 tuần lễ.

3. Nhu cầu phân bón:

Phải nhớ rằng Dendrobim thân đứng là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao, vì thế chúng cần rắt nhiều phân bón và có thể dùng rất nhiều dạng phân bón khác nhau.Còn các loại Dendrobium thân thòng ăn phân yếu phải dùng nồng độ thật loãng. Phân heo có thể dùng rất tốt bằng dạng tưới pha thật loãng hay phân khô vò chặt thành từng viên dài đặt phía trên bề mặt giá thể.

Phân bánh dầu khô cung được dùng hữu hiệu bằng cách ngâm nước rồi pha thật loãng để tưới hay dùng thắng từ viên bánh dầu khô: dùng đầu ngón tay đặt cách xa giả hành khoảng 5cm. Rễ lan sê hấp thụ dần dần các dưỡng chất được phóng thích qua quá trình tưới nước. Một số các loại phân hữu cơ khác cũng được dùng như phân tôm cá, phân trâu bò khô…

Các loại phân vô cơ được dùng, thường có công thức 30-10-10 dùng 3 lần/1 tuần với nồng dộ 1 muỗng cà phê/4lít. Trong suốt mùa tăng trưởng (từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 1) một tháng trước khi bước vào mùa nghỉ (trong suốt tháng 2) ta bón phân 10-20-30 làm 2 lần/1 tuần để tạo một sức chịu đựng cho cây trước khi bước vào mùa nghỉ.

Trong mùa tăng trưởng nếu cây có nụ hoa, ta thay phân 30-10-10 bằng phân 10-20-20 với chu kỳ bón như trên cho đến kho hoa tàn. Trong mùa nghỉ hoàn toàn không bón phân. cho Dendrobium, hay đúng hơn giảm và không bón phân cho Dendrobium khi cây hoàn tất thời kỳ tăng trưởng hằng năm của nó. Thường Dendrobium hoàn tất thời kỳ tăng trưởng vào tháng 9 đến tháng 10 khi mà những lá cuối cùng của nó thấy được trên đỉnh giả hành và thân.

Thời kỳ tăng trưởng hoàn tất, bạn giảm nước tưới và thức ăn từ từ cho đến khi không còn gì nữa trong một thời gian chừng 4 tuần, vào lúc này cây cần càng nhiều ánh nắng càng tốt- phối hợp Với điều kiện khí hậu tháng 12 ngày ngắn và nhiệt độ mát – những giống thay lá hằng năm chuẩn bị rụng lá để hình thành phát hoa.

Các giống không thay lá ít biểu lộ hơn và thường chỉ rụng một đến hai lá ở các giả hành và thân già ít khi các nhà vườn trồng lan, dùng các loại phân riêng rề, thường phân bón được dùng ở dạng hỗn hợp gồm vô cơ, và đôi khi những chất phụ gia là các loại sinh tố và các nguyên tố vi lượng.

Mặc dù các loài thuộc giống Dendrobium cần và sử dụng rất nhiều phân bón, nhưng bạn phải cẩn thận, phân bón chính là con dao hai lưỡi, lạm dụng phân bón dù là phân hữu cơ cũng đưa đến tác hại, kết quả cuối cùng là sự chết. Bạn có thể giảm nồng dộ phân bón theo tỷ lệ, để rút ngắn thời gian tưới giữa 2 lần, nhưng nếu tăng nồng độ phân bón, nhằm mục đích kéo dài thời gian giữa 2 lần tưới là một ý nghĩ sai lầm.

4. Cấu tạo giá thể:

Giá thể của Dendrobium có cấu tạo tương tự như các loài thuộc giống Cattleya, nghĩa là chậu phải thật thoáng và không úng nước. Tuy nhiên do bản năng sinh học và cấu trúc thực vật với giả hành có thân, các loài thuộc giống Dendrobium có thể dùng giá thể hơi ẩm hơn Cattleya chút ít nhưng không được làm thối căn hành.

Vì thế một số loài Dendrobium có thể phát triển trên các giá thể là xơ dừa hay cá quả dừa, dùng như một cái chậu chứa sẵn giá thể. Tuy nhiên nếu giá thể là xơ dừa phải hạn chế số lần tưới nước, nếu chậu là quả dừa nguyên phải cưa phần đáy, nếu không cây bị thối vì quá ẩm. Cũng có thể trồng cây lan Dendrobium với căn hành cách đáy chậu khoảng 3cm, rồi rải thật thoáng xung quanh căn hành một số rễ lục bình giặt sạch. Với cách trồng này thì kích thước chậu và cây phải thật tương xứng. Tuy nhiên, giá thể than và gạch vản tỏ ra hiệu quả nhất.

5. Mùa nghỉ:

So với Cattleya, mùa nghỉ của các loài thuộc giống Dendrobium, cần thiết hơn nhiều. Mùa nghỉ của Dendrobim quyết định phẩm chát hoa trong mùa mưa đến. Tùy địa phương việc chọn thời gian nghỉ Dendrobium có khác nhau, riêng ở thành phố Hồ Chí Minh mùa nghỉ của Dendrobium nên bắt dầu từ tháng 3 đến cuối tháng 4.

Một câu hỏi được đặt ra là, các loài của giống Dendrobium sau khi hoàn thành giả hành, một chồi mới được phát sinh ngay lúc bắt đầu sự nghỉ ngơi, bạn phải giải quyết như thế nào ? Theo chúng tôi, nếu chồi còn nhỏ, mắt chỉ hơi phồng lên, có thể giảm bớt nước tưới và mang vào một nơi khô và mát.

Nếu chồi đã lớn trên 5mm, ta phải duy trì lượng nước tưới và phân bón để đảm bảo cho cây phát triển bình thường cho đến khi chồi trưởng thành và hình thành một giả hành hoàn chỉnh. Ta sẽ cho cây nghỉ ngơi với thời gian muộn hơn để cây lấy lại sức, nếu không chồi non này sớm muộn cũng sẽ bị lụi và xem như cây lan đã mất đi một mắt để hình thành một hướng (lead) mới.

6. Thay chậu và nhân giống Dendrobium:

Dendrobium là một giống lan rất nhạy cảm khi cấu tạo giả thể không thích hợp cho việc phát triển của nó và biểu hiện là, một số cây con mọc trên ngọn thân của các giả hành. Khi có điều này xảy ra bạn phải tiến hành thay chậu , vì chắc chắn các giá thể trong chậu đã bị hư. Hiện tượng này là do cấu tạo một giá thể quá ẩm như xơ dừa.

Chỉ một thời gian ngắn thay giá thể, xơ dừa bị mục và lắng xuống đáy chậu tạo thành một lớp mùn úng nước. Chính vì thế các rễ hoàn toàn trong điều kiện úng thủy sẽ bị thối toàn bộ. Ngoài ra chính lớp mùn là điều kiện sinh sống thuận lợi của các côn trùng. Các loài này tác động cùng với sự bất lợi vì thừa nước, cắn phá toàn bộ rễ của cây lan. Do bản năng sinh tồn cây lan sẽ phản ứng bằng cách mọc ra một số cây con trên ngọn để duy trì nòi giống.

Quan sát hiện tượng các cây con mọc trên chồi ngọn cũng sẽ giúp các nhà vườn kiểm tra xem cách trồng như thế đã hợp lý chưa ? Nhất là về điều kiện nước tưới và bón phân. Ngoài ra với chu kỳ 2 năm một lần, ta nên thay chậu vì trong quá trình sinh trưởng, ít nhiều chậu bị đóng rêu, giá thể bị hư hao, cây mất cân đối.

Việc thay chậu cũng tiến hành tương tự như Cattleya. Dendrobium và Cattleya rất giống nhau về vấn đề nhân giống, nghĩa là cũng cắt từng 3 tép một và các trình tự tiến hành cũng như Cattleya, nhưng mùa nghỉ của Dendrobium là 2 tháng. Vì thế ta phải cắt Dendrbium thành từng đoạn 3 tép trước Cattleya 1 tháng.

Các cây con mọc trên ngọn thân thì phương pháp nhân giống đơn giản. Bạn tách rời cây con khỏi thân cây mẹ bằng một vết cất chỗ tiếp giáp. Một số người sợ rằng, với cách cắt nhu trên cây sẽ không đảm bảo tỷ lệ sống, nên vội vàng cắt thêm một đoạn thân cây mẹ.

Thật ra không có sự khác biệt nhiều về sự tăng trưởng giữa cây cắt ngay chỗ tiếp giáp và cây cắt với một đoạn thân cây mẹ. Do đó một việc làm như vậy là lãng phí, vì trên đoạn thân cây mẹ này có thể cho thêm vài cây con nữa trong tương lai. Thực tế chứng minh rằng với 1 giả hành Dendrobium, nhiều khi có thể cho đến 15 cây con.

Điều quan trọng là nên cất cây con vào thời điểm nào? Đối với các loài Dendrobium mạnh như Dendrobium Caesar Alba, Dendrobium Caesar Latil, Dendrobium Popadour có thể cắt cây con, khi giả hành cây con trưởng thành, mọi sự cắt quá non đều cho những kết quả không tốt. Đối với các loài yếu hơn như Dendrobium Jacqueline Thomas, Dendrobium Theodore Takiguchi… ta có thể đợi cây con mọc thêm một giả hành mới, thì việc nhân giống bảo đảm hơn.

Bạn nên có sự chọn lựa thật kỹ càng: nếu để cây con, thì cây mẹ sẽ yếu sức và ngược lại việc lấy cây con quá non sẽ có. tỷ lệ tử vong cao. Tùy hoàn cảnh và ý định sẽ giúp bạn có một suy xét hữu hiệu nhất. Ngoài ra Dendrobium là giống giả hành có thân, vì thế hư các mắt ngủ của căn hành không gây sự chết tuyệt đối Ở cây như giống Cattleya và chính nhờ hiểu biết này, bạn có thể nhân giống các giống Dendrobium quí một giả hành duy nhất vẫn đảm bảo cây sống.

Cực đoan hơn, Dendrobium có thể nhân giống bằng cách cắt từng đoạn thân mang khoảng 2 mắt một, nhúng 2 đầu đoạn cắt, vào parafin hoặc bôi son, vôi… Đặt các đoạn nằm ngang, trên mặt cát ẩm, che lại bởi một lồng kính, ba ngày phun một lần dung dịch urê, 1 muỗng càphê/4 lít nước, cộng thêm cả sinh tố B1, với một nồng độ 10 phần triệu (10 ppm) trong thời gian 2 tuần liên tục. Sau đó chỉ phun mỗi dung dịch nửa muỗng cà-phê trong 4 lít + sinh tố B1 cho đến khi cây mọc các cây con. Phun hàng tuần trong các tuần kế tiếp.

7. Sâu bệnh và các vấn đề khác:

Vì lan Dendrobium cần được bón nhiều loại phân hữu cơ khác nhau và môi trường xơ dừa sẽ mục nát sau một thời gian ngắn được trồng. Đây là 2 nguyên nhân gây ra nhiều sâu bệnh hại cho các loài dán và cuốn chiếu cắn phá rễ trong giá thể.

Một loại rệp dính màu vàng, kích thước rất bé khoảng đầu tăm, thường xuất hiện trên bề mặt lá. Loại này tác hại trên cây qua việc hút nhựa. Đối với các loài côn trùng cắn phá Dendrobium thì loại trừ chúng tương đối dễ dàng bằng Serpa, Bassa, nồng độ 1/500.

Mặc dù Dendrobium là cây kháng bệnh rất mạnh, tuy nhiên cây vẫn bị nấm và virut tấn công, nếu điều kiện vệ sinh quá kém. Nguy hiểm nhất là bệnh khô thân gần gốc và giả hành do một loài virut xâm nhập, làm cho các giả hành bị khô và chết. Đây cũng là một trong những nguyên do làm cây mọc cây con trên ngọn thân. Có thể ngừa bệnh cho giống Dendrobium với khoảng cách dài hơn Cattleya là nửa tháng xịt 1lần bằng các loại thuốc ngừa nấm Topsil, Zineb, Bencmyl với nồng độ 1/400.

8- Những điều cần lưu ý:

Cây lan Den. hercoglossum (hồng câu) sau 1-2 năm sẽ rụng hết lá để ra hoa hay cây non.Hoa sẽ tàn sau 2-3 tuần. Lan chịu nước vào mùa hè, bớt tưới nước vào mùa đông.

Những cây Den. anosmum (dã hạc), lituiflorum, pulchellum, lowianum, finlayanum, heterocarpum, parishii, pieradii, nobile (Thạch hộc), tortile, chrysanthum, wardianum sẽ rụng lá trước và khi đang ra hoa. Cần tưới nhiều nước vào mùa hè và mùa đông thì bớt tưới.

Những cây Den. amabile, chrysotoxum (Kim điệp), farmeri, densiflorum, moschatum (Thái bình), thyrsiflorum (Thủy tiên), brymerianum, fimbriatum, lindleyi không rụng lá và xanh tốt quanh năm. Những cây thuộc loại này đừng bao giờ để khô.

Những cây lan có thân hình dáng như củ khoai và hoa màu vàng thường hay bị những con ong vò vẽ và chuột đến viếng thăm, cắn phá do vậy nên cẩn thận bảo vệ.

Tất cả những yếu tố trên đây là điều cần thiết cho cây lan nói chung. Muốn cho cây được tốt, đẹp, lâu bền hơn chúng ta phải học hỏi, nghiên cứu làm sao ở chỗ chúng ta nuôi trồng có một khí hậu, nước tưới, độ ẩm, ánh sáng, gió…, phân bón giống như môi trường nguyên thủy của mỗi loại cây. Từ đó hy vọng bà con và các bạn sẽ thành công mỹ mãn trong việc nuôi trồng những giống lan Việt Nam.

Đối với vườn Lan các bạn cần chú ý tới lưới che nắng có thể tham khảo Lưới che nắng cho Lan

Để kiểm tra độ ẩm các bạn tham khảo thiết bị kiểm tra độ ẩm đất , Máy đo độ phì nhiêu của đất, Máy đo pH đất

DIỆT TRỪ ỐC SÊN CHO HOA LAN

DIỆT TRỪ ỐC SÊN CHO HOA LAN


Ốc sên vỏ nâu, sên trần nhỏ và sên trần lớn, những con vật tưởng chừng vô hại, nhưng trên hoa màu nói chung và lan nói riêng, chúng đều gây ra các tác hại không nhỏ cho những cây lan trong vườn nhà bạn.

Đây là nổi lo của không ít nhà vườn trong mùa mưa này do sức phá hoại của ốc sên vô cùng ghê gớm. Thế có cách nào ngăn ngừa, hạn chế cũng như diệt trừ ốc sên làm hại lan không.

Một số đặc tính của ốc sên mà bạn cần biết:

Ốc sên vỏ nâu, sên trần nhỏ và sên trần lớn đều gây hại cho hoa lan vào buổi chiều tối, lúc trời mưa nhỏ hoặc thời tiếc ẩm thấp. Ban ngày, khi ẩm độ thấp hoặc khí hậu khô hạn các loại sên đều bò xuống khỏi dàn gian, chúng chui xuống núp dưới lớp cỏ hoặc khe đất, nơi ẩm ướt như gốc cây, đáy chậu. Ban đêm chúng mới bò ra tìm thức ăn.

Sau khi ngủ một thời gian vào mùa khô, ốc sên sẽ hoạt động  trở lại ngay sau những trận mưa đầu mùa. Trong mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) hàng năm là thời gian ốc sên phát triển sinh sôi nảy nở và gây hại nhiều nhất cho lan.

Các vị trí trên cây lan mà ốc sên thường phá hoại
Các loại ốc sên, nhớt  thích cắn phá rễ non của lan, chồi non, lá lan mới mọc ra và nhất là các phát hoa. Ốc sên có thể gây thiệt hại cho rễ lan, chúng cắn phá đầu rễ nòn làm cho lan ngừng phát triển.
Biện pháp phòng trừ ốc sên hại lan
1. Biện pháp diệt ốc thủ công, không độc hại môi trường

Chúng ta cần đặt vấn đề phòng ngừa ốc sên hại lan lên hàng đầu hơn là dùng thuốc diệt trừ chúng. Nếu làm tốt khâu này, thì bạn không cần phải lo lắng nhiều tới việc diệt trừ loài vật gây hại này. Hoặc có thế hạn chế sự phá hoại của chúng ở mức thấp nhất.

Chăm sóc kỹ vườn lan: Trong mùa mưa và những ngày u ám, làm sạch cỏ dại phía dưới vườn lan, đặc biệt trong mùa khô. Loại trừ ngay những nơi ẩn nấp của chúng vào ban ngày như đống gạch gỗ, những nơi ẩm ướt, lá cây rụng trong vườn …

Tìm và diệt hết ốc thủ công: Vào buổi chiều, tưới nước vào nơi tình nghi có ốc sên trú ẩn, vào ban đêm (khoảng 8 giờ tối) dùng đèn để bắt giết khi sên nhớt ra ăn  và vào lúc sáng sớm.

Đặt bẫy bắt ốc sên

Có thể dùng rau xanh hay cám đặt ở những vị trí có nhiều sên, nhớt để dẫn dụ chúng ra rồi bắt chúng.

Đặt bẫy ốc sên bằng các mảnh ván, giấy báo nhúng nước, vỏ dưa, vỏ táo, cành râm bụt có nhiều lá xanh (nhớ để cho héo), vỏ khóm, sơ mít … để dụ chúng đến ăn và bắt chúng.

Còn thêm một cách nữa là rắc vôi bột hoặc muối trên mặt đất để diệt ốc sên và sên trần, nhưng cần chú ý không được rắc trên chậu lan.

Quét mật ong loại tốt, còn mùi thơm. Chờ đến tối đặt hủ sành ra ngoài vườn, vị ngọt thơm sẽ dẫn bọn ốc sên vào hủ, sáng hôm sau chỉ việc tiêu huỷ chúng

Rải vôi bột trên mặt đất, trên kệ kê chậu, trên mặt chậu gần gốc cây, (khi hoa bắt đầu xổ bao) và rải quanh vườn lan 2 đến 3 tháng 1 lần.

Bảo vệ hoa lan tránh ốc sên ăn

– Để bảo vệ cành hoa, khi hoa sắp xổ bao, dùng một túm bông gòn cột chặt quanh gốc cành hoa, có thể dùng một tờ giấy cứng quấn quanh gốc cành hoa thành một cái phễu với phần đáy quay lên trên, dùng kim ghim tờ giấy cho chặt. Sên, nhớt bò lên theo cành hoa và lọt vào đáy phễu, chúng không thể tìm được cách bò qua thành phễu để lên phía trên nụ hoa.

2. Sử dụng thuốc BVTV diệt trừ ốc sên

Nếu tất cả các biện pháp thủ công đã được áp dụng, nhưng ốc sên vẫn sinh sôi phá hoại vườn lan của bạn thì biện pháp sau cùng phải dùng đến là thuốc BVTV. Để diệt trừ ốc bạn có thể dùng một số loại phân sau:

Phun dung dịch Booc-đô 1% vào gốc cây, bẹ lá, nách lá, cuống phát hoa. Chú ý: không phun trực tiếp lên hoa. Và chỉ nên dùng Booc-đô  1 lần / 1 tháng.

Sử dụng các loại thuốc trừ sên, nhớt như muối Arsenate, Methaldehyde… thường được chế tạo thành viên bã độc. Viên thuốc được đặt trên chậu gần chồi hoa. Sên, nhớt ăn phải sẽ chết trước khi tấn công cành hoa. Song cách này không được khuyến khích, do dùng  bã mồi diệt ốc bằng hoá học sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và vật nuôi quanh nhà

Bạn có thể dùng các loại thuốc dẫn dụ: Bolis ( 6G, 12G) ; Cửu Châu ( 6Gr, 12Gr ) và Pilot (10B, 15B). Các loại thuốc này thường được sử dụng dưới hình thức là rãi trên mặt đất, hoặc trộn với đất phân khi trồng cây.

Thời điểm nào trong ngày sử dụng các loại thuốc diệt ốc?

Đối với thuốc rải, nên rải lúc chiều mát, hay sau cơn mưa chiều, rải nhẹ trên mặt chậu hoặc xung quanh cây trồng, tối ốc sên bò ra ăn phải bả mồi sẽ bị chết hàng loạt.

Khi sử dụng bả mồi nên chia làm 2-3 đợt để tiêu diệt số lượng ốc còn lại. Ốc sên sinh sản rất nhanh nên sau cơn mưa phải đi kiểm tra nếu thấy ốc sên xuất hiện trở lại thì rãi thuốc tiếp tục.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

BÍ QUYẾT VÀ KINH NGHIỆM MUA LAN RỪNG

Lan rừng đẹp và có sức quyến rũ khó cưỡng lại với hầu hết với người yêu Lan, nhưng không phải ai cũng biết cách chọn cho mình được nhánh hay cụm Lan rừng như ý bởi món này kén người chơi, đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn và có kiến thức thực sự.

Bài viết này mình thấy khá hay và đầy đủ nên lấy về cho anh em xem để tích lũy thêm kinh nghiệm khi chọn mua lan rừng.

Chia sẽ cùng các bạn một số kinh nghiệm và 1 số thông tin về các cách lựa chọn lan rừng để mua không bị hố hàng.

Bí quyết 1 – Thường thì các bạn nên chọn 1 bụi, không nên chọn nhiều nhánh lẻ rất dễ chết.
Bí quyết 2 – Cái nữa là nên chọn bụi có nhiều giả hành non (nhiều hướng), nhiều người không để ý chọn bụi to nhưng toàn những cây già, những nhánh này đã ra hoa rồi chỉ còn tác dụng là trữ nước thôi.

Bí quyết 3 – Không cần lựa bụi nhiều rễ quá, về cũng phải cắt đi, do rễ này là rễ cũ ngoài tác dụng dễ ghép vào cây thì hầu như chẳng có ích gì nhiều.

Bí quyết 4 – Cuối cùng cũng như mọi lần là chúng ta nên biết ít nhiều về loại lan mình mua, và nếu có thể nên mua chỗ có uy tín, nếu không rất dễ bị “thuốc”.

—————————————————————-

Một số kinh nghiệm được chia sẽ bởi bạn ngocbich diễn đàn hoalancaycanh

Kinh nghiệm 1. Đối với 1 số loài như phi điệp, ý thảo, long tu, u lồi, ngọc thạch, phật bà, xoắn… nói chung là các loại lan thân dài, rễ nhỏ, mọc chùm: cần chú ý kỹ mắt ngủ ở gốc, không bị đen hay thúi, hư hoặc khô. vì mua về coi như vứt!
Rễ và lá ko cần chú ý kỹ lắm, nếu lá bị dập, rễ quá khô cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc sống chết của lan. nhưng làm tăng thêm kg => tốn tiền.
Thân cây phải không bị dập hoặc gãy quá nhiều.
Kinh nghiệm 2. Đối với các loài đơn thân rễ to như Ngọc Điểm, Cáo, Chồn, Hải yến, Hòa Hoàng…: 
Phải chú ý thật kỹ lá non nhất, xem có bị đốm đỏ, ủng thối hay khô đen hay không? vì nếu bị như vậy thì cây chỉ có chết ko sống được!
Chú ý thứ 2 là vào phần thân gốc(giáp ranh giữa cuống lá cuối cùng và gốc già khô) xem nó có bị gãy, dập hay không? vì nếu có thì cũng vứt!
Thứ 3, khi cầm thân cây lên tay, dùng 2 ngón tay xoay nhẹ như vê điếu thuốc lá, nếu cây tốt thì không có hiện tượng lá và thân lắc lư rời rạc! còn nếu có thì đừng mua, chết chắc đó!

Kinh nghiệm 3. Đối với các loài như kontum, sừng, vạch đỏ, trinh bạch, ngọc trúc…:
Chú ý thật kỹ vào gốc và rễ, xem thử có bị đen, xỉn vàng, đốm đen hay ko? nếu có thì cây ko bao giờ ra keiki, từ từ cũng sẽ chết.
Thứ 2 chú ý vào thân, bóp nhẹ vào thân đang bị úa màu hoặc có dấu hiệu chuyển màu hơi đỏ, nếu bóp thấy mềm => cây đã tiêu rồi.
Thứ 3 khi lựa mua lan thuộc nhóm này, cũng nên mua cụm nhiều, đừng mua cây rời rạc 2 3 nhánh!
Thứ 4 lá phải xanh, ko có dấu hiệu đen hoặc vàng.
Kinh nghiệm 4. Đối với các loại đại bạch hạc, bạch hỏa hoàng (bellatulum), kim điệp thơm, kim điệp thường, đơn cam… các loại lan thân nhỏ, rễ chùm, mọc theo chùm: đây là các loại lan cực kỳ khó trồng.
Nên mua mảng lớn, không mua mảng rời rạc.
Thân phải còn tươi, không khô héo hoặc dập.
Mua khi cây còn lá, lá cũng phải nhìn tươi tốt, không có dấu hiệu rách hoặc dập.
Bộ rễ phải còn nhiều, không bị cắt hoặc đứt dập.

Kinh nghiệm 5. Đối với các loại thủy tiên: đây là loài Bình yêu thích nhất vì cây rất khỏe, dễ sống, hoa đẹp và thơm!
Khi mua thì chỉ cần chú ý mắt ngủ thôi! Nếu các mắt ngủ tốt thì lấy ngay. 1 số người cẩn thận còn xem thân cây có mập tròn hay ko nữa mới lấy! Bộ rễ phải không bị gập.
Kinh nghiệm 6. Địa lan và lan hài: loại này cũng dễ trồng
Chú ý kỹ xem củ giả có bị dập hay không? Gốc có bị dập không?
còn mấy vấn đề còn lại chủ yếu ở lá non có bị úa hay úng không thôi!
Kinh nghiệm 7. Lan lọng, tục đoạn, thanh đạm: nói chung là rất rễ trồng
Chú ý mua nhánh có nhiều giả hành là tốt nhất.
Kinh nghiệm 8. các loại như vẩy rồng, vẩy rắn, trứng bướm…: các loại lan sống bám, thân sát vào gỗ.
Chú ý các củ giả không bị dập, mua mảng lớn càng tốt.
Trứng bướm thì chú ý lá và thân không dập là được! nhưng muốn kiếm loại này hơi khó!
Kinh nghiệm 9. Các loại thân mảnh như trúc mai, trúc mành…:
Chú ý thân có bị khô hay ko? có bị gãy gập hay không?
Các đốt thân có bị téc hay trầy không? vì keiki mọc ra đây!
Có rời rạc hay ko? vì nên mua theo chùm, rời rạc quá rất khó chăm sóc trong Sài Gòn.

CÁCH ĐỂ LAN RỪNG TRỔ BÔNG

CÁCH ĐỂ LAN RỪNG TRỔ BÔNG 


Ngày nay hoa phong lan đã trở thành loại hoa được chơi khá phổ biến trong nhân dân. Ngoài những loài được nhập khẩu từ một vài nước trong khu vực như Thái Lan… thì nhiều người chơi lan ở các tỉnh phía Nam vẫn thích lan rừng, vì chúng tương đối lạ mắt và có những nét đặc trưng riêng.

Tuy nhiên khi mua lan rừng về chưng chơi sau khi bông tàn muốn cây ra bông trở lại giống như những loại lan được nhập khẩu lại rất khó, nhiều người đã vứt bỏ hoặc cố gắng dưỡng chúng để “chơi lá”. Làm như vậy thì uổng phí quá. Sau đây chúng tôi xin mách các bạn cách làm cho lan rừng ra bông trở lại.

Như các bạn đã biết ở các tỉnh phía Nam có hai mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, cây lan sống trong các rừng cây ở đây trải qua rất nhiều thế hệ chúng đã quen với điều kiện thời tiết, khí hậu này. Những cây lan rừng sống được là nhờ rễ của chúng bám vào các thân cây khác trong rừng, chủ yếu hấp thu hơi nước từ không khí, nước và thức ăn từ các phần khô mục của vỏ hay thân, cành cây chết mà chúng đeo bám (giá thể).

Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hòa tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và ẩm độ trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng, cây lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngưng phát triển.

Khi mùa mưa đến cây lan bắt đầu chu kỳ phát triển mới, ra lá và ra bông mới… vì thế khi đem lan rừng về trồng ở vùng đồng bằng muốn chúng ra hoa chúng ta cũng phải tạo cho chúng một điều kiện sống tương tự như khi chúng còn sống trong rừng. Cụ thể là phải cho cây lan “nghỉ” vào mùa khô bằng cách không tưới nước một, hai tháng để cho cây lan bị khô héo, rụng lá y như trong điều kiện tự nhiên của chúng. Khi muốn cho lan ra bông thì tiến hành tưới nước, phun tưới phân trở lại cây lan sẽ mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ. Sau khi tưới nước, phun tưới phân khoảng ba tháng cây lan sẽ ra bông. Với những cây lan còn nhỏ vừa mới tách chồi từ cây mẹ thì không nên làm cách này vì cây dễ bị mất sức, còi cọc, không ra hoa vì bản thân những cây còn nhỏ này chưa tích lũy dự trữ được đầy đủ chất dinh dưỡng cây.

Nguồn: lanrung.com

2 KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG THÔNG THƯỜNG TRÊN CÂY PHONG LAN

KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG TRÊN CÂY PHONG LAN


 1. Giao phấn ( thụ phấn )

Giao phấn trong tự nhiên là hiện tượng thông thường, gần như bắt buộc đối với hầu hết các loài lan. Đó là nguyên nhân vì sao họ lan có số lượng chủng loại rất phong phú. Đó cũng là phương thức tồn tại, phát triển và tiến hoá ưu thế hơn cả của họ thực vật này trong hướng thụ phấn nhờ côn trùng. Việc giao phấn đều tạo ra những giống mới, qua chọn lọc, có những đặc tính hơn hẳn cây bố mẹ.

 Mời các bạn xem đoạn clip nhân giống lan tự nhiên lan ngọc điểm tại vườn lan của chúng tôi.

https://www.youtube.com/watch?v=oLh-NPEJfTI

2. Phương pháp chiết tách cây con (keiki)
 
Phương pháp này dùng để tách các chậu lan quá đầy, đồng thời làm tăng số lượng cây mới.
Các giả hành già được tách ra khi hoa đã tàn và chỉ tách khi đã trồng được từ 2 – 3 năm.
 
Giả hành già được ươm lại trên giá thể ẩm để tạo chồi con, các chồi con được nuôi cùng với giả hành cho đến lúc đã tạo ra rễ mới, đủ sức phát triển mới tách lần thứ hai. Từ một giả hành có thể cho mỗi đợt 1 – 2 cây con.
 
Phương pháp chiết tách đảm bảo được tính chất di truyền của cây bố mẹ nhưng lại cho một thế hệ cây con sinh trưởng không đồng đều nên khó cung cấp một số lượng cây con lớn để phục vụ cho nuôi trồng với quy mô lớn.
 
Bài viết sử dụng hình ảnh từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng (tìm hình bằng google).

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

 
 

 

CÁC LOẠI PHONG LAN ĐẸP VÀ QUÝ Ở RỪNG VIỆT NAM

CÁC LOẠI PHONG LAN ĐẸP VÀ QUÝ Ở RỪNG VIỆT NAM


Chúng được biết đến như loài hoa tràn đầy sức sống rất mạnh mẽ,sống bám trên những thân cây.

Được trải rộng trên một diện tích lớn từ địa đầu móng cái xuống tới những khu rừng ngập mặn vẫn còn tìm thấy hoàng thảo.

Hiện nay phong lan rừng  tại Việt Nam có khoảng hơn 750 chủng loài ‘ theo Phạm Hoàng Hộ – 1993’ với nhiều nét đặc trưng khác nhau.

Với sự phong phú về chủng loại cũng như màu sắc như thế, khó có thể miêu tả được hết những đặc điểm riêng của chúng. Vì thế runglan.com xin giới thiệu một số loài phong lan có hoa đẹp, có nhiều người sưu tầm, có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

Lan Móng rùa

Dendrobium cretaceum-Long tu Lào – Hoàng thảo vôi

Hoa nhiều lông ở cánh và lưỡi, thơm mùi hoa nhài; thường có 2 màu hoa tím và trắng, trên lưỡi hoa có các tia đỏ chạy ra từ họng.
Thân rất giống primulinum -Long tu với các bớt lõm trên thân, nhưng thường thì giống này  các đốt ngắn hơn, thân to hơn; thân có phủ nhiều lớp vỏ phấn thường hay bị bong tróc lớp vỏ này,cho nên được gọi là hoàng thảo vôi.

Long tu lào

Dendrobium crepidatum-Hoàng thảo Long tu đá
rễ rất nhỏ thường tạo thành búi, lá mỏng,Thân ngắn, có màu xanh với các sọc trắng do bẹ lá khô tạo thành chạy nối từ mắt nọ đến mắt kia của thân

Dendrobium Secundum-Báo hỷ

Dendrobium Crumenatum-Bạch câu

Dendrobium bellatulum-Bạch hoả hoàng

Den findlayanum-Chuỗi ngọc Điện Biên

Dendrobium aberrans được  miêu tả khoa học đầu tiên năm 1912.

Nguồn: Runglan.com

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

BÍ QUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỒNG PHONG LAN RỪNG VIỆT NAM

BÍ QUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP

TRỒNG PHONG LAN RỪNG VIỆT NAM


Vẻ đẹp kiêu sa của hoa lan đã làm mê hoặc biết bao nguời. Hoa lan Việt Nam có rất nhiều chủng loại, mỗi loại mang một vẻ đẹp khác nhau, hương thơm lại quyến rũ, không thua kém gì những loại hoa lan khác trên thế giới.

Với dáng dấp mảnh mai, hay cứng cáp, lá to hay lá nhỏ, thân đứng hay thân thòng, hình thể cây lan bám trên cành cây hốc đá thường gợi cho giới thưởng ngoạn một ấn tượng nào đó. Có người cho đó là sự tượng trưng cho phần hồn của cây lan.

Nhưng nếu cứ nhìn ngắm cây lan trồng trong chậu, mãi mãi cũng quen mắt. Trồng trong giỏ gỗ hay cành cây nhiều quá thành ra cũng nhàm chán.
xin giới thiệu thêm một vài phương cách trồng lan khác nữa để chúng ta cùng tham khảo.

Vật dụng dùng để trồng lan đa phần là những vật dụng đã có sẵn trong thiên nhiên, hay được sản xuất dưới dạng thủ công, để phục vụ đời sống thường ngày. Với những vật dụng đó, nếu chúng ta biết tận dụng để tạo ra hình dáng và kết hợp với những cây lan yêu thích, sẽ trở thành một tác phẩm hoa lan yêu thích.

Có 4 thứ có thể trồng lan rất tốt mà lại đẹp về phần mỹ thuật:

XẾP HÌNH KHÚC CÂY
Chỉ cần chọn thứ gỗ lâu mục như ổi, chanh, cam rồi xếp thành hình cho mỹ thuật. Dùng đinh, dây kẽm hay dây thừng cột lại và buộc những cây lan nhỏ lên trên bằng sợi dây nylon câu cá .

GỖ LŨA

Gỗ lũa là một loại gỗ đã chết lâu năm, vô tình tạo nên những hình dáng kỳ thú, thu hút biết bao nhiêu người. Gỗ lũa rất cứng, không mối mọt nào ăn được, không bị cong vênh hay bị ảnh hưởng của mưa nắng. Gỗ vùi sâu dưới đất giữ nguyên màu gỗ nguyên thủy, gỗ lũa ngâm trong bùn nước có màu đen như mun. Nhưng gỗ lũa phơi trước nắng gió là loại có những đường vân sóng rất đẹp.

Gỗ lũa khi mang về cần cạo bỏ hết những phần mục, và phần đất cát bám vào những hang hốc. Sau đó chúng ta chọn vị trí thích hợp để cây lan lên, khi chon vị trí trồng lan chúng ta cần nhớ những điểm sau:
Không nên che những hang hốc, hay những vết sẹo (sẹo ở đây là những cái mắt cây, có thể lồi lỏm khác nhau) vì đó là điểm nhấn mạnh để làm cho cây lan thêm phần nổi bật. Có rất nhiều loại lan mà ta có thể trồng lên gỗ lũa, nhưng ta chỉ chọn một số loại lan có rễ to như: Aerides houlettiana, Christensionia vietnamica, Cleisostoma v.v… tuỳ theo gỗ lũa lớn hay nhỏ mà ta chọn loại lan cho phù hợp. Ngoài những loại lan nói trên chúng ta cũng có thể trồng nhiều loại lan khác tuỳ theo sỡ thích của mỗi người.