Chat hỗ trợ
Chat ngay

CÓ CÁCH NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SÂU BỆNH VÀ NGĂN CHẶN CHÚNG LAN RỘNG?

CÓ CÁCH NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SÂU BỆNH VÀ NGĂN CHẶN CHÚNG LAN RỘNG?

Sâu bệnh là một trong những vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại đáng kể đối với nông nghiệp và sản xuất nông sản. Để bảo vệ cây trồng và đảm bảo năng suất, việc phát hiện sớm sâu bệnh và ngăn chặn chúng lan rộng là rất quan trọng. Dưới đây là các phương pháp và biện pháp hiệu quả để thực hiện điều này:

PHÁT HIỆN SỚM SÂU BỆNH

Kiểm tra thường xuyên và chăm sóc cây trồng:

Thói quen kiểm tra thường xuyên cây trồng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của sâu bệnh như sự thay đổi màu sắc lá, sự suy yếu của cây, hay dấu vết trên quả.

Sử dụng công nghệ hiện đại:

Áp dụng công nghệ như hình ảnh kỹ thuật số, drone và cảm biến để kiểm tra quy mô lớn và phát hiện sớm các vấn đề trên cây trồng.

Giám sát điều kiện thời tiết và môi trường:

Những thay đổi nhanh chóng trong thời tiết có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bệnh. Theo dõi chính xác các yếu tố này sẽ giúp bạn phát hiện sớm các rủi ro.

NGĂN CHẶN CHÚNG LAN RỘNG

Phương pháp sinh học:

Sử dụng vi sinh vật có lợi hoặc đối thủ tự nhiên để kiểm soát sâu bệnh mà không gây hại cho môi trường và con người.

Ứng dụng phương pháp hóa học:

Sử dụng thuốc trừ sâu an toàn và hiệu quả để tiêu diệt sâu bệnh khi chúng đã xuất hiện và lây lan.

Quản lý cảnh quan và sinh thái:

Tối ưu hóa môi trường sống của cây trồng để làm giảm khả năng phát triển và lây lan của sâu bệnh, ví dụ như sắp xếp cây trồng để tối đa hóa ánh sáng và thông gió.

Việc phát hiện sớm sâu bệnh và ngăn chặn chúng lan rộng không chỉ giúp bảo vệ nông sản mà còn giảm thiểu chi phí và tác động đến môi trường. Bằng cách kết hợp các phương pháp kiểm soát hiệu quả và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, nông dân có thể duy trì và nâng cao năng suất một cách bền vững.

=> BẠN ĐÃ SẴN SÀNG KHÁM PHÁ SẢN PHẨM CỦA CTY HOINONGDANVIETNAM.COM ĐẦY TIỀM NĂNG NÀY CHƯA? MAP GREEN 6SL – BÍ QUYẾT BẢO VỆ MÙA MÀNG BỀN VỮNG

 GIỚI THIỆU VỀ THUỐC TRỪ SÂU MAP GREEN 6SL 

MAP GREEN 6SL

Thuốc trừ sâu Map Green 6SL là một trong những giải pháp hiệu quả được ứng dụng trong nông nghiệp để bảo vệ cây trồng khỏi các loại sâu bệnh gây hại. Được phát triển dựa trên công nghệ tiên tiến, Map Green 6SL không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn đảm bảo an toàn cho cây trồng và môi trường.

THÀNH PHẦN

Thuốc trừ sâu Map Green 6SL chứa các thành phần chính sau:

Hoạt chất chính:

Thành phần hoạt chất có tác dụng tiêu diệt hiệu quả sâu bệnh trên cây trồng mà không gây hại cho sức khỏe con người và động vật.

Các phụ gia:

Các thành phần khác như phụ gia, dung môi và chất điều hòa đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của thuốc.

CÔNG DỤNG

MAP GREEN 6SL

Tiêu diệt sâu bệnh hiệu quả:

Thuốc Map Green 6SL có khả năng tiêu diệt nhanh chóng và hiệu quả các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng như bọ xít, sâu cuốn lá, sâu bướm…

Bảo vệ cây trồng: Giúp bảo vệ cây trồng khỏi sự phát triển của sâu bệnh, từ đó đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

MAP GREEN 6SL

Liều lượng và phương pháp sử dụng:

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, pha loãng thuốc đúng tỉ lệ với nước và phun đều lên cây trồng theo định kỳ.

Thời điểm sử dụng:

Áp dụng thuốc vào thời điểm phù hợp trong quá trình phát triển của cây trồng và theo chỉ dẫn của chuyên gia nông nghiệp.

Biện pháp an toàn:

Đảm bảo các biện pháp bảo vệ cá nhân và môi trường khi sử dụng thuốc trừ sâu để tránh nguy cơ gây hại không mong muốn.

KẾT LUẬN

Thuốc trừ sâu Map Green 6SL không chỉ là một công cụ hữu ích trong quản lý sâu bệnh mà còn là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả cho nông dân và người chăn nuôi. Việc áp dụng đúng cách và theo hướng dẫn sử dụng sẽ giúp nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường nông nghiệp một cách bền vững.

Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM – hoinongdanvietnam.com

HOTLINE: 0776 400 038

CHÚC CÁC KỲ THÀNH CÔNG

————————————————————————————

PHÂN THUỐC VIỆT NAM

NATIVO + ANTRACOL = PHƯƠNG THỨC TRỪ BỆNH HỮU HIỆU CHO CÂY TRỒNG – AGRICULTURE HỘI NÔNG DÂN VIÊN NAM

Hiện nay do tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, nóng lạnh thất thường, nhiều bệnh hại lúa sẽ có nguy cơ phát triển phá hại nặng trên diện rộng. Để giúp người sản xuất lúa lựa chọn thuốc phòng trừ bệnh hại kịp thời, đạt hiệu quả nâng cao năng suất và chất lượng gạo, giảm chi phí sản xuất, chúng tôi xin giới thiệu 2 loại thuốc phòng trừ bệnh hại cây trồng của Công ty Bayer.

1- Nativo 750 WG – thuốc trừ nấm thế hệ mới

NATIVO

– Nhờ sự kết hợp chặt chẽ của 2 hợp chất Trifloxystrobin và Tebuconazol, với sức mạnh tổng hợp, thuốc Nativo 750WG thách thức mọi nấm bệnh. Do đặc tính tiếp xúc và lưu dẫn cao, có tính lan toả trong mô cây rất mạnh nên thuốc nhanh chóng bảo vệ cả 2 mặt lá cây, kể cả các bộ phận khác của cây ở bên trong lẫn bên ngoài dù không được tiếp xúc với thuốc. Vì vậy thuốc có tác dụng tối ưu, phòng và trừ triệt để, tận gốc tất cả các bệnh nấm hại cây trồng. Đây là thuốc đặc trị phổ rộng không chỉ phòng, trừ các loài nấm bệnh trên cây lúa mà còn phòng trừ được hầu hết các loài nấm gây bệnh trên các cây trồng khác như dưa hấu, cà phê, xoài, đậu các loại…

– Thuốc có tác động ức chế mạnh quá trình sinh tổng hợp Ergosterol (do hoạt chất Tebuconazol) và quá trình hô hấp của các nấm gây bệnh (do hoạt châtTrifloxystrobin) làm nấm bị tiêu diệt nhanh chóng song không làm ảnh hưởng đến cây trồng. Thuốc có tính an toàn cao, ở dạng bột thấm nước rất dễ sử dụng, có liều lượng sử dụng thuốc thương phẩm trên một đơn vị diện tích rất ít (chỉ 0,12 kg/ha lúa). Nativo 750WG tác dụng đặc trị đồng thời tất cả các bệnh nấm chủ yếu hại lúa như bệnh đạo ôn (lá và cổ bông), bệnh khô vằn, bệnh vàng lá, bệnh lem lép hạt… cũng như các bệnh nấm hại cây trồng khác.

2- Antracol 70WP – thuốc trừ nấm bổ sung vi lượng kẽm

ANTRACOL

– Thuốc trừ nấm bệnh tiếp xúc, có tác động đa điểm lên tế bào của nấm gây bệnh vì vậy nấm rất khó kháng thuốc đồng thời thuốc có tác dụng bảo vệ cây trồng ví như người chiến binh ngày xưa mặc bộ áo giáp kẽm.

– Nhờ có vi lượng kẽm dễ tiêu bổ sung nên thuốc Antracol 70WP có tác dụng kích thích mạnh sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa (kể cả cây trồng khác) dẫn đến làm lá lúa xanh hơn, cứng cây, bộ lá thẳng đứng cho đến khi cây lúa trỗ, đồng thời làm tăng khả năng chống chịu tất cả các bệnh. Đặc biệt thuốc này kích thích bộ rễ cây lúa phát triển rất mạnh, rễ nhiều hơn, dài hơn do đó khắc phục tốt bệnh vàng lá – thối rễ lúa.

Đặc biệt sự nếu kết hợp phun Nativo 750 WG + Antracol 70WP có thể giải quyết phòng trừ triệt để các bệnh nấm hại cây lúa từ đầu đến cuối vụ.

NATIVO + ANTRACOL

*Qui trình phòng trừ các bệnh nấm hại lúa suốt cả vụ có thể thực hiện đơn giản, ngắn gọn bằng công thức 3N + 2A (3Nativo + 2Antracol ), cụ thể như sau:

– Giai đoạn 1: Phun Nativo 750WG + Antracol 70WP (khoảng thời gian 30-40 ngày sau khi gieo) để phòng trừ các bệnh vàng lá, đạo ôn, khô vằn… đồng thời có tác dụng dưỡng lá, nuôi đòng.

– Giai đoạn 2: Phun kết hợp 2 thuốc như trên (khoảng thời gian 50-70 ngày sau khi gieo) để phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, khô vằn, lem lép hạt… đồng thời có tác dụng giúp cây lúa trỗ đều, dưỡng hạt.

– Giai đoạn 3: Chỉ phun Nativo 750 WG có tác dụng phòng trừ lem lép giúp hạt lúa no nặng, sáng bóng.

Như vậy trong điều kiện thời tiết không quá biến đổi, chỉ cần 2 lần phun kết hợp thuốc Nativo 750WG + Antracol 70WP và 1 lần phun Nativo 750WG có thể bảo vệ cây lúa suốt cả vụ, làm giảm chi phí, tăng năng suất thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline: 0919.817.033
Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Zalo và hotline đặt hàng: 0877552373

==> XEM THÊM TẠI ĐÂY:

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TRỊ SƯƠNG MAI GÂY HẠI TRÊN CÂY NHO- CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI

BIOTED 603 SP-CAT 1LÍT/CHAI – PHÂN BÓN LÁ NPK SINH HỌC – CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ TRÊN NHÓM CÂY CÓ MÚI – AGRICULTURE HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Những năm gần đây, Cây có múi được xem là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều bà con nông dân, và vì vậy diện tích cây có múi ở Việt Nam hiện nay cũng tăng lên đang kể. Tuy nhiên, sự gia tăng về diện tích cũng như mật độ thâm canh khiến nhiều nhà vườn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Một trong những thách thức lớn của nhiều nhà vườn hiện nay là bệnh Vàng lá thối rễ. Theo nhiều nhà vườn cho rằng, bệnh này đang phát triển nhanh chóng và rất khó kiểm soát khi phát hiện cây bệnh.

1. Tác nhân:
Bệnh vàng lá thối rễ do nhiều tác nhân gây ra, gồm các loài nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium và Tuyến trùng. Trong đó, tác nhân chính là nấm Fusarium solani và Tuyến trùng. Tuyến trùng tấn công làm rễ tổn thương sau đó nấm Fusarium tấn công vào rễ cây thông qua vết thương hở của Tuyến trùng để lại.
2. Triệu chứng gây hại:
Trên lá:
     Lá bị vàng cả phiến lá và gân lá, có thể vàng một vài nhánh hay trên toàn cây, lá vàng dễ bị rụng. Chất lượng trái kém và bị rụng sớm.
 

BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ 1

Trên rễ:
     Rễ bị sưng sau đó bị thối, khi đào rễ cây bị nhiễm bệnh quan sát rễ có mùi hôi và phần vỏ dễ bị tách khỏi phần lõi rễ.
 

BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ

3. Biện pháp phòng trị: 
Thời điểm xử lý: Ngay khi bệnh xuất hiện, tưới 03 lần mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày hoặc khi thấy điều kiện thời tiết cho bệnh thuận lợi phát triển (từ mùa mưa chuyển sang mùa nắng hoặc từ mùa nắng sang mùa mưa) hay có thể phun ngừa mỗi lần xử lý ra đọt (tương ứng với các lần ra rễ mới)
Phương pháp xử lý:
– Phòng bệnh: Xử lý định kỳ 20 – 30 ngày/lần.
– Trị bệnh: Xử lý liên tục 4 – 5 lần, cách nhau 7 ngày. Sau đó, xử lý định kỳ 20 – 30 ngày/lần.

BÀ CON NÔNG DÂN PHỐI CẶP THUỐC AGRI FOS 700SOSIM 300SC

1.AGRI FOS 700

CLICK VÀO AGRI FOS 700  ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM

AGRI-PHOS 700

2.SOSIM 300SC

SOSIM 300SC

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline: 0919.817.033
Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI
Zalo và hotline đặt hàng: 0877552373

==> XEM THÊM BÀI VIẾT:

KỸ THUẬT LÀM HOA, TĂNG NĂNG XUẤT TRÊN CÂY CAM SÀNH – CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI

KHẮC PHỤC BỆNH BƯỚU RỄ TRÊN CÂY TRỒNG – CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI

KINH NGHIỆM PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THÁN THƯ, RỤNG BÔNG TRÊN CÂY XOÀI

Hiện nay hiện tượng khô bông, đen bông xuất hiện nhiều trên các vườn xoài ghép. Trong đó công tác phòng trừ thường gặp rất nhiều khó khăn. Một phần hiện tượng khô bông, đen bông, rụng bông cũng do thời tiết mưa gió bất thường, một phần trong quá trình ra bông xuất hiện nhiều đối tượng côn trùng chích hút làm hư bông hoặc xuất hiện thán thư gây hại bông. Khi đó, nông dân rất khó xử lý vì không cẩn thận sẽ làm cho bông xoài rụng, thiệt hại về năng suất.

Đáng lo lắng hơn nữa trong thời gian tới, tháng 1/2019 hoạt chất Carbendazim sẽ bị cấm lưu hành trên thị trường, hiện nay không một hoạt chất nào phòng trị thán thư trên cây trồng hiệu quả như hoạt chất này.

Chính vì vậy, nông dân các vùng trồng xoài trên cả nước điều rất lo lắng, điều này khiến cho các cơ quan, phòng ban kỹ thuật, các công ty tăng cường tìm kiếm, thí nghiệm các hoạt chất thay thế cho Carbendazim.

Công ty Cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Sài Gòn (viết tắt là SPC) cũng không phải ngoại lệ. Trong hai vụ xoài gần đây và đặc biệt là vụ tháng 3/2018, đội bác sỹ cây trồng chi nhánh Đồng Nai, đã tích cực thí nghiệm nhiều hoạt chất mới, cũng như phối hợp các công thức thuốc bệnh với nhau, hy vọng tìm ra được một sự thay thế hoàn hảo cho hoạt chất Carbendazim.            

Cuối cùng, đội Bác sỹ cây trồng chi nhánh Đồng Nai cũng có thể vui mừng và hài lòng với kết quả ngoài sự mong đợi của nhiều nông dân. Trong đó, anh Ngọc Sang nông dân tiêu biểu tại Định Quán – Đồng Nai cho biết: Bông xoài sáng, không bị thán thư ở nách gié và trên bông, tỷ lệ đậu quả cao, rất vui mừng trước thuốc này.

Công thức thuốc mang lại hiệu quả đó là:

50ml Dipomate 430SC + 40ml Hạt vàng 250SC cho bình phun 16 lít nước. Phun ngừa trước trổ và sau khi bông trổ đều (vì bệnh xuất hiện chủ yếu giai đoạn này).

Ngoài ra có thể phun giai đoạn trái non, vì giai đoạn này trái non rụng nhiều. Khi phun hai sản phẩm trên ngoài phòng trị thán thư còn cung cấp cho cây thêm vi lượng (KẼM, MANGAN) giúp cho cây tăng sức đề kháng, chống chịu được với bệnh hại cũng như rụng trái non.

Theo như nhiều chuyên gia trong Ngành bảo vệ thực vật thì sự phối hợp của hai hoạt chất trên sẽ bổ trợ nhau và tăng hiệu quả để phòng trừ bệnh thán thư.

CACH TRI BENH THAN THU

Lúc phun thuốc trên vườn có cây đang trổ và chuẩn bị trổ. Thuốc phun không ảnh hưởng tới bông mà còn cho kết quả rất tốt như, sáng bông, trái trổ đều, và tẩy sương muối rất tốt (Hình 2,3)

Chúng ta có thể hài lòng với công thức phun phối hợp DIPOMATE 430SC VÀ HẠT VÀNG 250SC mà đội Bác sỹ cây trồng SPC đã thực hiện trong thời gian qua, giúp nông dân có một công thức phòng trừ dịch bệnh hiệu quả.

Ngoài bệnh thán thư, rụng bông xoài, sự kết hợp trên còn có khả năng phòng ngừa bệnh đốm nâu, thán thư và thối nhũn trên thanh long.

Hình ảnh minh hoạ:

  1. Bông không được phun thuốc: bông khô, tỉ lệ đậu trái thấp

BONG KHONG DUOC PHUN THUOC

2. Bông được phun thuốc: sáng bông, tỉ lệ đậu trái cao

bong duoc phun thuoc

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

BỆNH THÁN THƯ LÀ GÌ? CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY TRỒNG

Bệnh thán thư là bệnh hại trên cây trồng, có thể gây hại trên các bộ phận từ lá, cành, chồi non, quả non. Bệnh được gây ra bởi tác nhân Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens.

Triệu chứng:

Trên bộ phận bị bệnh của cây xuất hiện các vết đốm lớn màu nâu xẫm, có viền nâu đỏ. Vết đốm sẽ lan rộng và có thể tạo ra vết hoại tử.

Đối với các vết bệnh trên lá, khi nhìn mặt dưới có thể thấy xuất hiện lấm tấm bào tử màu đen.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

benh than thu dau nanh

Trên quả đã lớn, bệnh tạo thành những đốm nâu trên vỏ, sau đó ăn sâu vào trong thịt quả, làm thối một mảng quả, thường thấy trên quả xoài, thanh long, đu đủ…

benh than thu tren ot

Xoài là cây ăn quả bị bệnh thán thư gây hại phổ biến và nặng nề nhất ở tất cả các vùng và các năm. Bệnh làm lá rụng hàng loạt, nhiều chùm hoa bị rụng hoàn toàn, quả non cũng bị rụng, quả lớn bị thối.

benh than thu tren xoai

Nguồn gốc bệnh:

Bệnh thường lây truyền nhờ nước hoặc gió. Xuất hiện vào mùa mưa ẩm hoặc do tưới ẩm nhiều lên bề mặt lá một cách không kiểm soát.

Phòng trừ bệnh thán thư:

– Tạo tán, tỉa cành:

Cần làm ngay từ khi cây còn nhỏ để cho cây lớn sau này có một bộ cành lá thấp, gọn và phân bố đều các mặt để nhận được nhiều ánh sáng, vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng tốt, đồng thời góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh.

– Vệ sinh vườn cây:

Cắt bỏ các cành lá và quả bị bệnh tập trung tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại là lan truyền. Nếu bị bệnh nặng trước khi phun thuốc cần vệ sinh vườn, góp phần nâng cao hiệu quả của thuốc.

– Chăm bón đầy đủ:

Các biện pháp chăm bón chủ yếu là tưới tiêu nước và bón phân giúp cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, tăng sức chống chịu bệnh. Trong mùa mưa không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn.

Chú ý bón đầy đủ phân và cân đối NPK, có bổ sung các chất trung vi lượng thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Ngoài ra, bổ sung thêm các chất điều hòa sinh trưởng, amino acid nhằm tăng sức đề kháng cho cây, góp phần hạn chế rõ rệt tác hại của bệnh.

– Dùng thuốc trừ bệnh:

Khi bệnh phát sinh gây hại cần dùng thuốc trừ. Hiện có nhiều loại thuốc hiệu quả cao với nấm gây bệnh thán thư trên các cây ăn quả.

Phòng bệnh: Các loại thuốc tác động tiếp xúc, chủ yếu phòng bệnh và hạn chế nguồn bệnh lây lan như các thuốc gốc đồng, Mancozeb, Propineb…

Trị bệnh: Các thuốc có khả năng hội hấp, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trong cây như các chất Difenocanazole, Tebuconazole, Azoxystrobin,…

Để các thuốc trừ bệnh có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, cỏ thể phải phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày, phun đủ lượng nước, đồng thời kết hợp áp dụng các biện pháp khác.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

PHÒNG TRỪ NHÓM RỆP SÁP VÀ NHỆN ĐỎ GÂY HẠI TRÊN CÂY ĐU ĐỦ

Đu đủ là loại cây trồng mau cho trái, năng suất cao, dễ tiêu thụ và có hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, đu đủ thường được trồng xen trong nhiều vườn cây ăn trái ở giai đoạn kiến thiết cơ bản với chiến lược lấy ngắn nuôi dài. Mặc dù dễ trồng, nhưng hiện nay trong mùa nắng nóng nhiều nhà vườn trồng đu đủ đang phải đối mặt với nhóm rệp sáp và nhện đỏ phát triển và gây hại trên đu đủ làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái.

Rệp sáp là loại sâu hại rất phổ biến trên đu đủ. Nhóm rệp sáp gây hại trên đu đủ có nhiều loài, có thể phân làm 2 nhóm: nhóm Rệp sáp dính như Rệp sáp vảy (Lepidosaphes sp.), Rệp sáp (Aonidiella sp.) và nhóm Rệp sáp bông như Rệp bông trắng, Rệp sáp Planococcus sp….

06042018_03.jpg

Rệp sáp dính gây hại trên trái đu đủ.

Rệp sáp vảy (Lepidosaphes gloverii ): Thành trùng dài 2,5-3,5 mm cơ thể ốm dài (hình que), phần lưng hơi nhô lên. Ấu trùng tuổi nhỏ có màu nâu vàng đến nâu. Bên ngoài cơ thể rệp bao phủ bởi lớp vẩy hình bầu dục hoặc tròn. Trứng rất nhỏ, màu vàng, nằm dưới bụng con cái.

Rệp non tuổi 1 màu vàng nâu, hình bầu dục, từ tuổi 2 trở đi không di động và bắt đầu tiết sáp che phủ cơ thể. Rệp sáp (Aonidiella sp.): Cơ thể có dạng hình hơi tròn, mỏng, màu xám. Chúng bám chặt vào vỏ trái, thân để hút nhựa cây. 

Rệp bông trắng:

Thân rệp nhỏ như hạt tấm, màu hồng, xung quanh có tua sáp ngắn màu trắng như bông gòn phủ bên ngoài cơ thể (còn gọi là rệp phấn) nên ít tiếpxúc với thuốc. Rệp thường bám nhiều trên cuống trái, đôi khi có trên lá và thân đu đủ.

Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút nhựa của các phần non của cây đu đủ như đọt non, lá non, cuống trái, trái non và trên cả những trái đã già lớn. Rệp bám trên trái để lại những dấu chấm trắng, chích hút nhựa trái, làm trái nhỏ, biến dạng và giảm giá trị thương phẩm của trái.

Ngoài gây hại trực tiếp trong chất bài tiết của rệp còn giúp nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quang hợp của cây, giảm năng suất và phẩm chất của trái. Rệp sáp gây hại nhiều trên các vườn trồng dày, bón nhiều phân đạm. Trong tự nhiên rệp sáp có nhiều thiên địch tấn công như: Bọ rùa, các loài ong ký sinh và nhiều loài ăn mồi khác. Rệp sáp sinh sản nhanh và phát triển với mật số rất cao, đôi khi bám dày đặc trắng xoá trên lá, thân, trái (nông dân thường nhầm tưởng là bệnh).

06042018_04.jpg

06042018_05.jpg

Rệp sáp gây hại trên thân và lá đu đủ.

Rệp sáp phát triển mạnh trong mùa nắng nóng. Rệp sáp là một loại côn trùng đa thực vì ngoài cây đu đủ chúng còn gây hại trên rất nhiều loại cây ăn trái khác như ổi, mãng cầu, cam, quýt, chanh, bưởi, … vi thế việc phòng trị chúng đôi khi cũng gặp khá nhiều khó khăn do nguồn thức ăn của chúng rất phong phú.

Do cơ thể của nhóm rệp sáp được phủ bởi sáp nên sử dụng thuốc hóa học để phòng trị khó khăn và việc sử dụng thuốc không đúng có thể ảnh hưởng đến thiên địch của rệp sáp trong tự nhiên. Để phòng trừ rệp sáp, nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp.

Biện pháp quản lý:

–  Không nên trồng với mật độ quá dầy để vườn luôn được thông thoáng .
– Vệ sinh vườn đu đủ thường xuyên

 – Dọn sạch cỏ rác , lá cây mục tủ ở xung quanh để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến hôi.

 – Tiêu hủy các bộ phận bị nhiễm rệp sáp nặng

– Dùng vòi máy bơm nước có áp suất mạnh tia xịt nước trực tiếp vào chỗ có nhiều rệp bu bám sẽ làm cho rệp bị rữa trôi bớt.

Nếu rệp xuất hiện với mật số cao, sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ. Có thể sử dụng dầu khoáng, MOVENTO 150OD,  ANBOOM 40EC hoặc một số loại thuốc có tính lưu dẫn (nội hấp), thấm sâu (thuốc có hoạt chất: Imidacloprid, Chlopyrifos,…);…. Tuân thủ nồng độ sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc. Sau khi diệt trừ rệp sáp, phun thuốc trừ nấm bồ hống bằng các loại thuốc gốc Đồng.

Ngoài rệp sáp, trong điều kiện thời tiết nắng nóng thuận lợi cho nhện đỏ phát sinh và gây hại. Nhện đỏ rất nhỏ như đầu kim, hình bầu dục ( dài khoảng 0,3 – 0,4mm). Nhện trưởng thành đẻ trứng rời rạc, dính vào mặt phiến lá, một con cái có thể đẻ vài trăm trứng. Khi mới nở nhện có màu vàng nhạt, khi lớn chúng chuyển dần sang màu hồng và đỏ đậm.

Nếu quan sát dưới kính lúp sẽ thấy giống như con mạt gà, màu đỏ hồng. Nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung mặt dưới lá, gây hại bằng cách chích hút dịch của lá từ khi lá non, làm lá có những chấm trắng, vàng lốm đốm, lá non bị xoăn lại. Khi bị hại nặng , cả phiến lá có thể bị vàng và khô, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của đu đủ.

06042018_06.jpg

Triệu chứng nhện đỏ gây hại trên lá.

Nhện sinh sản rất nhiều, chúng tích luỹ mật số khá nhanh. Nhện phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Danitol 10EC; Cascade 5EC; Nissorun 5EC;  …Nên  sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và luân phiên các loại thuốc để tránh nhện đỏ kháng thuốc.

Chú ý: Ở giai đoạn trái già nếu có phun thuốc phải tuyệt đối bảo đảm thời gian cách ly để bảo đảm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Huỳnh Hữu Đoàn

Trạm Trồng Trọt và Bảo vệ thực vật Châu Thành

GEKKO 20SC – THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH SƯNG RỄ Ở CÂY BẮP CẢI

Bệnh sưng rễ là căn bệnh nghiêm trọng của bắp cải và các cây thuộc họ thập tự do nấm Plasmodiophora brassicae gây hại.

Đây là loại nấm đất ký sinh chuyên tính, có khả năng tồn tại trong đất rất lâu (6 – 8 năm) ngay cả trong trường hợp không có cây ký chủ nhờ hình thành nên bào tử tĩnh.

Trong môi trường thuận lợi hoặc gặp dịch tiết của rễ cây họ thập tự, bào tử tĩnh SX bào tử động, xâm nhiễm vào cây qua lông hút, đầu chóp rễ hoặc các vết thương cơ giới trên cây ký chủ.

Sau khi xâm nhiễm thì chúng tồn tại như một amip đơn bào, sau đó chúng có thể nhân lên hay kết hợp với nhau tạo thành các khối bào tử nấm. Trong quá trình phát triển các hợp bào giải phóng một chất tăng trưởng thực vật làm cho tế bào rễ của cây ký chủ phồng to lên gấp 20 lần so với kích thước bình thường của nó, gây cản trở quá trình vận chuyển nước và muối khoáng, làm cho cây bị héo vào ban ngày nhưng đêm được phục hồi, còn gọi là hiện tượng “ngủ ngày” của cây bắp cải.

Bệnh xảy ra ở mọi giai đoạn sinh trưởng nhưng thời kỳ cây non là giai đoạn nấm dễ xâm nhiễm và phá hoại mạnh nhất. Triệu chứng nổi bật nhất là bộ phận rễ bị phình to, gây héo rũ, lá bị vàng, cây còi cọc, tăng trưởng chậm, không tạo bắp.

Hiện nay thuốc phòng trừ đối tượng nấm này trên thị trường rất ít, hiệu quả không cao, một số gây chai đất, bạc màu đất.

Năm 2014, Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện một khảo nghiệm phòng trừ bệnh sưng rễ bắp cải, trong đó có sử dụng sản phẩm Gekko 20SC. Kết quả cho thấy, khi xử lý Gekko với nồng độ 0.1%, phun đẫm vào vùng đất quanh gốc cây tại 2 thời điểm 3 ngày sau trồng và 15 ngày sau trồng cho hiệu lực phòng trừ trên 86%.

Nếu áp dụng thêm biện pháp xử lý rễ cây con trước khi trồng thì hiệu lực phòng trừ của Gekko 20SC có thể đạt trên 94%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hiệu lực của Gekko 20SC cao hơn rất nhiều so với công thức thuốc đối chứng.

Anh Nguyễn Bá Mai (thôn Suối Thông B, xã Đạ Ron, huyện Đơn Dương) cho biết, ruộng bắp cải nhà anh năm nào cũng bị bệnh sưng rễ. Năm trước, anh sử dụng thuốc bột rải kết hợp với vôi nhưng hiệu quả không cao, sử dụng liên tiếp nhiều vụ gây bạc màu đất.

11-04-13_h3

Hiện Gekko 20SC đăng ký phòng trừ bệnh sương mai trên cà chua, giả sương mai trên dưa chuột, là thuốc trừ bệnh được nhập thành phẩm hoàn toàn từ Cty Nissan Nhật Bản và được Cty HAI độc quyền phân phối tại VN.

Đầu tháng 4/2015, anh xuống giống bắp cải và đã được cán bộ kỹ thuật Cty CP Nông dược HAI hướng dẫn sử dụng Gekko 20SC để thử nghiệm so sánh với đối chứng kinh nghiệm của anh xem hiệu quả thế nào.

Đến nay, ruộng bắp cải của anh đã hơn 50 ngày tuổi, quan sát thấy kết quả rất rõ, 4 luống bắp cải anh sử dụng Gekko 20SC hoàn toàn không có triệu chứng vàng và héo rũ của bệnh sưng rễ bắp cải, còn những luống đối chứng còn lại bị nhiễm bệnh khá nặng với tỷ lệ trên 50%.

Anh đã đánh giá Gekko 20SC rất hiệu quả, dễ sử dụng, chỉ cần phun 2 lần trong vụ với liều 10ml thuốc/10 lít nước (lần 1 sau 3 – 4 ngày trồng, lần 2 từ 13 – 15 ngày sau trồng) ướt đất vùng rễ cây.

Để cây con sạch bệnh có thể áp dụng thêm biện pháp nhúng rễ với nồng độ thuốc 0,2% trước khi trồng. Sử dụng Gekko 20SC đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho anh.

Gekko 20SC chứa hoạt chất amisulbrom với hàm lượng 200 gr/lít, có phổ phòng trừ rộng, đặc biệt với nhóm nấm phytophthora trên nhiều loại cây trồng, được SX bằng công nghệ tiên tiến nên có khả năng khuếch tán nhanh, loang trải nhanh, thấm sâu, bám dính tốt và đặc biệt không để lại vết lem thuốc khi phun trên trái, rau màu… sắp thu hoạch. Thời gian cách lý rất ngắn chỉ 3 ngày trước thu hoạch.

TH.S NGUYỄN VĂN NAM

VIDEO HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT TRỊ BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Mời các bạn xem 2 Video sau để nắm được Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách trị bệnh thối trái trên cây sầu riêng:

Phần 1:

Phần 2:

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

CÁCH TRỪ SÂU ĐỤC CÀNH, ĐỤC TRÁI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Tên khoa học: Conogethes punctiferalis

Tên tiếng Anh: Yellow peach moth/Fruit borer

Đặc điểm hình thái:

– Trứng hình bầu dục, dài khoảng  2-2,5 mm. Ấu trùng dài khoảng 22 mm, đầu nâu, thân mầu trắng ửng hồng, hai đốt ngực (trước và giữa) và hai đốt thân ở cuối đuôi thường có mầu trắng hơi hồng, các đốt còn lại có mầu hồng.

sau-duc-canh-sau-rieng

Mỗi đốt sống lưng có 4 đốm nâu nhạt, 2 đốm trên to, hai đốm dưới dài và hẹp, trên mỗi đốm  đều có  lông cứng nhỏ, mỗi có một  đốm nhỏ mầu nâu ở bên hông cơ thể, lổ thở mầu đen.

sauductrai_saurieng

– Thành trùng hoạt động chủ yếu vào lúc ban đêm, chiều dài sải cánh: 2,5 mm, chiều dài thân: 12mm. Toàn thân và cánh màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen.

Đặc điểm sinh học và gây hại:

– Thành trùng đẻ trứng trên các vỏ trái non. Ấu trùng nở ra thường chọn nơi gần cuống trái để đục vào bên trong trái

– Sâu thường đục trái ngay từ khi trái còn  nhỏ, trái sẽ bị biến dạng và bị rụng sau đó, nếu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm mất phẩm chất của trái.

Biện pháp phòng trị:

– Thu dọn trái non bị rung do sâu gây hại tiêu hủy.
– Sử dụng bẫy Pheromone hấp dẫn bướm đực sâu đục trái để tiêu diệt.
– Dùng bao giấy bao trái sau khi thụ phấn khoảng 1 tháng, cũng rất có hiệu quả.

– Trước khi bao trái có thể sử dụng các loại thuốc.

Altach 5EC

250 ml/200 lít nước

Wellof 330EC

500 ml/200 lít nước

Nouvo 3,6EC

125 ml/200 lít nước

Hopsan 75EC

500 ml/200 lit nước

KĨ THUẬT PHÒNG CHỐNG HIỆN TƯỢNG RỤNG TRÁI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Sầu riêng Thái Lan từ lúc trổ hoa đến khi trái có trứng vịt thi đậu rất ngon, nhưng khi lớn bằng nắm tay thi rụng rất nhiều. Vậy ở giai đoạn này mình phải làm gì và phun loại thuốc nào để khắc phục hiện tượng trên. Cho hỏi nguyên nhân bệnh thối trái trên trái sầu riêng và cách phòng trị như thế nào? Nguyễn Quốc Khánh địa chỉ: Vũng Liêm – Vĩnh Long.

Chúng tôi cám ơn bạn đã đặt câu hỏi, xin trả lời bạn như sau:
Cây sầu riêng được xem là vua của cây ăn qủa vùng Đông Nam á, có giá trị kinh tế cao ở một số nước như Indonesia, Malaysai, Thái Lan và Việt Nam.v.v… Ở Việt Nam, sầu riêng trước đây  được trồng nhiều ở Lái Thiêu, sau chiến tranh đã du nhập giống mới từ Thái Lan và được trồng nhiều tại các tỉnh miền Nam như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng nai, Sông Bé…v.v, và cả khu vực Tây nguyên như Bảo Lộc – Lâm Đồng.

A- Sầu riêng bị rụng trái:

Sự rụng trái sầu riêng do 3 nguyên nhân chủ yếu là thiếu dinh dưỡng, thời tiết không thích hợp và bị sâu bệnh hại. Về cơ chế thì sự rụng trái là do một số tế bào ở cuống trái bị chết tạo thành một tầng rời. 

1/ Về nguyên nhân thiếu dinh dưỡng

Khi thiếu dinh dưỡng cây sẽ không đủ sức nuôi số trái nên phải rụng bớt đi để dồn sức nuôi một số trái còn lại. Khắc phục nguyên nhân này tương đối dễ dàng bằng cách bón phân. Ngay sau khi thu hoạch vụ trước phải bón phân đầy đủ để cây lấy lại sức phát triển thân lá, đủ khả năng nuôi được nhiều trái về sau. 

Công ty Hiếu Giang có các loại phân thích hợp để sử dụng bón vào thời gian này, bạn nên bón phân hữu cơ sinh học Better HG01, kết hợp với phân Better NPK 16-12-8-11+TE. Giai đoạn sau khi trái đã hình thành thì cần nhiều đạm và kali.

Có thể bón hỗn hợp phân urê và KCl theo tỉ lệ 1:1 hoặc các phân NPK có hàm lượng đạm và kali cao. Phân thích hợp bón cho giai đoạn này bạn có thể dùng Better NPK 12-12-17-9+TE. Ngoài phân bón gốc, ở giai đoạn cây đã có trái phun phân bón qua lá có hàm lượng đạm và kali cao cũng có hiệu quả nhanh và rõ rệt. Phân bón lá Better KNO3 phun định kỳ 7 – 10 ngày để hạn chế rụng trái non và thúc lớn trái nhanh.
Cũng ở giai đoạn cây có trái non nên bổ sung chất điều hòa sinh trưởng GA hoặc NAA. Những chất này kích thích và duy trì sự tăng trưởng của tế bào nên ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống trái, góp phần rõ rệt trong việc hạn chế rụng trái non. Trong các chế phẩm vi lượng tổng hợp Better cho cây ăn trái của Hiếu Giang đã có chất điều hòa sinh trưởng, nếu thường xuyên sử dụng thì không cần phun thêm các chế phẩm điều hòa sinh trưởng nào khác.
 

2/ Nguyên nhân do thời tiết thường là bị khô hạn, giá lạnh hoặc mưa gió lớn
Về nguyên nhân này nói chung biện pháp hạn chế khó khăn, thường áp dụng theo kinh nghiệm thực tế ở từng địa phương.
 

3/ Về sâu bệnh hại trên các cây sầu riêng

Ở giai đoạn từ khi có trái non đến thu hoạch cần chú ý là bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh loét và bệnh xì mủ thân.
Bọ trĩ, nhện đỏ và các bệnh loét làm lá và trái non bị vàng và rụng. Bệnh xì mủ thân làm cả cây bị suy yếu, gây rụng lá và rụng trái non hàng loạt, bị nặng có thể làm chết cả cây, cần phát hiện và phòng trừ sớm.


Nguyên tắc chung phòng trừ sâu bệnh cho sầu riêng cũng như các cây có múi nói chung, cũng là phải áp dụng tổng hợp các biện pháp IPM, trong đó lấy biện pháp giống tốt và chăm sóc cho cây sinh trưởng khỏe mạnh làm nền tảng, kết hợp phát hiện và phòng trừ kịp thời khi sâu bệnh phát sinh với các biện pháp và loại thuốc thích hợp.

B- Sầu riêng bị thối trái:

Phòng trừ thối trái sầu riêng an toàn và hiệu quả


Trên cây sầu riêng cũng gặp một vài loại nấm bệnh ký sinh gây hại nhưng quan trọng nhất là nấm Phytophthora palmivora.

+Nấm Phytophthora palmivora:  thuộc lớp nấm noãn Oomycetes, đây là ký sinh gây hại trên nhiều loại hoa màu, cây ăn qủa.v.v…Trên cây sầu riêng, loại nấm này có thể tấn công ở tất cả các bộ phận từ rễ, thân, lá, hoa và trái. Như vậy dịch bệnh có thể gặp từ vườn ươm đến cây đang thu hoạch.


+ Khi bệnh tấn công ở rễ & thân làm cho rễ bị thối , thân chảy nhựa nâu đỏ nên người ta thường gọi là bệnh chảy nhựa. Trường hợp bệnh gây hại trên trái thì  xuất hiện đốm xanh xám ở vỏ sau đó chuyển nâu. Vết bệnh lan rộng nhanh có thể làm thối cả trái; vào buổi sáng sớm nhất là khi trời lạnh và ẩm độ cao thì sẽ gặp lớp tơ trắng mõng như mạng nhện.

 

Biện pháp phòng ngừa thối trái sầu riêng:
– Cắt tỉa cành lá nhất là cành ở gần mặt , tạo điều kiện cho vườn luôn thông thoáng.
– Thoát nước tốt trong vườn cây.
– Bón thêm phân hữu cơ sinh học Better HG01 để tăng năng suất và hạn chế bệnh Phytophthora.
– Thu gom và tiêu hủy cành lá, trái bị sâu bệnh.
– Phun thuốc phòng ngừa vào đầu mùa mưa.


Sử dụng thuốc phòng trừ thối trái sầu riêng: các Viện nghiên cứu, trường đại học như đại học Cần Thơ…v.v… đã có nhiều kết qủa nghiên cứu sử dụng bón phân hữu cơ có bổ sung nấm đối kháng  Trichoderma để hạn chế nấm Phytophthora (phân hữu cơ sinh học Better HG01 phù hợp với tiêu chuẫn trên).

Đây là hướng quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học, an toàn cho môi trường . Tuy nhiên biện pháp này chỉ phù hợp khi xử lý  nấm bệnh phát sinh từ đất, trường  hợp nấm gây bệnh trên lá và trái thì cần phải sử dụng biện pháp hóa học.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nông dược chuyên trị bệnh thối trái sầu riêng do nấm phytophthora. Tuy nhiên để việc phòng trừ nấm bệnh đạt hiệu qủa và an toàn thì cần phải tuân thủ 4 đúng:


– Đúng thuốc: Hiện nay có 2 lọai họat chất chuyên trị nấm Phytophthora- thứ nhất là họat chất Fosetyl aluminum có tên thương mại như là ALIETTE 80WP, VIALPHOS 80BHN.v.v… họat chất thứ hai là Metalaxyl có tên thương mại là VILAXYL 35 BTN . 


– Đúng liều lượng: Tất cả sản phẩm đăng ký đều có hướng dẫn liều luợng sử dụng ngay trên bao bì. Ví dụ như Vilaxyl 35BTN dùng 16g/ 8 lít nước. Chúng ta không nên tự ý tăng liều lượng sử dụng.


– Đúng cách: Khi phun thuốc trừ bệnh nên chỉnh béc phun cho tia thuốc mịn, đảm bảo nước thuốc bám đều trên lá, trái nhất là nới xuất hiện vết bệnh . Lưu ý phun thuốc vào chiều mát hoặc sáng sớm.

– Đúng lúc: Thăm vườn thường xuyên và phun thuốc khi thấy bệnh mới chớm. Sau khi phun thuốc vẫn phải tiếp tục theo dõi và phun nhắc lại 2-3 lần khi bệnh nặng. Lưu ý thời gian cách ly thuốc đã ghi trên bao bì, ví dụ như  VIALPHOS 80 BHN có thời gian cách ly là 14 ngày; Có nghĩa là còn 14 ngày nữa thu họach thì ngưng phun thuốc.
Nếu chúng ta theo dõi chăm sóc vườn,phun thuốc phòng trị bệnh nấm Phytophthora hợp lý thì khâu bảo quản trái sau thu hoạnh sẽ tốt hơn.   


Trong việc dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây sầu riêng cần chú ý sử dụng thuốc sinh học để bảo vệ thiên địch và môi trường. Các thuốc trừ sâu sinh học hiện sử dụng chủ yếu là các chất Abamectin, Emamectin, Matrin, trừ được cả sâu và nhện hại. Đặc biệt các chế phẩm Dầu khoáng được khuyến khích sử dụng trong phương pháp IPM cho các cây có múi ở nhiều nước và nước ta.


Về thuốc trừ bệnh hầu hết vẫn là thuốc hóa học. Các thuốc hóa học trừ bệnh nói chung ít độc hại, vẫn được sử dụng phổ biến. Thuốc trừ bệnh gốc sinh học sử dụng chủ yếu hiện nay là chất Chitosan. Chitosan có tác dụng nhiều mặt, vừa là chất dinh dưỡng, chất tăng sức đề kháng cho cây, vừa trực tiếp ức chế vi sinh vật gây bệnh.
Các thuốc trừ sâu và bệnh trên đây đều có thể pha chung với phân bón lá Better KNO3 để phun.

Nguồn: phanbonhieugiang

1 2 3 5