KĨ THUẬT CHĂM SÓC CÂY LÚA THỜI ĐIỂM CUỐI VỤ

Từ nay đến cuối vụ mùa là thời điểm xung yếu nhất của cây lúa đối với sâu bệnh hại và thời tiết bất lợi. Để đảm bảo năng suất, chất lượng lúa gạo, cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

– Dưỡng nước và điều tiết hợp lý:

Lúa từ phân hóa đòng đến trổ bông đòi hỏi phải có đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng thiết yếu mới phát triển thuận lợi. Cần dưỡng ẩm cho lúa kể từ khi lúa có “cứt gián” đến khi trước trổ khoảng 10 ngày (mực nước thích hợp 3 – 4cm). Sau thời gian này cần tháo nước để lộ ruộng khoảng 2 – 3 ngày rồi tưới nước trở lại lúa sẽ vươn đốt nhanh và đồng loạt.

Khi lúa trổ cần rút hết nước ruộng chỉ giữ lại ở mức mềm bùn để giun xới đất, lúa sẽ ra đợt rễ cuối cùng và trổ bông phơi màu thuận lợi. Khi lúa đã trổ thoát khoảng 85% thì đưa nước trở lại ruộng rồi rút cạn hẳn khi lúa báo chín (lúa đỏ đuôi).

– Bón phân theo yêu cầu của lúa:

Song song với việc điều tiết nước hợp lý nông dân cần bón phân để có bông lúa to, nhiều hạt, tỷ lệ lép thấp và hạt lúa mẩy đều.

Khi phân hóa hoa cây lúa cần kali. Phân kali còn rất cần cho lúa cao sản, lúa lai sau trổ. Ở vụ mùa năm nay giai đoạn lúa đứng cái đến làm đòng lượng mưa xuống đồng là rất lớn nên lúa xanh tốt thậm chí có nhiều ruộng thừa đạm.

Vì vậy khác với thông lệ, ở vụ này nông dân không nên bón đạm mà chỉ bón lốt 50% lượng kali còn lại vào khoảng 18 – 20 ngày trước khi lúa trổ để giúp lúa có bông to, hạt mẩy.

Đối với lúa cao sản và lúa lai sau khi lúa trổ cần cung cấp tiếp một đợt kali cuối vụ bằng cách sử dụng kali dễ tiêu + vi lượng phun qua lá. Chế độ bón phân này giúp bông lúa to, nhiều hạt, tỷ lệ chắc cao, hạt thóc mẩy đều và bộ lá lúa vẫn sống đến khi lúa chín.

– Phòng trừ sâu bệnh hiệu quả:

Lúa mùa 2016 giai đoạn đứng cái đến làm đòng một số vùng có lứa sâu cuốn lá và đục thân gây hại nhưng ở mật độ thấp. Song sâu vũ hóa ở nhiều vùng lại trùng với cơn bão số 3 ập về. Lượng mưa lớn đã làm sâu non nở ra chết hàng loạt nên nông dân không cần sử dụng thuốc hóa học phun trừ.

Đối với những vùng có lứa sâu cuốn lá phát sinh không gặp mưa to thì cần sử dụng thuốc trừ sâu sinh học phun trừ cho những ruộng đã có lá đòng. Ruộng lúa chưa có lá đòng không nhất thiết phải trừ sâu lúc này. Giai đoạn lúa nứt áo đòng là thời điểm sâu đục thân, cuốn lá, rầy nâu thường hay phát sinh gây hại cùng lúc.

Nông dân cần thăm đồng điều tra sâu hại và trừ hiệu quả. Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu tổng hợp thay vì mua nhiều loại thuốc cộng gộp để tiết kiệm lượng tiền và có kết quả cao. Thời điểm lúa sau trổ đến ngậm sữa lúa mùa thường chịu ảnh hưởng lớn đối tượng rầy gây hại.

Nếu mật độ đến ngưỡng phun trừ (30 con/khóm) cần sử dụng thuốc đặc trị và phun thuốc trừ rầy theo ổ để tiết kiệm thuốc. Bệnh gây hại lúa mùa chủ yếu là vi khuẩn và nấm khô vằn, lem lép hạt. Nấm đạo ôn gây hại nhiều lúa mùa muộn nhưng ít gây hại lúa mùa sớm và mùa trung (vì lúa trổ bông vào thời điểm nắng nóng nấm đạo ôn không thể nảy mầm xâm nhập được).

Vụ mùa 2016 có nhiều bão và mưa nắng xen kẽ, lúa lại xanh tốt nên bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn cũng như bệnh khô vằn phát sinh gây hại mạnh, nhất là các giống lúa nhiễm (Bắc thơm số 7, Q5, nếp…) và lúa gieo cấy dày. Đòi hỏi người trồng lúa phải khống chế và phòng trừ hiệu quả. Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc kháng sinh có nhiều hoạt chất để khống chế vi khuẩn sau mưa bão. Bệnh khô vằn muốn diệt hiệu quả cần dùng thuốc đặc trị + kali trắng để phun.

KS. TRẦN THỊ LIÊN

 
 

GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN MÙA MƯA BÃO

Đạo ôn là bệnh hại lúa quan trọng và phổ biến nhất ở vùng ĐBSCL. Bệnh xuất hiện và gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, gây hại trên tất cả các bộ phận của cây lúa (trừ rễ)

Vì vậy, bệnh đạo ôn là đối tượng gây hại quan trọng, bệnh trực tiếp làm giảm năng suất lúa. Vụ hè thu muộn và thu đông sớm bệnh thường gây hại nặng, phát triển nhanh và dễ bộc phát thành dịch trong điều kiện trời âm u mưa bão kéo dài.

Trong giai đoạn nông dân canh tác lúa vụ hè thu và chuẩn bị xuống giống vụ thu đông, mưa nhiều ngày liên tục làm không ít ruộng của bà con đã bị sụp mặt nhiều nơi như Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang…

Để giúp bà con nông dân đối phó với dịch bệnh và bảo vệ năng suất lúa, Cty TNHH Thương mại Tân Thành đã tiến hành bố trí thí nghiệm trên nhiều ruộng, ở nhiều vùng khác nhau, lúa vào giai đoạn từ 30 – 40 ngày sau sạ, trên các giống như OM 5451, IR 50404, giống nếp 3 tháng, nhằm tìm giải pháp phòng trừ đạo ôn hiệu quả nhất cho bà con nông dân trong điều kiện mưa bão liên tục.

Các loại thuốc dùng thí nghiệm gồm Travil 75WP (25gr/16 lít nước), phun 2 bình cho 1.000m2 và thuốc đối chứng (phun theo liều khuyến cáo). Thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả quản lý đạo ôn vượt trội của sản phẩm trong điều kiện mưa bão liên tục nhiều ngày.

Diễn tiến của vết bệnh đạo ôn sau khi phun Travil 75WP. Từ các kết quả thí nghiệm cho thấy, sản phẩm Travil 75WP có tỷ lệ phần trăm lá bệnh khô cao hơn thuốc đối chứng khoảng 30% ở thời điểm 7 ngày sau khi phun và vết bệnh đã được chặn đứng, không lây sang các lá mới.

Dưới điều kiện mưa liên tục trong các ngày thí nghiệm, sản phẩm Travil 75WP đã cô lập được vết bệnh ở ngày thứ 3 và tâm bắt đầu sáng, đến 7 ngày sau khi phun vết bệnh đã khô và tâm sáng rõ hơn các sản phẩm còn lại. Thuốc đối chứng không ngăn chặn được vết bệnh đạo ôn, đến 5 ngày vết bệnh vẫn không khô và đã lan rộng hơn, đồng thời vết bệnh đã xuất hiện trên những lá mới ở thời điểm 5 ngày sau phun.

Hiệu quả phòng trừ đạo ôn của Travil 75WP đã được bà con nông dân vùng ĐBSCL tin dùng do tính vượt trội của sản phẩm – quản lý hiệu quả bệnh đạo ôn trong mùa mưa bão. Đến nay với kết quả thực tế của thí nghiệm này cho thấy rằng Travil 75WP vẫn cho hiệu quả cao ngay trong điều kiện ẩm độ cao và mưa liên tục nhiều ngày.

Travil 75WP có tác dụng nội hấp mạnh, lưu dẫn trong cây lúa, ức chế sự nẩy mầm và xâm nhiễm của sợi nấm vào mô tế bào lá lúa, trực tiếp diệt trừ tận gốc sợi nấm, chặn đứng sự phát triển của vết bệnh, giúp lúa xanh lá hơn và cứng cây hơn. Vụ lúa hè thu muộn và thu đông sớm 2016, bà con nông dân hãy yên tâm sản xuất, không lo bệnh đạo ôn vì đã có sản phẩm Travil 75WP của Tân Thành.

Diễn tiến của vết bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc đối chứng

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

TÁC DỤNG CỦA VÔI TRONG NÔNG NGHIỆP

TÁC DỤNG CỦA VÔI TRONG NÔNG NGHIỆP


Người ta dùng vôi mục đích chính là cung cấp Calcium cho cây và cải thiện độ chua (pH) của đất. Đây là đề tài rất xưa, nhưng một số người còn chưa nắm được rõ ràng cách sử dụng vôi trong nông nghiệp. Để sử dụng hiệu quả vôi chúng ta phải biết rõ đặc tính của từng loại vôi, có bao nhiêu loại và những loại đất nào thì phải sử dụng vôi nào. Chúng ta không cần phải để vào chi tiết phản ứng đi sâu vào nghành hóa học. Trong nông nghiệp ta chỉ cần biết được những căn bản sử dụng vôi dưới đây thì chúng ta cũng đã thành công.

1- Phân lọai vôi: 

Chúng ta có nhiều loại vôi trên thị trường và mỗi loại vôi có đặc tính khác nhau chứ không phải loại nào cũng giống  nhau. Tùy theo các chất [Nguyên tố phụ] có trong vôi như Magnesium, Sulphate hay sự nóng của mỗi loại vôi mà cách sử dụng cũng khác nhau. Thông thường chúng ta có bốn loại vôi trên thị trường.

a/– Đá vôi (có nhiều ở miền Bắc): Loại vôi này rất nóng, dễ cháy cây, bột rất mịn, màu rất trắng, độ hòa tan rất cao. Ít được sử dụng nhiều trong nông nghiệp. Rất tốt cho dùng làm vôi quét tường và sát trùng. Ví dụ như sát trùng và cung cấp Calcium cho ao nuôi tôm cá, chuồng trại  V.V….

b/- Dolomite Lime:  Loại vôi này ở Việt Nam gọi là vôi Đố lô mít. Loại này rất tốt vì không nóng, có chứa thêm chất Magnesium [Mg]. Cho nên khi bón loại vôi này vào đất cây không những cung cấp được Calcium  mà còn được cung cấp thêm Magnesium. Chất Magnesium này sẽ giúp cho lá cây to và xanh hơn cũng như giúp cho trái và hạt qủa nặng hơn. [đa số công thức phân hóa học từ Hà Lan họ chú trọng chất Magnesium này ]. Những cánh đồng của Việt Nam đa số là, những cánh đồng cổ xưa) được khai thác triệt để [ thâm canh ] Nên đa số bị thiếu Magnesium [ Theo tài liệu thế giới nghiên cứu về cánh đồng lúa nước của Đông Nam Á].  Loại vôi này rất tốt cho đồng ruộng lúa VN.

c/- Vôi thạch cao [Ca SO4 Calcium Sulphate , lọai này gọi là vôi nhưng đừng lầm lẫn vối hai lọai vôi ở trên. Loại này khi nhìn vào công thức hóa học ta thấy gốc chính là Sulphate chứ không phải là Carbonate. Vôi  này không được bón dưới ruộng phèn vì sẽ làm cho đất chua [acid] hơn. Đất phèn là đất chứa nhiều Sulphate Sắt hay Sulphate Nhôm [màu xám ít gặp]. Thường gặp nhất là Sulphate Sắt, màu vàng nổi trên đất, do oxít hóa với sắt nên có màu rỉ sắt màu vàng. Sulphate Nhôm có màu Xám vì oxít hóa với nhôm màu ten [rỉ nhôm] màu xám. Sulphate là gốc sulfur [S]  nên tạo ra Acid  làm cháy rễ cây, đại khái như vây. Nếu ta bón phân hay Vôi có chứa gốc Sulphate cho đất phèn là làm cho đất nhiều phèn thêm. Vôi này chỉ dùng được ở những đất Kiềm ( đất cà giang có nhiều ở Bình Thuận).

2- Công dụng của vôi:  

Như trình bầy ở trên vôi có hai công dụng chính là cung cấp chất Calcium và cải thiện độ chua của đất cho thích hợp với từng lọai cây trồng. Loai đá vôi, loại Dolomite lime và hydrate lime dùng để cải thiên đất phèn, đất chua [đất acid  và còn để cải thiện ngộ độc chất hữu cơ [Ngộ độc Acid], vì có quá nhiều xác bã thực vât, qua quá trình thoái hóa của chất hữu cơ là acid đối với cây lúa nước. Còn riêng vôi thạch cao thì chỉ dùng để cải thiện đất kiềm [Alkaline]. Khi nói đến cải thiện đô chua của đất {pH], xin nói thêm phương pháp cải thiện phèn để bà con nông dân có khái niệm mà áp dụng.

3- Cải thiện Phèn:

Có ba phuơng pháp để trị phèn:

a/– Rưả phèn:  Cho nước vào rưộng ngâm và khuấy cho phèn quậy đều vào nước và xả đi tùy theo độ phèn của ruộng mà ta làm nhiều lần hay ít. Rồi bón vôi vào. Phưong pháp này sẽ bị đi mất dinh dưỡng trong đất, phải dùng phân bón hóa học nhiều hơn để bù đắp vào phần dinh dưỡng bị mất. Đa số áp dụng phuơng pháp này cho ruộng lúa.

 b/– Đào mương Đào những con mương nhỏ để cho phèn rút xuống sâu hơn, rồi bón vôi lên mặt đất. Tưới nước cho phèn rút xuống.

c/ —Đắp mô: Làm thành từng vồng dài như vồng khoai lang cho phèn rút xuống, rồi bón vôi và trồng cây trên vồng. Có thể làm những vồng nhỏ thấp trong ruông lúa có bờ cao, đem trồng lúa trên vòng thấp trong ruộng để tránh lúa bị phèn ở rễ mà thiệt hại.

4- Độ vôi và đất:

Vôi càng mịn (Lân vôi Dolomite Ngọc Châu) thì sự hiệu quả càng nhanh và càng cao, nhưng sự thất thoát bởi gió và dòng nuớc cũng nhiều. Khi bón lân vôi nên tưới nuớc để vôi rút xuống đất có tác dụng nhanh hơn và tránh sự thất thoát. Thông thường người ta sử dụng 200-300 kg vôi cho 1000m2. Cái này tùy theo độ phèn của đất. Nếu gặp loại vôi nóng ta phải bón mười lăm ngày trước khi gieo hạt hay trồng cấy lên đất.

Vôi chỉ nên dùng ở những nơi đất có đầy đủ chất hữu cơ, những nơi nghèo chất hữu cơ thì không nên bón nhiều vôi, sẽ làm đất nghèo nàn thêm, vì chất hữu cơ bị  hủy hoại nhanh chóng. Vôi cũng không được sử dụng trên những vùng đất có thành phần sét nặng. Sẽ dễ tạo đất cứng thêm, thành lớp đế cày. Không tốt cho việc trồng trọt.

Tóm lại, khi dùng vôi phải biết rõ đặc tính của từng loại vôi. Và cách cải thiện đất phèn [đất acid] đất kiềm đất mặn: [Salinity], ngộ độc hữu cơ đều giống nhau, nhưng đối với đất kiềm [ở Phan Rang, Ninh Thuận gọi là đất cà giang cát lòi hay đất kiềm thổ] thì chi dùng vôi thạch cao [Ca SO4]. Đất mặn thì chỉ rửa mặn: Lên vồng rồi tưới nước vào cho muối rút xuống sâu mà trồng cây trên vồng, không dùng vôi nào hết. Còn ngộ độc hữu cơ thì giống hệt như trị phèn.

(Nguồn HH Canada, CTY Lovet tổng hợp)

 

QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG TỪ HẠT XOÀI ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO

Nhân giống từ hạt xoài đang được bà con áp dung phổ biến,rộng rãi,phương pháp này giúp cây cho năng suất cao,sai quả,chống chịu sâu bệnh tốt.

Nhân giống từ hạt xoài đạt chất lượng

Có rất nhiều cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá mà chất lượng trái xoài vẫn được đảm bảo. Nhiều giống xoài của ta trong hạt có nhiều phôi – gọi là giống đa phôi. Các phôi đều mọc thành cây. Hầu hết các phôi đó đều là phôi vô tính do các tế bào phôi tâm hình thành.

Các cây hình thành từ phôi vô tính đều giữ được đặc tính của cây mẹ, cũng như các cây chiết, ghép hay cây giâm hom. Duy nhất chỉ có một cây phát triển từ phôi hữu tính do quá trình thụ phấn, thụ tinh hình thành. Cây này dễ nhận biết vì nó thường là cây xấu, còi cọc nhất, để loại bỏ.

Cách nhân giống xoài bằng các cây mọc từ phôi vô tính vẫn được nhiều nước trồng nhiều xoài ưa dùng. Vì nó chẳng nhữn không bị mất đi các đặc tính tốt của cây mẹ, mà còn bảo đảm tính đồng đều của các cây con.

Ở nhiều nước, kể cả ở ta, người ta vẫn dùng muỗm, quéo hay cây quéo rừng còn gọi mắc chai làm cây gốc ghép. Hiện tượng vết ghép không tiếp hợp cũng có thể xảy ra ở một vài nơi. Cẩn thận bạn có thể làm thử trước khi ghép đại trà. Tốt hơn hết là dùng hạt của chính các giống xoài để gieo lấy cây gốc ghép. Chọn giống sinh trưởng khoẻ và đã được trồng nhiều năm ở ngay địa phương mình.

Việc ghép xoài cho kết quả tốt, tỷ lệ sống cao, tuỳ thuộc vào tay nghề hay sự quen làm của từng người với từng cách. Theo chúng tôi, cách ghép đơn giản nhất là ghép nêm trên cây gốc ghép non. Làm cách này, đầu tiên cũng lấy hạt còn rất mới từ các quả xoài tốt, đem rửa sạch, rồi gieo ngay.

Khi cây con mọc, đem các cây con ra trồng lên luống đã làm đất kỹ, bón phân ải với mật độ 35 – 40 cm hoặc trồng vào chậu hay túi bầu có đúc đất tốt trộn phân, rồi chăm cho cây phát triển bình thường. Khi cây cao 40-50 cm lá đã chuyển từ tía sang xanh, thân cây to độ 0,5 cm thì ghép được.

Hom ghép lấy từ các cành có đường kính tương đương với cây gốc ghép có tuổi trên dưới 1 năm, mọc ở đầu cành, hom cần dài 10-12 cm, hái bỏ hết lá, bỏ chúng vào các bọc vải sạch thấm ướt hay cắm ngập chân hom trong lọ nước.

Lấy vừa đủ làm trong 1-2 giờ cho hom khỏi khô. Khi ghép thì vát 2 bên chân hom với độ dày khoảng 1 cm. Ở cây gốc ghép, cũng cắt bỏ ngọn ở phía trên vị trí của lá thật đầu tiên, sau đó chẻ dọc ở giữa thêm xuống khoảng 1 cm.

Nêm hom ghép vào gốc ghép, cuốn băng nilon chặt kín. Sau đó, dùng túi nilon kín một đầu trùm kín hom và vết ghép, làm giàn che nắng mưa. Khi hom ghép nhú chồi thì tháo túi nilon cho chồi phát triển. Chồi lên thành cây cao 75-80cm. Lá chuyển sang màu xanh thì đem trồng được. Mùa ghép và trồng xoài nên tránh lúc quá nắng nóng hay rét, nhiều mưa.

1 6 7 8