Chat hỗ trợ
Chat ngay

KĨ THUẬT CHĂM SÓC DƯA HẤU VÀO MÙA MƯA

KĨ THUẬT CHĂM SÓC DƯA HẤU VÀO MÙA MƯA


Trước đây, dưa hấu không chỉ trồng được trong mùa nắng, nhưng bây giờ trong mùa mưa nếu trồng đúng kỹ thuật vẫn cho năng suất cao và chất lượng ngon không thua gì dưa mùa nắng. Để đạt được kết quả tốt cần quan tâm những vấn đề sau:

1. Chọn giống:

Giống là một yếu tố rất quan trọng đưa đến thành công khi trồng trong mùa mưa, cho nên cần chọn những giống có đặc tính tốt, thích hợp mùa mưa.

– Chống chịu bệnh trong mùa mưa.

– Lá tương đối dày, lá càng đứng càng tốt để tránh mưa làm rách lá dễ bị nhiễm bệnh.

– Dễ đậu trái, vỏ trái mỏng vừa vận chuyển đi xa tốt.

– Ruột giòn, độ đường từ 12 – 14%.

2. Những biện pháp canh tác cần quan tâm:

Ruộng trồng phải thoát nước tốt không bị ngập khi mưa nhiều.

Nên dùng màng phủ nông nghiệp để:

– Hạn chế cỏ dại, bệnh dại.

– Điều hòa độ ẩm mặt đất, tăng nhiệt độ đất cho bộ rễ phát triển tốt.

– Giữ phân bón không bị rửa trôi và bốc hơi phân.

– Hạn chế việc mao dẫn phèn lên lớp đất giúp rễ phát triển tốt mặt.

Nên dùng màng phủ khổ 1,6 m tránh được dây và trái tiếp xúc với đất ẩm ướt dễ nhiễm các bệnh do nấm từ đất truyền sang. Tùy theo giống dưa khoảng cách khác nhau, như dưa có hạt đào tim mương này cách tim mương kia 4 – 4,5 m (vậy hàng cách hàng 3,6 – 3,8 m, cây cách cây 0,5 – 0,6 m). Dưa không hạt cũng lên liếp giống như trên, nhưng cây cách cây 0,35 – 0,37 m để trái đạt 3 – 4 kg dễ bán và chất lượng tốt.

Nếu sử dụng màng phủ 1,6 m thì chỉ cần xẻ mương nhỏ dọc theo nơi hai mép màng phủ ngoài, để thoát nước.

Liếp nên được làm hơi dốc xuôi từ hàng dưa vào giữa liếp để thoát nước tốt, không đọng nước trên liếp.

Cắt bỏ dây bơi để liếp dưa được thoáng đầy đủ ánh nắng giúp dưa thụ phấn tốt và mầm bệnh ít phát triển.

Thụ phấn:

Dưa trong mùa mưa đậu trái rất khó do mưa làm hư phấn. Để dưa thụ phấn tốt, sau khi thụ phấn dùng lá trâm bầu hoặc loại lá khác quấn lại giống như cái quặn, dùng một que tre ghim chỗ hai mí lá chồng nhau, xong cắm một đầu que tre xuống đất sao cho quặn lá úp che nụ cái vừa mới được thụ phấn để che mưa không làm hư phấn giúp trái đậu tốt.

Cũng có thể vào khoảng 4 – 5 giờ chiều hái những hoa đực vừa chớm nở có thể nở trong ngày mai, dùng khăn nhúng nước và vắt thật khô, trải hoa trên khăn xong dùng khăn khác cũng nhúng nước vắt khô đậy lên, nên giữ khăn ủ ở nhiệt độ từ 25 – 28oC là tốt nhất để hạt phấn sống tốt, sáng hôm sau đem ra thụ phấn.

Tránh để trái dưa bị ngập nước, dưa sẽ dễ bị thúi trái.

Phân bón sử dụng cân đối, nên bón NPK 16-16-8, không nên sử dụng nhiều phân urê và phân bón lá, sẽ làm ruột dưa úng nước, bầm kém phẩm chất.

Rút nước cạn trong mương để đất không bị úng rễ và dây dưa phát triển tốt, nhất là sau khi để trái và giai đoạn dưa chín.

An Giang có diện tích trồng dưa hấu khá lớn, tuy nhiên phần lớn dùng giống dưa hạt rời chất lượng không đảm bảo, như tỉ lệ nẩy mầm thấp, độ đồng đều kém, chất lượng ruốt kém, có nhiều mùa trái bị hỗ lô bán giá thấp. Do vậy bà con nông dân nên chọn giống chất lượng để đạt hiệu quả cao.

Hiện nay trên thị trường có nhiều giống dưa có thể trồng trong mùa mưa. Tuy nhiên, giống dưa Phù Đổng được nông dân ưa chuộng nhất vì có những đặc tính tốt và cũng rất thích hợp trồng trong mùa mưa.

Dưa hấu một trong những loại cây trồng đem lại cho nông dân lợi nhuận cao, tuy nhiên cần am hiểu kỹ thuật để cho năng suất cao mới có vụ mùa bội thu.


https://youtu.be/xL3TfowYsS0

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ NẤM – TUYẾN TRÙNG HẠI ỚT

Một số thuốc được khuyến cáo sử dụng để diệt côn trùng chích hút như:  Brightin 1.8ec (hoạt chất Abamectin), Alfatin 1.8ec (hoạt chất Abamectin), Binhtox 1.8ec (hoạt chất Abamectin), Vinoroots (hoạt chất chitosan),…

BỆNH TÓP ĐẦU LÁ

Cách điều trị dứt điểm bệnh tóp đầu lá cây mướp đắng


Một số thuốc được khuyến cáo sử dụng để diệt côn trùng chích hút như: Thiamax 25wg (hoạt chất Thiamethoxam ), Osin 20wp (hoạt chất dinotefuran), Cheer 20wp (hoạt chất dinotefuran), Actimax 50wg (hoạt chất Emamectin benzoate), Brightin 1.8ec (hoạt chất Abamectin), Vineem 1500ec (hoạt chất Azadirachtin).

BỆNH NẤM MỐC BỘT

BỆNH NẤM MỐC BỘT TRÊN CÂY ỚT


Mầm bệnh: Leveillula taurica (giai đoạn bất toàn = Oidiopsis taurica)

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU

Nấm mốc bột chủ yếu ảnh hưởng đến lá cây ớt. Mặc dù bệnh thường xảy ra ở những lá già ngay trước hoặc trong khi cây ra quả, bệnh vẫn có thể phát triển ở bất cứ giai đoạn phát triển nào của cây ớt. Các triệu chứng bao gồm lá bị loang lổ, trắng, vết loang bột ngày càng rộng và hợp lại để bao phủ toàn bộ bề mặt dưới của lá. Qua thời gian, vết loang bột cũng sẽ hiện diện ở mặt trên của lá. Lá ớt có nấm mốc phát triển ở mặt dưới có thể đổi sang màu vàng nhợt hay nâu nhạt loang lổ ở mặt trên. Các viền của lá nhiễm nấm có thể cuộn lên phía trên để lộ vết loang nấm bột màu trắng. Các lá bệnh rụng khỏi cây và làm cho cây ớt bị phơi nắng nhiều và có thể dẫn đến cháy nắng.

NHẬN XÉT VỀ BỆNH

Nấm mốc bột có thể đặc biệt nghiêm trọng trong những tháng nóng và có thể gây ra mất mùa nặng. Mầm bệnh có phạm vi vật chủ rất rộng và có thể lây truyền giữa những loài khác nhau. Ở California, nấm mốc bột có thể đến từ những cây trồng như hành, bông, cà chua, tất cả các loài ớt, và các loài cây cỏ dại như cây diếp gai và tầm bóp (thù lù).

Mầm bệnh nấm mốc bột này khác với những mầm bệnh nấm mốc bột ở các giống cây khác mà bệnh xảy ra chủ yếu bên trong lá thay vì trên bề mặt lá. Cleistothecia (bào tử hữu tính) của Leveillula ở giai đoạn toàn diện hiếm khi xảy ra, nhưng các bào tử vô tính (conidia) được sản sinh và được gió gieo rắc. Nói chung, độ ẩm cao tạo điều kiện cho conidia nẩy mầm. Sự lây nhiễm nấm của cây trồng có thể xảy ra trong một phạm vi nhiệt độ rộng (18° đến 33°C) ở cả nhiệt độ cao lẫn nhiệt độ thấp. Trong những điều kiện thích hợp, sự lây nhiễm thứ cấp xảy ra cứ 7 đến 10 ngày, và bệnh có thể lan truyền nhanh chóng. Nhiệt độ trên 35°C có thể tạm thời ngân cản sự phát triển của bệnh nấm mốc bột.

XỬ LÝ

Việc thường xuyên theo dõi để phát hiện nấm mốc bột, đặc biệt là trong thời tiết ấm, là rất quan trọng để áp dụng các loại thuốc diệt nấm kịp thời để ngăn ngừa thiệt hại. Nấm mốc bột được xử lý chủ yếu bằng thuốc diệt nấm.

Kiểm Soát Cây Trồng

Loài nấm gây ra mốc bột có thể tồn tại trong thời gian các mùa vụ trên những cây trồng khác và các loài cỏ dại. Mức độ sống sót tùy thuộc vào các điều kiện môi trường. Do phạm vi vật chủ rộng lớn của nấm, rất khó để kiểm soát lượng mầm bệnh qua mùa đông. Do đó, những phương pháp vệ sinh đơn giản trong và xung quanh các ruộng ớt có thể không làm giảm mầm bệnh đủ để kiểm soát bệnh này.

Phần lớn các giống ớt không có mức độ kháng bệnh mốc bột khả quan. Hiện tại, chưa có chương trình gây giống nào nhằm mục đích phát triển các giống ớt kháng bệnh nấm mốc bột.

Các Phương Pháp Được Chấp Nhận Là Hữu Cơ

Phun lưu huỳnh và kali bicarbonate được chấp nhận sử dụng trong trồng ớt hữu cơ.

Các Quyết Định Xử Lý

Các loại thuốc diệt nấm có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn chặn tổn thất kinh tế nếu áp dụng trong những giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Để kiểm soát hiệu quả cần phải phun với áp suất cao và lượng nước lớn để thuốc diệt nấm đạt được sự xâm nhập tối ưu vào các tán cây. Sự phun phủ tốt là rất cần thiết; phun trên đất sẽ phủ tốt hơn phun trên không.

Tên phổ thông Lượng dùng mỗi hecta R.E.I.+ P.H.I.+
(tên thương mại)   (giờ) (ngày)

Khi chọn một loại thuốc sâu, hãy cân nhắc các thông tin liên quan đến chất lượng môi trường. Không phải tất cả các thuốc trừ sâu có đăng ký đều được nêu ra. Hãy luôn đọc kỹ nhãn của sản phẩm được sử dụng.
 
A. SULFUR DF# 5,6 kg 24 0
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Tiếp xúc đa điểm (M2)
  CHÚ THÍCH: Chỉ kiểm soát một phần ngay cả khi phun sớm. Để ngăn ngừa sự tổn thương cho cây trồng, không phun trong vòng 2 tuần nếu đã phun dầu.
 
B. AZOXYSTROBIN
  (Quadris) 450–1.150 ml 4 0
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Chất gây ức chế bên ngoài Quinon (11)
 
C. PYRACLOSTROBIN
  (Cabrio EG) 600–900 ml 12 0
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Chất gây ức chế bên ngoài Quinon (11)
  CHÚ THÍCH: Không phun quá 6 lần mỗi mùa.
 
D. MYCLOBUTANIL
  (Rally 40W) 300 ml 24 0
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Chất gây ức chế khử mety(3)
  CHÚ THÍCH: Không phun quá 4 lần mỗi năm. Không phun quá 1.4 kg/ha.
 
E. QUINOXYFEN
  (Quintec) 300–450 ml 12 3
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Quinolin (13)
  CHÚ THÍCH: Dùng để thay thế luân phiên sau mỗi lần sử dụng một loại thuốc diệt nấm có nhóm cách xử lý khác.
 
F. TRIFLOXYSTROBIN
  (Flint) 110–150 ml 12 3
  TÊN (SỐ HIỆU1) NHÓM CÁCH XỬ LÝ: Chất gây ức chế bên ngoài Quinon (11)
 
G. POTASSIUM BICARBONATE
  (Kaligreen) 180–220 ml 4 1
  CÁCH XỬ LÝ: Một loại muối vô cơ.
  CHÚ THÍCH: Tuy sản phẩm này đã được thử nghiệm cho những loại cây trồng khác, nghiên cứu vẫn đang thiếu dữ liệu sử dụng cho cây ớt và các quan sát cho thấy rằng sản phẩm chỉ giúp kiểm soát một phần. Phun phủ kỹ và thường xuyên là điều cần thiết.
 
** Xem nhãn để biết tỷ lệ pha loãng.
+ Khoảng thời gian hạn chế vào (R.E.I.) là số giờ (trừ khi được ghi khác) từ khi phun thuốc cho đến khi có thể bước vào khu vực được phun mà không cần đồ bảo hộ. Khoảng thời gian trước thu hoạch (P.H.I.) là số ngày từ khi phun thuốc đến khi được thu hoạch. Trong một số trường hợp REI vượt PHI. Trong hai chỉ số này, chỉ số nào dài hơn sẽ là thời gian tối thiểu phải bỏ qua trước khi thu hoạch.
# Được chấp nhận sử dụng trong trồng trọt hữu cơ.
1 Luân phiên các hóa chất với một số hiệu Nhóm cách-xử-lý khác nhau, và không sử dụng các sản phẩm có cùng một số hiệu Nhóm cách-xử-lý hơn hai lần mỗi mùa để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc. Ví dụ, the organophosphates có số hiệu Nhóm 1B; các hóa chất có số hiệu Nhóm 1B nên được thay thế bằng các hóa chất có một số hiệu Nhóm khác 1B. Các số hiệu Nhóm cách-xử-lý được chỉ định bởi IRAC (Ban Xử Lý Kháng Thuốc Trừ Sâu).

Nguồn: sưu tầm.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU TƠ (PLUTELLA XYLOSTELLA) HẠI RAU MÀU

Sâu tơ (Plutella xylostella linaeus) là đối tượng gây hại chủ yếu trên cây rau họ hoa thập tự (su hào, bắp cải,…) Sâu tơ thường phát sinh và gây hại từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, làm giảm năng suất và chất lượng rau rõ rệt nếu không được phòng trừ kịp thời.

Đặc điểm của sâu tơ

Trưởng thành sâu tơ nhỏ, thân dài khoảng 6-7mm, sải cánh rộng 12-15mm màu nâu xám, trên cánh có dải màu trắng (ngài đực) và dải màu vàng (ngài cái) chạy từ gốc cánh đến đỉnh cánh, mép ngoài có lông nhỏ dài mịn, khi đậu cánh áp sát thân.

Trứng hình bầu dục màu vàng xanh nhạt, dài khoảng 4-5mm; Sâu non màu xanh nhạt, đẫy sức dài 9-10mm, mỗi đốt đều có lông nhỏ. Nhộng màu vàng nhạt, dài 5-6mm, nhộng được bọc trong kén mỏng màu trắng xốp.

Trưởng thành sâu tơ hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Ngài hoạt động mạnh nhất từ chập tối đến nửa đêm. Mỗi ngài cái đẻ trung bình 50-400 quả trứng. Trứng được đẻ phân tán hay thành cụm dưới mặt lá, hai bên gân lá hay chỗ lõm dưới lá.

Sâu non có 4 tuổi, sâu mới nở sống tập trung, từ tuổi 2 trở đi sâu ăn thịt lá để lại biểu bì tạo thành các đốm trong mờ. Ở tuổi lớn sâu bắt đầu ăn  mạnh làm thủng lá chỉ chừa lại gân lá. Đặc biệt sâu tơ là 1 trong những loài sâu có khả năng kháng thuốc cao.

Biện pháp phòng trừ

Để chủ động phòng trừ sự phát sinh gây hại của sâu tơ trên rau cần thực hiện một số biên pháp sau:

– Biện pháp canh tác:

+ Bố trí thời vụ thích hợp.

+ Luân canh với cây trồng không cùng ký chủ như lúa, ngô,… nên trồng xen với cây họ cà, hành, tỏi,…để xua đuổi trưởng thành đến đẻ trứng.

+ Nên tưới rau bằng vòi phun mưa vào buổi chiều mát để ngăn cản việc giao phối của trưởng thành và rửa trôi bớt trứng, sâu non.

+ Sau khi thu hoạch phải dọn sạch tàn dư của cây, đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt trứng, sâu non…

– Biện pháp sinh học:

Sử dụng thiên địch của sâu tơ như nhóm ăn mồi (nhện, bọ rùa, chuồn chuồn cỏ), nhóm ong ký sinh (ong cự loài Diadegma sp., ong kén nhỏ loài Cotesia sp)

Dùng bẫy pheromone thích hợp để diệt trưởng thành sâu tơ.

– Biện pháp hóa học

Sâu tơ có khả năng kháng thuốc nhanh, để giảm bớt áp lực kháng thuốc của sâu cần sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc như:  Silsau super 1.9,3.5EC; Tasieu 1.9EC; 5WG; TC-Năm sao 20EC, 35EC; Reasgant 3.6EC…

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033


Việt Nam Nông Nghiệp Sạch chân thành cảm ơn Quý đọc giả đã ủng hộ Website của chúng tôi trong thời gian vừa qua, hiện tại chúng tôi có một số chương trình hay, mong được chia sẻ cùng Quý đọc giả.

Chương trình 1: Sách hay tặng bạn: Hướng dẫn trồng rau sạch.

Chương trình 2: Món quà tặng bé yêu.

CÁC BỆNH KHẢM DO VIRUS Y GÂY RA TRÊN CÂY ỚT

CÁC BỆNH KHẢM DO VIRUS Y GÂY RA TRÊN CÂY ỚT


Các mầm bệnh: Vi rút gây vằn ớt potyvirus (PepMoV), Vi rút khắc thuốc lá potyvirus (TEV), và Vi rút khoai tây Y potyvirus (PVY)

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng trên những cây nhiễm các loại bệnh khảm do potyvirus có thể khác nhau, nhưng nói chung, cây ớt sẽ thể hiện một màu nhạt hơn trên tổng thể với những vân khảm (những vùng xanh nhạt và đậm xen kẽ) trên ít nhất một số lá cây, đặc biệt là trên các lá non. Cây ớt thường sẽ trở nên còi cọc, lá quăn, và quả bị méo mó cùng với vân khảm trên lá. Các triệu chứng có thể tương tự như bệnh do vi rút khảm dưa chuột gây ra.

NHẬN XÉT VỀ BỆNH

Tất cả những loại potyvirus ảnh hưởng đến cây ớt đều được lan truyền từ cây này sang cây khác bởi một số loài rệp. Rệp có thể truyền những vi rút này trong những khoảng thời gian rất ngắn (vài phút đến vài giờ). Loại hình hoạt động của rệp khiến vi rút lan truyền diễn ra khi rệp di chuyển mạnh qua ruộng ớt và thăm dò các mô của cây khi chúng bắt đầu ăn hại. Một khi rệp đã xâm lấn cây ớt, ổn định để ăn hại, việc truyền vi rút giảm mạnh. Do vậy, sự lan truyền thường rất nhanh. Nói chung, sự lan truyền potyvirus trong ruộng xảy ra khi hoạt động của rệp trong ruộng ở mức cao.

Tất cả các loại potyvirus ảnh hưởng đến ớt đều có phạm vi vật thể chủ rộng bao gồm cả những cây trồng khác và nhiều loài cây cỏ dại, cụ thể là những cây thuộc họ Cà (cà chua, khoai tây, cà pháo, và họ cà dược). Tồn tại những biến dạng khác nhau của potyvirus, một số trong đó khác biệt về khả năng gây bệnh cụ thể của chúng. Rất dễ tìm thấy những cây ớt nhiễm đồng thời nhiều loại potyvirus khác nhau và còn nhiễm vi rút khảm dưa chuột. Tuy phun diệt loài rệp trung gian sẽ không ngăn cản được lây nhiễm xảy ra, người trồng ớt vẫn nên cố gắng để quản lý mật độ của loài vật trung gian này khi có thể.

XỬ LÝ

Hiện đã có một số giống cây kháng bệnh được dẫn xuất từ những loài cây có quan hệ chặt chẽ với cây ớt, và những nỗ lực đang được thực hiện để phát triển nhiều loài kháng bệnh hơn. Nhìn chung, những nguồn gen kháng bệnh ở các loài ớt chuông nhiều hơn đối với Potato Y potyvirus, sau đó là Potyvirus khắc thuốc lá, tiếp theo là Potyvirus vằn ớt.

Chưa có cách kiểm soát bằng hóa chất hiệu quả được phát triển để trị các bệnh khảm do potyvirus ở California. Phạm vi tác động của những vi rút này là không thể dự đoán được theo các năm và địa điểm. Thuốc trừ sâu không có hiệu quả trong việc kiểm soát sự lan truyền của các vi rút này vì nó không giết chết rệp trước khi rệp có thể nhiễm và truyền vi rút sang cây.

Các tấm phủ phản quang được áp dụng cho cây trồng đã thể hiện sự hiệu quả trong việc xua đuổi loài rệp khỏi cây, do đó giảm nhẹ hoặc trì hoãn sự lây nhiễm vi rút.

Nguồn: sưu tầm.

BỆNH ĐỐM HOẠT TỬ TRÊN CÂY ỚT

BỆNH ĐỐM HOẠT TỬ TRÊN CÂY ỚT


Mầm bệnh: Vi rút đốm hoại tử (INSV) trong nhóm tospovirus

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU

Triệu chứng trên những cây ớt nhiễm vi rút đốm hoại tử bao gồm các đốm vàng trên toàn bộ lá (bệnh úa vàng), các đốm chết (hoại) trên lá hoặc các cành non trên cùng, và nói chung là cây ớt còi cọc. Quả ớt lộ ra những đốm úa vàng, những vùng màu đỏ hoặc xanh được bao quanh bởi các quầng màu vàng, và những vùng đồng tâm mà có thể trở nên chết hoại. Các triệu chứng tương tự như bệnh gây ra bởi một loại tospovirus khác là Vi rút héo đốm cà chua (TSWV).

NHẬN XÉT VỀ BỆNH

Ở California, INSV chủ yếu có vật trung gian là bọ trĩ hoa tây phương. Khi bọ trĩ mang các loại tospo virus do ăn những cây bị nhiễm, chúng sẽ duy trì khả năng truyền vi rút trong phần đời còn lại của mình. INSV có phạm vi vật chủ gồm hầu hết là cây cảnh và không rộng như TSWV.

XỬ LÝ

Trong khi phun xịt diệt sinh vật trung gian bọ trĩ sẽ không ngăn chặn được những bệnh do vi rút này diễn ra, người trồng ớt vẫn nên cố gắng quản lý số lượng bọ trĩ nếu có thể.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

Nguồn: sưu tầm.

BỆNH KHẢM DƯA CHUỘT

BỆNH KHẢM DƯA CHUỘT TRÊN CÂY ỚT


Mầm bệnh: Vi rút khảm dưa chuột cucumovirus (CMV)

CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU

Các triệu chứng trên những cây ớt nhiễm vi rút khảm dưa chuột cucumovirus có thể khác nhau, nhưng nói chung, cây thể hiện toàn bộ một màu sắc nhạt cùng với những hoa văn khảm (xen kẽ những vùng xanh nhạt và đậm) trên ít nhất một số lá cây, đặc biệt là trên các lá non. Thông thường, gân lá chính bị méo mó và hơi có hình dạng chữ chi. Cây ớt thường trở nên còi cọc, lá quăn, và bị khảm, và các lá già có thể phát triển những vùng hoại tử có hình dạng như lá sồi. Quả có thể bị dị hình và có những vòng đồng tâm hoặc vết đốm rõ rệt. Có thể rất khó để phân biệt chính xác những cây ớt nhiễm vi rút khảm dưa chuột cucumovirus với những cây bị nhiễm potyvirus. Nói chung, sự lây nhiễm vi rút khảm dưa chuột cucumovirus nghiêm trọng hơn lây nhiễm potyvirus. Tuy nhiên, những trường hợp lây nhiễm hỗn hợp thường rất phổ biến, và vi rút này và một hoặc nhiều potyvirus có thể lây nhiễm cho cây ớt một cách đồng thời.

NHẬN XÉT VỀ BỆNH

Vi rút khảm dưa chuột cucumovirus lan truyền từ cây này sang cây kia bởi sinh vật trung gian là rệp; nhiều loài rệp là những vật trung gian hoàn hảo. Rệp truyền vi rút khảm dưa chuột cucumovirus trong khi thăm dò các mô lá. Một khi rệp mang vi rút khảm dưa chuột cucumovirus, nó sẽ chỉ duy trì khả năng truyền loại vi rút này trong một thời gian ngắn (vài phút đến vài giờ); sự lan truyền của vi rút là cục bộ và rất nhanh chóng trong các ruộng ớt. Nói chung, sự lan truyền trong ruộng cây liên quan đến hoạt động tổng thể của rệp, chứ không phải sự hiện diện của các loài rệp xâm lấn.

Có một số biến dạng nguồn gây bệnh của loại vi rút này. Vi rút có một phạm vi vật thể chủ rộng lớn từ các cây trồng lá rộng cho đến các loài cây cỏ dại, và do đó, việc loại trừ các nguồn mang vi rút thường xuyên biến đổi không phải là một chiến lược xử lý khả thi.

XỬ LÝ

Hiện không có nguồn giống ớt kháng vi rút khảm dưa chuột cucumovirus nào. Những nổ lực đang được thực hiện để phát triển các giống ớt kháng bệnh, cả thông qua việc gieo trồng truyền thống lẫn bằng công nghệ sinh học. Việc loại bỏ các cây cỏ dại và sử dụng các tấm phủ phản quang để xua đuổi sâu bọ truyền bệnh có thể giảm sự tác động của loại bệnh này cho cây ớt.

Các chiến lược dùng thuốc hóa học là không hiệu quả. Các loại thuốc trừ sâu được hướng dẫn dùng để kiểm soát loài rệp trung gian không hiệu quả trong việc ngăn chặn loại vi rút này bởi vì chúng không thể giết chết rệp trước khi chúng truyền vi rút cho cây; tuy nhiên, người trồng ớt vẫn nên cố gắng quản lý số lượng sinh vật trung gian nếu có thể (để biết thêm thông tin, hãy xem RỆP HỒ ĐÀO XANH).

Nguồn: sưu tầm.

KĨ THUẬT CHĂM SÓC CÂY LÚA THỜI ĐIỂM CUỐI VỤ

Từ nay đến cuối vụ mùa là thời điểm xung yếu nhất của cây lúa đối với sâu bệnh hại và thời tiết bất lợi. Để đảm bảo năng suất, chất lượng lúa gạo, cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

– Dưỡng nước và điều tiết hợp lý:

Lúa từ phân hóa đòng đến trổ bông đòi hỏi phải có đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng thiết yếu mới phát triển thuận lợi. Cần dưỡng ẩm cho lúa kể từ khi lúa có “cứt gián” đến khi trước trổ khoảng 10 ngày (mực nước thích hợp 3 – 4cm). Sau thời gian này cần tháo nước để lộ ruộng khoảng 2 – 3 ngày rồi tưới nước trở lại lúa sẽ vươn đốt nhanh và đồng loạt.

Khi lúa trổ cần rút hết nước ruộng chỉ giữ lại ở mức mềm bùn để giun xới đất, lúa sẽ ra đợt rễ cuối cùng và trổ bông phơi màu thuận lợi. Khi lúa đã trổ thoát khoảng 85% thì đưa nước trở lại ruộng rồi rút cạn hẳn khi lúa báo chín (lúa đỏ đuôi).

– Bón phân theo yêu cầu của lúa:

Song song với việc điều tiết nước hợp lý nông dân cần bón phân để có bông lúa to, nhiều hạt, tỷ lệ lép thấp và hạt lúa mẩy đều.

Khi phân hóa hoa cây lúa cần kali. Phân kali còn rất cần cho lúa cao sản, lúa lai sau trổ. Ở vụ mùa năm nay giai đoạn lúa đứng cái đến làm đòng lượng mưa xuống đồng là rất lớn nên lúa xanh tốt thậm chí có nhiều ruộng thừa đạm.

Vì vậy khác với thông lệ, ở vụ này nông dân không nên bón đạm mà chỉ bón lốt 50% lượng kali còn lại vào khoảng 18 – 20 ngày trước khi lúa trổ để giúp lúa có bông to, hạt mẩy.

Đối với lúa cao sản và lúa lai sau khi lúa trổ cần cung cấp tiếp một đợt kali cuối vụ bằng cách sử dụng kali dễ tiêu + vi lượng phun qua lá. Chế độ bón phân này giúp bông lúa to, nhiều hạt, tỷ lệ chắc cao, hạt thóc mẩy đều và bộ lá lúa vẫn sống đến khi lúa chín.

– Phòng trừ sâu bệnh hiệu quả:

Lúa mùa 2016 giai đoạn đứng cái đến làm đòng một số vùng có lứa sâu cuốn lá và đục thân gây hại nhưng ở mật độ thấp. Song sâu vũ hóa ở nhiều vùng lại trùng với cơn bão số 3 ập về. Lượng mưa lớn đã làm sâu non nở ra chết hàng loạt nên nông dân không cần sử dụng thuốc hóa học phun trừ.

Đối với những vùng có lứa sâu cuốn lá phát sinh không gặp mưa to thì cần sử dụng thuốc trừ sâu sinh học phun trừ cho những ruộng đã có lá đòng. Ruộng lúa chưa có lá đòng không nhất thiết phải trừ sâu lúc này. Giai đoạn lúa nứt áo đòng là thời điểm sâu đục thân, cuốn lá, rầy nâu thường hay phát sinh gây hại cùng lúc.

Nông dân cần thăm đồng điều tra sâu hại và trừ hiệu quả. Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu tổng hợp thay vì mua nhiều loại thuốc cộng gộp để tiết kiệm lượng tiền và có kết quả cao. Thời điểm lúa sau trổ đến ngậm sữa lúa mùa thường chịu ảnh hưởng lớn đối tượng rầy gây hại.

Nếu mật độ đến ngưỡng phun trừ (30 con/khóm) cần sử dụng thuốc đặc trị và phun thuốc trừ rầy theo ổ để tiết kiệm thuốc. Bệnh gây hại lúa mùa chủ yếu là vi khuẩn và nấm khô vằn, lem lép hạt. Nấm đạo ôn gây hại nhiều lúa mùa muộn nhưng ít gây hại lúa mùa sớm và mùa trung (vì lúa trổ bông vào thời điểm nắng nóng nấm đạo ôn không thể nảy mầm xâm nhập được).

Vụ mùa 2016 có nhiều bão và mưa nắng xen kẽ, lúa lại xanh tốt nên bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn cũng như bệnh khô vằn phát sinh gây hại mạnh, nhất là các giống lúa nhiễm (Bắc thơm số 7, Q5, nếp…) và lúa gieo cấy dày. Đòi hỏi người trồng lúa phải khống chế và phòng trừ hiệu quả. Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc kháng sinh có nhiều hoạt chất để khống chế vi khuẩn sau mưa bão. Bệnh khô vằn muốn diệt hiệu quả cần dùng thuốc đặc trị + kali trắng để phun.

KS. TRẦN THỊ LIÊN

 
 

GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐẠO ÔN MÙA MƯA BÃO

Đạo ôn là bệnh hại lúa quan trọng và phổ biến nhất ở vùng ĐBSCL. Bệnh xuất hiện và gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, gây hại trên tất cả các bộ phận của cây lúa (trừ rễ)

Vì vậy, bệnh đạo ôn là đối tượng gây hại quan trọng, bệnh trực tiếp làm giảm năng suất lúa. Vụ hè thu muộn và thu đông sớm bệnh thường gây hại nặng, phát triển nhanh và dễ bộc phát thành dịch trong điều kiện trời âm u mưa bão kéo dài.

Trong giai đoạn nông dân canh tác lúa vụ hè thu và chuẩn bị xuống giống vụ thu đông, mưa nhiều ngày liên tục làm không ít ruộng của bà con đã bị sụp mặt nhiều nơi như Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang…

Để giúp bà con nông dân đối phó với dịch bệnh và bảo vệ năng suất lúa, Cty TNHH Thương mại Tân Thành đã tiến hành bố trí thí nghiệm trên nhiều ruộng, ở nhiều vùng khác nhau, lúa vào giai đoạn từ 30 – 40 ngày sau sạ, trên các giống như OM 5451, IR 50404, giống nếp 3 tháng, nhằm tìm giải pháp phòng trừ đạo ôn hiệu quả nhất cho bà con nông dân trong điều kiện mưa bão liên tục.

Các loại thuốc dùng thí nghiệm gồm Travil 75WP (25gr/16 lít nước), phun 2 bình cho 1.000m2 và thuốc đối chứng (phun theo liều khuyến cáo). Thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả quản lý đạo ôn vượt trội của sản phẩm trong điều kiện mưa bão liên tục nhiều ngày.

Diễn tiến của vết bệnh đạo ôn sau khi phun Travil 75WP. Từ các kết quả thí nghiệm cho thấy, sản phẩm Travil 75WP có tỷ lệ phần trăm lá bệnh khô cao hơn thuốc đối chứng khoảng 30% ở thời điểm 7 ngày sau khi phun và vết bệnh đã được chặn đứng, không lây sang các lá mới.

Dưới điều kiện mưa liên tục trong các ngày thí nghiệm, sản phẩm Travil 75WP đã cô lập được vết bệnh ở ngày thứ 3 và tâm bắt đầu sáng, đến 7 ngày sau khi phun vết bệnh đã khô và tâm sáng rõ hơn các sản phẩm còn lại. Thuốc đối chứng không ngăn chặn được vết bệnh đạo ôn, đến 5 ngày vết bệnh vẫn không khô và đã lan rộng hơn, đồng thời vết bệnh đã xuất hiện trên những lá mới ở thời điểm 5 ngày sau phun.

Hiệu quả phòng trừ đạo ôn của Travil 75WP đã được bà con nông dân vùng ĐBSCL tin dùng do tính vượt trội của sản phẩm – quản lý hiệu quả bệnh đạo ôn trong mùa mưa bão. Đến nay với kết quả thực tế của thí nghiệm này cho thấy rằng Travil 75WP vẫn cho hiệu quả cao ngay trong điều kiện ẩm độ cao và mưa liên tục nhiều ngày.

Travil 75WP có tác dụng nội hấp mạnh, lưu dẫn trong cây lúa, ức chế sự nẩy mầm và xâm nhiễm của sợi nấm vào mô tế bào lá lúa, trực tiếp diệt trừ tận gốc sợi nấm, chặn đứng sự phát triển của vết bệnh, giúp lúa xanh lá hơn và cứng cây hơn. Vụ lúa hè thu muộn và thu đông sớm 2016, bà con nông dân hãy yên tâm sản xuất, không lo bệnh đạo ôn vì đã có sản phẩm Travil 75WP của Tân Thành.

Diễn tiến của vết bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc đối chứng

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033