Chat hỗ trợ
Chat ngay

“ƯU THẾ ĐỈNH ĐIỂM” CỦA THỰC VẬT LÀ GÌ? VÀ CÁCH ÁP DỤNG VÀO TRONG CANH TÁC CÂY TRỒNG

Mục Lục Bài Viết >>>

Xin cảm ơn!

Thế nào gọi là “ưu thế đỉnh điểm” của thực vật? Điều đó có nghĩa là, mầm non ở ngọn cây thường phát triển nhanh hơn mầm non trên thân cây. Ví dụ như sự sinh trưởng của các loài cây samu, cây bách quả tròn đa phần đều phát triển rất cao.

Vậy “ưu thế đỉnh điểm” được tạo ra như thế nào? Thân thực vật có khả năng sản sinh ra một chất gọi là “chất sinh trưởng”. Chất sinh trưởng nồng độ thấ thúc đẩy thực vật phát triển, nhưng chất sinh trưởng có nồng độ cao lại ngăn chặn quá trình sinh trưởng của thực vật.

Trong những trường hợp mầm ngọn cây vẫn còn, đại đa số các chất sinh trưởng ở phần ngọn cây của các loài thực vật sẽ được vận chuyển xuống phía dưới, làm cho nồng độ chất sinh trưởng chứa trong các mầm trên thân cây cao dần lên, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của các mầm cây bên cạnh đó.

Các mầm cây bên cạnh càng gần với ngọn cây thì càng bị các mầm ngọn ngăn chặn quá trình phát triển. Tốc độ tăng trưởng của các mầm trên thân cây không giống nhau nên hình dáng của toàn bộ cây như hình ngọn tháp. Khi mầm non của ngọn cây bị ngắt hoặc chịu sự hạn chế sinh trưởng thì lúc đó cây sẽ thúc đẩy những mầm non trên thân cây phát triển bình thường.

Người ta đã lợi dụng “ưu thế đỉnh điểm” của thực vật như thế nào? Khi tiến hành trồng những cây trồng có giá trị kinh tế người ta thường lựa chọn trồng các loại cây lá kim như cây samu, bởi nó có “ưu thế đỉnh điểm” rất điển hình.

Thân gỗ thẳng, nó là nguyên liệu số một trong lĩnh vực kiến trúc hoặc sản xuất dụng cụ gia dụng bằng gỗ, đồng thời nó là cây trồng lấy sợi phổ biến. Người ta lợi dụng “ưu thế đỉnh điểm” của nó để kéo dài thời gian sinh trưởng của chúng, như thế chúng ta có thể thu được càng nhiều sợi thực vật có chất lượng cao.

Tuy nhiên, khi nhiều quá, con người lại phải nghĩ cách tiêu diệt bớt những “ưu thế đỉnh điểm” của thực vật đi.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người trồng bông thường tỉa xén cành bông để hoa bông có thể nở nhiều hơn và từ đó nó có thể kết thêm nhiều quả bông hơn.

Chúng ta cũng cố thể dùng axít methanol trong trà i-ốt đê tiêu diệt “ưu thế đỉnh điểm” của cây đậu, giúp nó phát triển cành lá nâng cao năng suất tạo hạt.

Một chuyên gia nghiên cứu cây trồng ở Quảng Châu, Trung Quốc đã từng sử dụng phương pháp ngắt bỏ tâm trong để làm cho một cây hoa cúc có thể nở đến 2000- 3000 bông vào mùa xuân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *