Mô tả
PHÂN BÓN HỖN HỢP MỘT HẠT NPK 20-20-15+TE
Giữa thập kỷ 70-80, phân bón npk chưa được người dân sử dụng rộng rãi, chủ yếu npk là dạng cấp thấp như 5-10-3, 6-9-3… Sau đó, khoảng thập kỷ 90 có dòng npk ngoại nhập trong đó có 16-16-8 được người nông dân biết đến và sử dụng nhiều. Các công ty sản xuất phân bón ở nước ta thời điểm này đã bắt đầu sản xuất những dòng sản phâm npk có tổng hàm lượng trên 18%, khi đó được cho là dòng phân bón npk cấp cao. Trong những dòng npk đó có phân bón hỗn hợp từ các phân bón nguyên liệu phối trộn từ các phân hóa học đơn chất chính (còn gọi là phân đơn), công thức tương ứng với sự cân đối npk, cũng như tương tự npk khi cây trồng hấp thụ ở công thức npk 16-16-8, đó là sản phẩm npk 20-20-15.
Sản phẩm 20-20-15 này, về mặt lý thuyết, cho hàm lượng đạm, lân cao so với những công thức npk của giữa thập kỷ 70, thậm chí cùng định lượng bón của đạm, lân nguyên chất thì hàm lượng kali còn cao hơn hàm kali của công thức 16-16-8 đến 4 đơn vị. Mặt khác, công thức này còn thích hợp bón, chăm sóc ở nhiều giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây.
Với định lượng bón đạm, lân như nhau, khi hàm lượng phân bón trong công thức 20-20-15 cao thì sẽ giảm được trọng lượng vận chuyển, giảm được chi phí khi mua sản phẩm này.
Lợi ích của công thức 20-20-15 này đã thể hiện ưu việt, chính vì vậy nhiều nhà sản xuất đã cho ra dòng sản phẩm hỗn hợp trộn này với ba chất chính là urê, lân phức hợp và kali, hợp thành sản phẩm gọi là phân bón 20-20-15 ba màu (thực tế có thể là bốn màu khi bổ sung để đủ tỉ lệ phần trăm).
Sau này nhiều nhà sản xuất còn bổ sung thêm vi chất (TE) để hi vọng cây trồng có thể hấp thu thêm yếu tố vi lượng. Tuy nhiên việc kiểm chứng này cũng chưa thể hiện rõ ràng trên một khảo nghiệm nào.
Mặt ưu điểm của phân ba màu này là như vậy, nhưng hạn chế của loại phân này cũng không phải là không có. Với kết cấu và tỷ trọng của những hạt phân đơn, chúng đã gây những nhược điểm trước mắt, đó là khi sử dụng cho vùng lúa nước có thể sẽ có hiện tượng dinh dưỡng không đồng đều, do gieo rải không đều, do kích thước hạt phân và trọng lượng hạt phân khác nhau từ đó có thể gây nên ruộng đám lúa xanh ít hay xanh đậm. Còn khi sử dụng với vùng gò cao, bồn cây, khi tập quán bón rải trên bề mặt lại càng thể hiện hạn chế hơn, đó lá không có sự phân bố dinh dưỡng đồng đều trên mặt đất, lượng đạm dễ bị bốc hơi, lân và kali dễ bị rửa trôi hay cố định trong dung dịch đất, ngăn cản việc hấp thụ dinh dưỡng của bộ rễ cây.
Ngoài những tính ưu việt vốn có của công thức 20-20-15 và khắc phục mặt hạn chế của loại phân bón ba màu này, Công ty Cổ phần Phân Bón Miền Nam đã nghiên cứu thử nghiệm thành công công thức 20-20-15 hỗn hợp một màu (một hạt). Công ty còn bổ sung thêm yếu tố trung lượng, vi lượng cho ra sản phẩm 20-20-15+TE, hàm lượng đạm (N) chiếm tỉ lệ 20%, hàm lượng lân (P2O5) chiếm tỉ lệ 20% và hàm lượng kali (K2O) chiếm tỉ lệ 15%; Các thành phần trung vi lượng được bổ sung theo quy định. Với sản phẩm này hoàn toàn có thể khẳng định rằng, dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng đảm bảo và hạn chế tối đa sự thất thoát dinh dưỡng, cũng là điều kiện cần và đủ của sự phân phối đồng đều dinh dưỡng cho bộ rễ hút được dưỡng chất tốt nhất, cung cấp cho cây đảm bảo hơn nhất.
Sản phẩm npk 20-20-15+TE của Công ty Cổ phần Phân Bón Miền Nam đang được các kênh đối tác, đại lý của Công ty ở khắp các tỉnh thành trên cả nước phân phối. Sản lượng điển hình từ Cao Nguyên Trung phần trở vào khu vực Miền Đông và Tây Nam Bộ.
Hi vọng rằng, với những sản phẩm nổi trội như sản phẩm 20-20-15+TE một hạt của Công ty Cổ phần Phân Bón Miền Nam, sẽ luôn đồng hành với người dân cả nước, mang đến cho bà con nông dân có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng tốt và cho vụ mùa đạt kết quả cao.
Biên tập và viết bài, Ks Lê Minh Giang
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!