PHÂN BÓN MIỀN NAM VỚI CÂY RAU HỌ THẬP TỰ (CẢI THẢO)

TÔI MUỐN MUA HÀNG Hotline: 0933067033 - 0919817033

Mô tả

1. Giới thiệu

Cải thảo có tên khoa học là Brassicaceae. Đây là phân loài thực vật thuộc họ Cải, có nguồn gốc từ Trung Quốc được người dân ở đây gọi là cải Thiên Tân. Loại rau này được nhanh chóng di thực trồng nhiều ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam .v.v., nhưng cũng có thể bắt gặp ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, New Zealand.

Cải thảo có màu sắc khá giống với cải bắp, phần lá bao ngoài của màu xanh đậm, còn lá cuộn ở bên trong (gọi là lá non) có màu xanh nhạt, trong khi phần cuống lá có màu trắng.

Ở Việt Nam, cải thảo còn được gọi là cải bao, cải cuốn, cải bắp tây. Cải thảo có thể trồng quanh năm, ở miền Bắc được trồng nhiều vào tháng 8 – 10, còn ở miền Nam hạt giống cải thảo được gieo thời gian lâu hơn, từ tháng 7 đến tháng 4 năm sau.

Canh tác cây cải thảo
Canh tác cây cải thảo

2. Canh tác cây cải thảo với Phân bón Miền Nam

2.1. Chuẩn bị đất trồng

– Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống rộng 100-120 cm, cao 10-15 cm, rãnh của luống rộng 20-25 cm. Nếu canh tác vụ sớm nên lên luống mai rùa cao để phòng mưa gây úng. Cải thảo có thể trồng trên các loại đất khác nhau, thích hợp nhất là trồng trên đất thịt nhẹ, độ pH trong đất thích hợp là 5,5-6,0. Mật độ gieo trồng: Hàng cách hàng 40-50 cm, cây cách cây 35-40 cm.

Kỹ thuật trồng cây cải thảo chú trọng nhiều đến khâu làm đất và bón lót

– Bón lót Phân bón Miền Nam Hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P với lượng bón từ 50-70 kg/1.000 m2. Phân Hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P là phân bón sạch, được sản xuất từ 100% nguyên liệu thực vật, phù hợp trong canh tác G.A.P, có 55% Hữu cơ, Đạm tổng hợp từ tự nhiên, Acid Humic, Acid Fulvic, nấm Trichoderma .v.v., góp phần tạo ra hệ sinh thái đất ổn định, gia tăng hiệu quả hoạt động của các yếu tố vi sinh vật có lợi, hạn chế các chủng nấm gây hại, hạn chế rửa trôi các yếu tố dinh dưỡng, kích thích khả năng ra rễ non nhiều hơn, cây trồng có bộ rễ khỏe hơn đồng thời hạn chế sự thoái hóa và bạc màu của đất trồng.

Phân bón hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P dùng để bón lót cho cây cải thảo

– Ngoài ra, khi chuẩn bị đất trồng có thể bón thêm Phân bón Miền Nam Supe Lân Long Thành với lượng bón từ 20-25 kg/1.000 m2 để nâng cao pH, cung cấp Lân (P2O5) và hoạt hóa đất.

Phân bón Miền Nam Supe Lân Long Thành cải thiện độ pH, cung cấp Lân và hoạt hóa đất

– Cần phải trải đều phân bón lên mặt luống và trộn lẫn phân với đất, sau đó vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,2-2 cm để gia tăng hiệu quả của phân bón.

2.2. Gieo trồng

– Gieo trồng bằng hạt giống: Trước khi tiến hành gieo trồng, hạt giống được ngâm vào nước ấm ở nhiệt độ khoảng 45oC trong vòng 20 phút. Sau đó vớt ra và ngâm trong nước sạch bình thường trong khoảng thời gian từ 4-6 giờ thì tiến hành gieo trồng. Gieo lên luống theo tỉ lệ 1,5-2g hạt/m2, khi gieo xong thì phủ rơm lên để giữ ẩm cho đất. Nếu gieo trong điều kiện thời tiết xấu thì dùng cót tre để che chắn.

Hạt giống cây cải thảo
Hạt giống cây cải thảo

– Gieo trồng bằng cây giống ở vườn ươm: Giống cây gieo ở vườn ươm từ 20-25 ngày, cây có 5-6 lá thật, chọn cây giống khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Nên xử lý rễ với dung dịch kích thích sát khuẩn.

2.3. Bón phân

a. Bón thúc 1: Từ 10-12 ngày sau gieo trồng

Sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 20-20-15+TE (dạng 1 hạt) với lượng bón từ 12,5-15 kg/1.000 m2 để bón thúc 1. Là sản phẩm thế hệ mới của Công ty, tan nhanh và được tích hợp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đa trung vi lượng trong một viên phân, giúp cây trồng dễ dàng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cây cải thảo gia tăng nhanh bộ rễ chùm cũng như dinh dưỡng được cung cấp cân đối để cây nhanh chóng phát triển hài hòa lá và thân.

Phân bón Miền Nam NPK 20-20-15+TE (dạng 1 hạt) hiệu quả trong việc tăng nhanh bộ rễ chùm và cung cấp dinh dưỡng đa lượng cho cây
Phân bón Miền Nam NPK 20-20-15+TE (dạng 1 hạt) hiệu quả trong việc tăng nhanh bộ rễ chùm và cung cấp dinh dưỡng đa lượng cho cây

b. Bón thúc 2: Từ 22-25 ngày sau gieo trồng

– Sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 15-9-13+TE (dạng hạt) với lượng bón từ 15-20 kg/1.000 m2 để bón thúc 2. Đây là sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm chuyên dùng cho cây rau màu các loại, trong đó có cải thảo. Sản phẩm tan nhanh và được tích hợp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đa trung vi lượng trong một viên phân, giúp cây trồng hấp thu đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết để cây khỏe, hạn chế sâu bệnh, tăng sinh khối đồng nghĩa với việc gia tăng năng suất, cây cải thảo cuộn chắc hơn và có vị ngon ngọt hơn.

– Có thể sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 15-15-15+TE (dạng hạt) với lượng bón từ 15-17,5 kg/1.000 m2 như là một sản phẩm thay thế trong giai đoạn này.

Các loại phân bón NPK 15-9-13+TE và NPK 15-15-15+TE của Phân bón Miền Nam thường được sử dụng bón thúc cho cây cải thảo
Các loại phân bón NPK 15-9-13+TE và NPK 15-15-15+TE của Phân bón Miền Nam thường được sử dụng bón thúc cho cây cải thảo

c. Bón thúc 3: Từ 37-40 ngày sau gieo trồng

Sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 15-9-13+TE (dạng hạt) với lượng bón từ 25-30 kg/1.000 m2 để bón thúc 3 hoặc có thể sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 20-20-15+TE (dạng 1 hạt) với lượng bón từ 22-27 kg/1.000 m2 như là một sản phẩm thay thế trong giai đoạn này.

2.4. Chăm sóc

– Sau gieo trồng một tuần, cần kiểm tra lại toàn bộ luống rau, cấy dặm lại những cây yếu, cây bị chết để đảm bảo mật độ trên luống.

– Thường xuyên tưới nước mỗi ngày, sử dụng ô doa hay bình nước có vòi hoa sen để tưới. Cây cải thảo là cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng cho nên chỉ cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây, tránh ngập úng gây thối rễ ảnh hưởng đến cây trồng, làm rãnh thoát nước để tránh hiện tượng mưa nhiều gây ứ đọng làm chết cây. Sử dụng nguồn nước sạch (không bị ô nhiễm), nước giếng khoan để tưới tiêu cho cây cải thảo, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.

– Vào mỗi đợt bón phân cần kết hợp làm cỏ, xới xáo vun gốc và tưới nước để giúp cải thảo nhanh phát triển. Cắt tỉa các lá già ở gốc, kiểm tra sâu bệnh để kịp thời phòng trị.

– Cần chú ý đảm bảo các điều kiện về môi trường sống để cây cải thảo cho năng suất và chất lượng cao như:

+ Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, sinh dưỡng từ 23-25oC.

+ Ánh sáng: cây cải thảo là loại cây ưa ánh sáng ngày dài.

+ Độ ẩm: trồng cây cải thảo trong điều kiện đủ độ ẩm thường xuyên 70-80%.

– Ngoài ra, khi cây cải thảo được 22-25 ngày có thể dùng một số sản phẩm Phân bón lá Yogen của Phân bón Miền Nam như Yogen 2 (rau ăn lá), Kali Humate phun định kỳ 7-10 ngày/1 lần để hỗ trợ quá trình phát triển lá, tăng sinh khối chất xanh, tăng khả năng cuộn chắc, nhờ đó không chỉ giữ được phẩm chất mà còn góp phần tăng chất lượng sản phẩm.

Các sản phẩm Phân bón lá của Phân bón Miền Nam (Yogen No2, Kali Humate) cho cây cải thảo
Các sản phẩm Phân bón lá của Phân bón Miền Nam (Yogen No2, Kali Humate) cho cây cải thảo

3. Phòng trừ dịch hại tổng hợp và thu hoạch

3.1. Phòng trừ dịch hại tổng hợp

Áp dụng các biện pháp dưới đây để quản lý dịch hại tổng hợp trong quá trình trồng và chăm sóc cây cải thảo:

– Biện pháp canh tác kỹ thuật: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cắt tỉa các lá già vàng úa, luân canh cây trồng khác họ. Kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh và thực hiện ghi chép nhật ký.

– Biện pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh. Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm .v.v.. 

– Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính (dùng nhựa thông (Colophan) nấu trộn với nhớt xe theo tỉ lệ 4/6), bẫy Pheromone dẫn dụ côn trùng. Có thể sử dụng lưới ruồi cao từ 1,5-1,8 m che chắn xung quanh vườn hạn chế ruồi đục lá, sâu, côn trùng gây hại bay từ vườn khác sang.

– Biện pháp hóa học: Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc). Khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc) và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Phun khi bệnh chớm xuất hiện, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:

+ Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.

+ Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.

3.2. Thu hoạch

Trước khi thu hoạch 10-15 ngày không phun các loại thuốc bảo vệ thực vật. Tùy theo từng giống, khi trồng từ 60-70 ngày thì có thể thu hoạch, khi cây đã có lá cuốn chặt có thể thu hoạch, dùng dao chặt sát gốc, tỉa bỏ lá già, lá sâu bệnh và hạn chế làm dập nát bắp cải thảo./.

Sưu tầm và biên soạn

KS. Lê Minh Giang


0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *