
Mô tả
1. Giới thiệu chung
– Nguồn gốc: Dưa hấu (tên khoa học là Citrullus lanatus) là một loài thực vật thuộc họ Cucurbitaceae, loài thực vật có hoa giống như cây nho có nguồn gốc từ khu Tây Phi. Nó được trồng để lấy quả.
– Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh: Dưa hấu là loại thân thảo có thể bò hay leo giàn, có khả năng thích ứng rộng với điều kiện khí hậu và đất đai. Nhiệt độ tối thích cho dưa hấu phát triển từ 25-300C. Nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 150C dưa sẽ ngừng sinh trưởng. Dưa hấu phát triển tốt trên các loại đất thịt pha cát hoặc trung bình, pH phù hợp cho dưa hấu sinh trưởng phát triển từ 5,5-6,5.

2. Canh tác cây dưa hấu với Phân bón Miền Nam
2.1. Chuẩn bị giống, đất trồng vả kỹ thuật trồng
a. Giống: Hiện nay thị trường có nhiều loại giống, sự lựa chọn tùy theo yêu cầu thị trường tiêu thụ. Các giống như Sugar baby watermelon, hiện có bán trên thị trường là giống nhập từ Mỹ (Sunblest, Harris Moran, Eagle), Thái Lan (Chia Tai, Trái Bầu). Trong nhiều năm qua giống Sugar baby được trồng rất phổ biến, nhất là để chưng tết. Trái tròn, trung bình 3-5 kg, vỏ màu xanh đen, ruột đỏ, thời gian sinh trưởng 65-70 ngày, đây là giống thụ phấn tự do. Giống dưa hấu lai F1, nhập nội từ các nước Mỹ, Thái Lan, Đài Loan, quả không hạt như NH-Tân Nhất, NH – Thắng Lợi số 1, NH – Hưng Huy, NH- Gia Linh, NH Quốc Hoa, NH – Quốc Vượng; Giống An Tiêm 95: Là dưa hấu lai F1, trái to, tròn, nặng 6-7 kg, vỏ đen có gân đậm, ruột đỏ, ngon…
b. Đất: Dưa hấu có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên cũng như một số cây trồng khác, các loại đất tơi xốp, thoát nước thì thích hợp nhất. Đất sau khi được cày bừa kỹ và lên luống phủ ni-lông hoặc cũng có thể không lên luống.
Lượng phân bón cho dưa hấu tùy theo trên các loại đất bặc màu hoặc đất xám nghèo dinh dưỡng cần phải bón bổ sung cho phù hợp với nhu cầu của cây.
c. Kỹ thuật trồng:
– Thời vụ:
+ Vụ sớm (dưa Noel): Gieo trồng vào tháng 10 và thu hoạch vào dịp Noel (20/12 – 30/12).
+ Vụ chính (dưa Tết): Gieo trồng tháng 11 và thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán.
+ Vụ hè (dưa Lạc Hậu): Gieo trồng vào tháng 02 – tháng 5.
– Gieo hạt, ươm cây con:
+ Gieo thẳng: Chuẩn bị lỗ trồng ngoài đồng ruộng bằng chày, nọc đục lổ, sâu 10cm, bón phân tro hoai mục để giữ đất ẩm sau khi gieo. Gieo 2-3 hạt đã nứt mầm, sâu 2-3cm, lấp hạt với tro trấu hay đất bột. Khi cây lớn có thể nhổ tỉa bớt cây yếu.
+ Gieo bầu: Gieo hạt trong bầu là thuận lợi nhất, tiện cho việc chăm sóc cây con, tiết kiệm hạt giống và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. Làm luống rộng 60-80cm, cao 15-20cm, nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng gió để đặt bầu.
Lượng hạt giống cần thiết để trồng 1 ha dưa hấu là 0,5-1,0kg.
– Cách trồng: Cây con được 5-7 ngày tuổi thì đưa ra trồng. Mật độ: nên trồng 2,3-2,5m x 0,5-0,6m, tương đương khoảng 9.000 cây/ha, rạch bỏ bao nylon bầu cây con rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn. Tưới nước đẫm.
2.2. Bón phân

Phân Hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P là một sản phẩm của Công ty cổ phần Phân bón Miền Nam, dạng phân bón sạch, được sản xuất từ 100% nguyên liệu thực vật, phù hợp trong canh tác G.A.P, có 55% Hữu cơ, Đạm tổng hợp từ tự nhiên, Acid Humic, Acid Fulvic, nấm Trichoderma .v.v., góp phần tạo ra hệ sinh thái đất ổn định, gia tăng hiệu quả hoạt động của các yếu tố vi sinh vật có lợi, hạn chế các chủng nấm gây hại, hạn chế rửa trôi các yếu tố dinh dưỡng, kích thích khả năng ra rễ non nhiều hơn, cây trồng có bộ rễ khỏe hơn đồng thời hạn chế sự thoái hóa và bạc màu của đất trồng.
Supe Lân Long Thành là sản phẩm của Công ty Cổ phân Phân bón Miền Nam sản xuất tại nhà máy Supe Phốt Phát Long Thành chứa 16% lân hữu hiệu, lưu huỳnh với hàm lượng 10%, Ca với hàm lượng 15% và các dưỡng chất trung vi lượng khác có tác dụng kích thích quá trình hình thành bộ phận mới của cây, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa. Supe Lân Long Thành dễ tiêu, dễ tan trong môi trường đất giúp cây trồng nhanh hấp thu và thích hợp với nhiều đối tượng cây trồng.
Phân bón Miền Nam NPK 20-20-15+TE (dạng hỗn hợp một màu). Đây là sản phẩm mới của Công ty Phân bón Miền Nam, được sản xuất qua dây chuyền tạo hạt hơi nước thùng quay, tích hợp đầy đủ thành phần hàm lượng dinh dưỡng cao tác động nhanh đến quá trình phát triển đâm chồi, phân nhiều cành quả, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 15-9-13+TE (dạng hạt) là sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam chuyên dùng cho cây rau màu các loại. Sản phẩm tan nhanh và được tích hợp đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng đa trung vi lượng trong một viên phân, giúp cây trồng hấp thu đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết để cây khỏe, hạn chế sâu bệnh, tăng sinh khối đồng nghĩa với việc gia tăng năng suất và phẩm chất rau màu.
2.3 Chăm sóc
– Làm cỏ: Sau mỗi lần bón thúc hai bên luống dưa, tiến hành làm cỏ quanh gốc và trên luống để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng với cây.
– Khi bón phân cho những lần bón thúc, nếu phủ màng ni-lông có thể dùng vật nhọn đâm xuyên thủng bạt tạo lỗ khoảng giữa 2 gốc dưa rồi rải phân xuống và tưới nước. Bón thúc theo ngày gieo trồng hoặc bón theo kỳ sinh trưởng như bón thúc đợt 1 khi cây có từ 5-7 lá, bón thúc đợt 2 khi cây ra hoa và bón thúc đợt 3 khi cây hình thành quả. Có thể bón trực tiếp vào đất hoặc hòa vào nước để tưới.
– Tưới nước: Trồng thông thường có thể dùng phương pháp tưới phun hay tưới thấm tùy điều kiện tưới tiêu từng vùng. Trồng dưa có trải bạt phải áp dụng phương pháp tưới thấm bằng cách bơm hoặc tháo nước vào mương, sau đó rút cạn nước trong mương trong ngày. Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo điều kiện trồng và giai đoạn tăng trưởng của cây. Khi cây nhỏ, rễ chưa ăn sâu rộng, nên tưới nhiều lần/ngày và tưới gần gốc.
– Tỉa nhánh: Khi dưa bò, phải tỉa bớt nhánh để tránh hao phí chất dinh dưỡng, dây dưa mập mạnh, dễ chăm sóc, lấy trái sau này.
– Định hướng dây: Khi dưa bắt đầu bò, tiến hành sửa dây thường xuyên và cố định vị trí bò cho các dây nằm song song nhau trên mặt luống và thẳng góc với hàng trồng.
– Thụ phấn: Thụ phấn nhân tạo là biện pháp kỹ thuật cần thiết. Thụ phấn vào buổi sáng từ 7-9 giờ. Ngắt hoa đực bất kỳ, hoa vừa nở, to và có nhiều phấn; chấm phấn đều lên hoa cái vừa nở.
– Chọn trái: Chọn trái ở vị trí lá 15-20 trên dây chính. Trái thương phẩm sẽ to, tròn đều nên để mỗi cây một trái.
3. Phòng trừ dịch bệnh tổng hợp
– Một số sâu bệnh hại gồm: Bọ dưa; Sâu vẽ bùa; Bọ trĩ, sâu ăn tạp; bệnh đốm lá gốc, nứt thân chảy mủ do nấm Mycosphaerella melonis và bệnh sương mai do nấm Phytophthora melonis.
– Phòng trừ: Bằng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như làm đất kỹ; dọn bờ lô sạch trước khi trồng; tưới các nguồn nước sạch không ô nhiễm; đặt bẫy thu hút côn trùng gây hại; bắt bằng tay; sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép lưu hành; thay đổi thuốc khi có hiện tượng kháng thuốc.
4. Thu hoạch
– Dưa hấu được thu hoạch khi có độ chín 80 – 90%, khoảng 60 – 70 ngày sau khi trồng tuỳ theo giống và điều kiện vận chuyển đến thị trường tiêu thụ xa hay gần. Năng suất từ 18-45 tấn/ ha.
– Cách bảo quản được dưa hấu lâu ngày, một số nơi hay ngâm dưa hấu vào nước muối 15% trong vòng 3 – 5 ngày, rồi vớt ra lau khô sau đó dùng nước vắt ra từ lá và dây dưa hấu xoa lên vỏ quả, cho vào túi nhựa mềm để xuống hầm đất.
Phương pháp bảo quản dưa hấu không dùng hóa chất trong thời tiết nắng nóng: Trước tiên, phải chọn loại mới chín, bỏ cuống ở núm. Cho mỗi quả vào một túi nilon gói chặt, để vào chỗ râm mát, không cho ánh nắng chiếu vào. Luôn giữ dưa ở nhiệt độ thấp và trạng thái thiếu oxy tự nhiên. Lót rơm xuống nền trước khi đặt dưa và thường xuyên kiểm tra trong quá trình bảo quản. Nếu thấy xuất hiện quả hỏng phải loại bỏ để tránh lây lan. Cách làm này có thể giữ dưa khoảng 35 – 40 ngày.
Sưu tầm và biên soạn
Lê Minh Giang & Danh Trí Tâm
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
