
Mô tả
1. Giới thiệu chung về cây cà rốt
1.1. Nguồn gốc
Cà rốt là loại cây rau lấy củ, bắt nguồn từ tiếng Pháp là carotte; danh pháp khoa học: Daucus carota subsp. Sativus. Củ cà rốt thường có màu vàng cam, đỏ, vàng, trắng hay tía. Phần ăn được của cà rốt thực chất là rễ cái. Củ cà rốt chứa nhiều tiền tố vitamin A; chứa hàm lượng natri; tích lũy một lượng lớn đường cũng là dự trữ năng lượng cho cây và củ. Cà rốt nhiều giá trị trong chữa bệnh như tốt cho mắt, đường ruột và ổn định huyết áp.
Cà rốt là loại cây sống hai năm, phân hóa mầm hoa qua năm sau. Thân cây mang hoa có thể cao đến 1 m. Cây thuộc họ hoa tán, hoa phân nhánh chứa các hoa nhỏ màu trắng, sinh ra quả, các nhà thực vật học gọi đây là quả nẻ.


1.2. Thời vụ gieo trồng
Những vùng miền khí hậu ôn đới có thể trồng cà rốt. Khu vực Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng trồng được quanh năm. Mùa nắng cà rốt phát triển thuận lợi và cho năng suất cao hơn mùa mưa. Thời vụ cho năng suất cao nhất là cuối tháng 8 đầu tháng 9.
– Vụ sớm: gieo 15 tháng 8 – 5 tháng 9, thu hoạch vào tháng 11-12;
– Chính vụ: gieo 15 tháng 10 – 5 tháng 11, thu hoạch tháng 12 – 1 năm sau;
– Vụ muộn: gieo 15 tháng 11- 5 tháng 12, thu hoạch tháng 3 – 4 năm sau.
. Canh tác cây cà rốt với Phân bón Miền Nam
2.1. Chuẩn bị đất trồng
– Dùng bừa, máy phay, cào cuốc… sau khi cày và phơi đất thì bón phân lót, bón vôi, phân ủ hoai mục tiếp cày bừa cho đất nhỏ tơi xốp.
– Thành phần cơ giới đất là loại thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, tơi xốp, giàu mùn, nhiều dinh dưỡng, pH 5,5- 7,0.
– Độ cao của luống: 15-20 cm; Mặt luống: 80-120 cm; Rãnh: 25-30 cm. Vụ mưa làm luống cao hơn mùa khô 5-7 cm.
2.2. Bón lót
– Bón Phân hữu cơ SFJC Bio–Gold G.A.P với lượng bón từ 50-70 kg/1.000 m2. Phân Hữu cơ SFJC Bio-Gold G.A.P là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam, với ưu điểm là phân bón sạch, được sản xuất từ 100% nguyên liệu thực vật, phù hợp trong canh tác G.A.P. Thành phần chính bao gồm 55% hữu cơ, đạm tổng hợp từ tự nhiên, Acid Humic, Acid Fulvic, nấm Trichoderma .v.v., góp phần tạo ra hệ sinh thái đất ổn định, gia tăng hiệu quả hoạt động của các yếu tố vi sinh vật có lợi, hạn chế các chủng nấm gây hại, hạn chế rửa trôi các yếu tố dinh dưỡng, kích thích khả năng ra rễ non nhiều hơn. Qua đó, giúp cây trồng có bộ rễ khỏe hơn, đồng thời hạn chế sự thoái hóa và bạc màu của đất trồng.
– Đồng thời trong đợt làm đất này cần bón lót thêm Phân bón Miền Nam NPK 16-16-8+6S+TE liều lượng 15 kg/ 1.000 m2. Ở giai đoạn này, khi hạt cà rốt mới nảy mầm, ra rễ con cần dinh dưỡng Đạm và Lân nhiều thì được đảm bảo từ lượng bón NPK 16-16-8+6S+TE.
– Thêm vào đó, khi chuẩn bị đất trồng cần bón Supe Lân Long Thành với lượng bón 30 kg/1.000 m2. Bón Supe Lân Long Thành trong giai đoạn này có những ưu điểm sau:
+ Đảm bảo cho quá trình hình thành rễ cái, rễ con của cà rốt;
+ Hoạt hóa cũng như cải tạo đất, cải thiện pH tăng lên;
+ Đảm bảo lượng dinh dưỡng lân (P2O5) ở mức cần thiết trong quá trình sinh trưởng.

2.3. Gieo hạt
a. Chủng loại và hạt giống
Các loại hạt giống mang lại hiệu quả tối ưu trên thị trường như giống Ti-103 của Nhật Bản; giống New Kuroda; Nantaise, Seamllienee, v.v. hạt chắc, mẩy, có tỷ lệ nảy mầm trên 90%. Chọn các loại hạt giống có khả năng thích nghi và kháng bệnh, có thể phát triển toàn diện cả về năng suất cũng như chất lượng.
– Cà rốt là cây chịu lạnh ở nhiệt độ 8oC, hạt có thể nảy mầm sau 20-25 ngày. Nếu ở nhiệt độ thích hợp từ 20-25oC cây sẽ nảy mầm sau 5-7 ngày. Nhiệt độ trung bình cho cây sinh trưởng và hình thành củ nằm trong khoảng 20-22oC. Ở nhiệt độ trên 27oC, củ sẽ phát triển yếu, hàm lượng vitamin A trong củ giảm.
– Cà rốt cần có ánh sáng ngày dài (trên 12 giờ chiếu sáng/ngày) và cần làm sạch cỏ trên luống để tập trung ánh sáng cho cây quang hợp.
– Đảm bảo độ ẩm đất thích hợp 60-70%. Thiếu nước, đất khô sẽ khiến kích thước củ nhỏ, nhánh phân nhiều. Ngược lại, nếu độ ẩm đất quá cao, củ dễ bị bệnh và bị nứt.
Lưu ý trước khi sử dụng: Ngâm hạt giống trong nước ấm với tỷ lệ 3 sôi: 2 lạnh trong 24 giờ và ủ 2 ngày cho nứt mầm thì đem gieo.

b. Kỹ thuật gieo hạt
– Cách 1: Sau khi lên luống xong thì rạch hàng, rạch theo chiều dọc luống (thường lên luống rộng 80cm), sâu khoảng 4-5 cm, hàng cách hàng 10-12 cm. Lượng hạt giống khoảng 3 kg/ha.
– Cách 2: Gieo đều trên mặt luống (thường luống rộng 120 cm), lượng hạt giống sẽ nhiều hơn khi rạch hàng 3-4 lần.
– Lưu ý:
+ Nên trộn chung hạt giống với cát sạch hoặc tro bếp để gieo sau khi đã làm đất. Gieo xong phủ lớp đất mỏng, phủ rơm hoặc cỏ khô; tưới ẩm mỗi ngày.
+ Khi cây lên đều thì tỉa bỏ cây xấu. Trước bón phân lần 3 nên tỉa cây, giữ mật độ cây cách cây khoảng 15-20 cm.

2.4. Bón thúc
a. Bón thúc 1: Bón ở thời điểm 15 ngày sau gieo hạt;
– Sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 15-9-13+TE với liều lượng 20 kg/1.000 m2. Giai đoạn này hệ thống rễ hình thành chưa ổn định, hàm lượng Đạm cần nhiều hơn Kali; với lượng bón NPK 15-9-13+TE trên sẽ đảm bảo cho cà rốt tiếp tục phát triển bộ lá khỏe. Là sản phẩm thế hệ mới của Công ty, Phân bón Miền Nam NPK 15-9-13+TE tan nhanh và được tích hợp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đa trung vi lượng trong một viên phân, giúp cây trồng dễ dàng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
b. Bón thúc 2: Bón ở thời điềm 35 ngày sau gieo hạt;
– Tiếp tục sử dụng 2 loại phân bón để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng đó là Phân bón Miền Nam NPK 15-9-13+TE và Phân bón Miền Nam Kali MOP 61+TE.
– Đây là giai đoạn ổn định về các cơ quan sinh trưởng nên cần dinh dưỡng cho cả 3 yếu tố đa lượng tăng cao hơn để bổ trợ nhau. Do đó, sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 15-9-13+TE với liều lượng bón 25 kg/1.000 m2 sẽ đáp ứng được nhu cầu của cây trồng trong thời kỳ sinh trưởng này.
– Song song với việc sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 15-9-13+TE, sử dụng Phân bón Miền Nam Kali MOP 61+TE với liều lượng 5 kg/1.000 m2 đóng một vai trò quan trọng. Yếu tố Kali lúc này làm tăng quá trình trao đổi chất hút đạm, lân và các vi chất nhiều hơn; khả năng hình thành tính chống chịu tăng cao và chất lượng sản phẩm bắt đầu được cấu thành. Cả 2 yếu tố đa lượng này giúp cho sự hình thành củ đồng đều, phát triển chiều dài; hạn chế củ vẹo, mọc rễ nhiều.
c. Bón thúc 3: Bón ở thời điểm 55 ngày sau gieo hạt;
– Với công thức và thành phần Phân bón Miền Nam NPK 15-9-13+TE luôn đảm bảo cho cà rốt phát triển đến khi cho thu hoạch. Lượng lân được duy trì ổn định cho rễ cái hình thành củ nhanh, lượng đạm cũng tăng lên đảm bảo cho phát triển sinh khối (chiều ngang và chiều dài), liều lượng bón là 35 kg/1.000 m2. Trong đợt bón cuối cùng này, nhu cầu về Kali khá cao, sử dụng Phân bón Miền Nam Kali MOP 61+TE liều lượng bón sẽ phải tăng lên ở mức 10 kg/1.000 m2.
Mức bón thúc NPK và Kali cao nhất này ảnh hưởng cũng như quyết định ở kỳ bón thúc 3. Các yếu tố dinh dưỡng giúp cho sự hình thành, phát triển củ, chiều ngang và chiều dài củ phát triển tối đa, màu sắc củ bóng đẹp. Có thể nói đây là lần chăm sóc bón phân lần cuối, không chỉ cần tỉa cây để đảm bảo mật độ mà dinh dưỡng cũng đã được bổ sung cân đối và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cây cần. Từ đó, sẽ làm tăng năng suất cũng như chất lượng cây cà rốt một cách tối ưu nhất.

Trong quá trình chăm sóc có thể phun thêm các loại phân bón lá Yogen có chứa đủ các nguyên tố vi lượng hỗ trợ quá trình sinh trưởng và tạo củ. Cụ thể là sử dụng Yogen No4 (NPK: 15-30-15+Vi Lượng) phun ở giai đoạn 15-20 ngày sau gieo hạt. Sản phẩm này hỗ trợ sự hình thành rễ mới, cung cấp dinh dưỡng và vi lượng giúp tăng cường hệ thống hút dinh dưỡng mạnh hơn. Sang giai đoạn tạo củ từ rễ cái, sử dụng sản phẩm Yogen 20 (NPK 6-30-30+Vi lượng) có tính năng hỗ trợ phát triển về rễ cái hình thành củ của cà rốt và tạo ra hàm lượng đường, khoáng và tiền vitamin A. Sản phẩm này có thể dùng để phun hoặc hòa tưới gốc ở giai đoạn 50-55 ngày sau gieo; thời gian 10-15 ngày/lần, liều lượng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
3. Chăm sóc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
3.1. Chăm sóc
Để cây phát triển toàn diện nhất, cho củ đều đẹp và năng suất thì bước chăm sóc là vô cùng quan trọng. Trong quá trình chăm sóc cần chú ý đến một số điểm sau:
– Tưới nước: Sử dụng nguồn nước an toàn không bị ô nhiễm, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng bị ô nhiễm.
– Nếu gieo vào mùa vào mùa nắng tưới 2 lần/ngày cho tới khi mọc đều, sau đó tùy độ ẩm đất mà tưới cho thích hợp đảm bảo đủ lượng nước cho cây.
– Làm cỏ: Cà rốt yêu cầu ánh sáng dài ngày, vì vậy nên làm sạch cỏ luống để tập trung ánh sáng cho cây.

3.2. Phòng trừ sâu bệnh hại
Mặc dù đây là một loài cây dễ phát triển, tuy nhiên nó cũng rất dễ bị sâu bệnh hại. Do đó, khi trồng bà con nông dân cần phòng trừ sâu bệnh hại cho cây để đạt được năng suất cao nhất. Những loại bệnh thường gặp ở cây cà rốt chủ yếu do các loài gây bệnh sau:
– Những loại sâu như: sâu xám (Agrotis ypsilon); Sâu khoang (Spodoptera exigua); Rệp muội: (Brevicolyne brassicae) là những loài sâu bệnh thường gây hại cho cây cà rốt;
– Những loại bệnh hại như đốm vòng (Alternaria radicirima); Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora); Bệnh thối đen do nấm Alternaria radicirima gây ra và bệnh thối khô do nấm Pronarostrupii sp. gây ra.
– Hiện tượng biến dạng củ cà rốt: Củ chỉa; Củ mọc lông; Củ sần sùi; u sưng; Củ nứt; Củ có dạng hạt đeo trên rễ, nguyên nhân chính thường do các loài tuyến trùng gây ra.
Để phòng trừ sâu bệnh tốt và hạn chế việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nên sử dụng các giống cà rốt lai, giống kháng bệnh. Trước khi vào vụ nên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, cày đất sớm để trừ trứng, tuyến trùng, nhộng, sâu non trong đất.
Khi cây bị sâu bệnh thì mới nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chỉ sử dụng thuốc có nguồn gốc rõ ràng và được phép sử dụng tại Việt Nam cho rau. Để đảm bảo an toàn nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, hữu cơ, thuốc có nguồn gốc tự nhiên và nhanh phân giải trong môi trường.
4. Thu hoạch và xử lý bảo quản sau thu hoạch

Thời điểm thích hợp để thu hoạch cây cà rốt là khi thấy lá chân ngã màu vàng và lá non chậm sinh trưởng. Không nên để quá già vì sẽ khiến chất lượng sản phẩm giảm. Khi thu hoạch xong, rửa sạch đất bằng cách xịt nước máy hoặc xử lý nước vôi 2% đã lọc trong. Rửa lại bằng nước sạch. Tránh làm xây sát củ, hong thật khô da củ, phân loại nếu cần thiết.
Trên đây là nội dung về Kỹ thuật canh tác cây cà rốt cùng Phân bón Miền Nam. Với Kỹ thuật canh tác sử dụng các sản phẩm Phân bón Miền Nam sẽ giúp cho cây trồng khỏe mạnh, chống chịu được điều kiện ngoại cảnh bất lợi (lạnh, sương muối…) và hạn chế ảnh hưởng năng suất chất lượng khi sâu bệnh hại tấn công./.
Sưu tầm và Biên soạn
KS. Lê Minh Giang
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
