Mô tả
- Sử dụng phân bón cho cây ăn trái như thế nào cho hợp lý?
1.1 Con đường hấp thu dinh dưỡng của cây trồng:
Cây trồng nói chung và cây ăn trái nói riêng, đều có cơ chế hấp thu dinh dưỡng như nhau qua hệ thống rễ là chính và có thể hấp thụ qua hệ thống hô hấp ở lá. Tuy nhiên, khi mục đích canh tác khác nhau, như sản phẩm là lấy lá, lấy củ, lấy trái hạt thì kỹ thuật sẽ có những chi tiết, kinh ngiệm chăm sóc khác nhau, với cách hấp thu dinh dưỡng của cây thì được hiểu như sau:
– Bón phân cho cây ăn trái qua gốc: Có thể rắc đều phân lên bề mặt hoặc bón phân vào các lỗ, rãnh trồng cây. Cây hút dinh dưỡng qua đường rễ, cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng để tăng khả năng sinh trưởng và phục hồi sau thu hoạch từ vụ trước.
Lưu ý: Tưới tiêu hợp lý sau khi bón phân là phương phát tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây trồng tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên, nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước.
– Bón phân cho cây ăn trái qua lá: Cung cấp dinh dưỡng dưới dạng hòa tan hoàn toàn, có tác dung bổ sung và hỗ trợ kịp thời chất dinh dưỡng cho cây trồng.
1.2 Về thời điểm bón, hàm lượng hay chủng loại phân nên nắm như sau:
– Nên bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tránh lúc trời mưa hoặc sắp mưa để hạn chế phân bón bị rửa trôi, bay hơi.
– Không nên sử dụng nguồn nước thải nhà máy chưa qua xử lý để tưới cho cây trồng. Dễ gây ra ngộ độc cho cây và cho người khi sử dụng sản phẩm của cây trồng.
– Không nên dùng phân hữu cơ để thay thế hoàn toàn phân vô cơ trong việc cung cấp dinh dưỡng cho vườn cây. Vì hàm lượng dinh dưỡng đa lượng có trong phân hữu cơ là rất thấp so với nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng. Khuyến cáo bónnhư sau: Trước đây bón lượng bón 100% NPK, nay giảm xuống bón 70-75%, vậy 25-30% lượng NPK sẽ được bù đắp trong khoáng hữu cơ.
– Nếu chỉ phân hữu cơ bón cho cây ăn quả mà không kết hợp với phân vô cơ, bón không đúng liều lượng khuyến cáo thì hiệu quả bón phân sẽ không cao, năng suất chất lượng cây trồng thấp, làm giảm thu nhập của nhà nông. Cần lưu ý phân khoáng hữu cơ hay hữu cơ khác chỉ góp phần cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật đất phát triển, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa chứ không thay thế được phân hóa học.
– Khi sử dụng phân chuồng nên trộn với phân lân để ủ, ủ lân với phân chuồng làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật, rút ngắn thời gian ủ phân, tăng lượng đạm trong phân chuồng và phải ủ hoai mới đưa ra sử dụng.
– Nhà nông cũng nên lưu ý, việc cày, xới đất sâu phạm vào rễ cây trồng, bón vừa độ sâu của rễ để cây có thể hút dinh dưỡng tối đa (dưới 30 cm từ mặt đất trở xuống), không nên bón phân vào sát gốc. Đặc biệt, đối với cây ăn quả thì nên bón theo đường kính tán.
Cách bón dúng – quanh tán cây
- Những nguyên lý cơ bản sử dụng phân bón đạt hiệu quả cao
2.1 Vai trò các yếu tố dinh dưỡng
Để cây ăn quả đạt năng suất cao, có chất lượng tốt thì phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý. Nông dân có thói quen bón nhiều phân đạm, không chú ý nhiều đến phân lân và kali. Việc bón phân không hợp lý có thể làm cây khó ra hoa, đậu quả. Nếu bón nhiều đạm trong giai đoạn nuôi quả có thể làm cho quả to, năng suất tăng nhưng chất lượng quả sẽ giảm thậm chí cây không khỏe, khả năng kháng bệnh, chống chịu kém với điều kiện bất lợi của môi trường sống.
Cây ăn trái cần nhiều loại dinh dưỡng để sinh trưởng và cho năng suất, chất lượng nhưng trong đó: Đạm, lân, kali là 3 yếu tố mà cây trồng cần nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng quả.
– Dinh dưỡng đạm: Giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm đọt,…nên thiếu phân đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, cây phát triển còi cọc, làm giảm năng suất đáng kể, nhưng nếu bón thừa phân đạm , sẽ làm cho cây ra nhiều cành, lá dễ bị sâu bệnh hại tấn công,…làm giảm chất lượng, tăng tỷ lệ hao hụt, thất thoát.
– Dinh dưỡng lân: Lân cần thiết trong việc giúp cây phát triển rễ, đâm chồi, phân hóa mầm hoa. Nếu thiếu lân, cây sẽ còi cọc, ít đâm đọt, khó ra hoa, đậu quả,…
– Dinh dưỡng kali: Tăng cường vận chuyển dinh dưỡng, tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện bất lợi, giúp chồi mau thuần thục, dễ ra hoa, giúp tăng phẩm chất quả.
Ngoài những yếu tố dinh dưỡng đa lượng chính, các yếu tố dinh dưỡng trung, vi lượng cũng đóng vai trò cần thiết, quyết định đến năng suất, đặc biệt là tăng chất lượng. Bên cạnh đó, phân hữu cơ cũng đóng vai trò quan trọng, giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nhưng cơ bản nhất là làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất, giảm thất thoát phân bón, tạo ra môi trường đệm để dinh dưỡng ổn định quanh hệ thống rễ của cây, giúp cho cây hút dinh dưỡng tốt và bền hơn.
Bên canh lưu ý về điều kiện đất đai, tình trạng sinh trưởng của cây, đặc điểm của giống cây trồng,…cần chú trọng đến chủng loại phân bón; liều lượng phân bón cho từng giai đoạn sinh trưởng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu dinh dưỡng của cây chú ý cách bón thích hợp để cây sử dụng hiệu quả phân bón và hạn chế bị thất thoát.
Một số sản phẩm Phân bón Miền Nam
2.2 Xác định đúng loại phân bón cho cây ăn trái, liên quan chặt chẽ đến từng giai đoạn sinh trưởng của cây
– Đối với cây còn nhỏ, cây chưa ra hoa đậu quả: Cây cần nhiều phân đạm và phân lân để thúc đẩy cây đâm rễ, đâm chồi. Do đó, cần tập trung bón nhiều phân đạm và phân lân cho cây. Phân lân nên bón lót, bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa, đối với phân đạm và phân kali nên chia nhiều lần bón nhiều lần bón hoặc tưới, khi đọt đã già.
– Đối với cây đã cho quả nên chia làm 4 lần bón chính: Bón sau thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa, giai đoạn nuôi quả và trước khi thu hoạch.
+ Giai đoạn sau khi thu hoạch: Là giai đoạn cây cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi. Cung cấp đủ đạm và lân sẽ giúp cây cho nhiều tược, tược mập, khỏe mạnh. Có thể sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 16-16-8+9S+TE; 19-11-7+6S+TE; 15-15-15+TE…
+ Trước khi xử lý ra hoa: Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, dễ ra hoa, đậu quả. Giai đoạn này cần bón nhiều phân lân và kali, giảm phâm đạm. Nếu bón thừa đạm sẽ làm cho cây ra tược, khó ra hoa. Có thể sử dụng Phân bón Miền Nam NPK 16-16-13+TE; 20-20-15+TE, 15-9-13+5S+TE; 13-13-13+TE…
+ Giai đoạn nuôi quả: Cây cần nhiều đạm để giúp quả phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi quả, giúp đảm bảo năng suất, chất lượng quả. Có thể sử dụng phân như giai đoạn trước ra hoa.
+ Trước khi thu hoạch: Khoảng 1 – 2 tháng trước khi thu hoạch (tùy theo giống/loại cây), không bón đạm mà bổ sung kali để tăng chất lượng, màu sắc của quả cây, giúp quả ngon, đẹp và an toàn cho người sử dụng. Có thể phun phân bón lá Yogen có chứa kali cao.
Phân bón lá Yogen Mitsui Vina
2.3. Cách bón phân cho cây ăn trái đạt hiệu quả cao
Hiệu quả sử dụng phân bón rất khác nhau, phụ thuộc vào cách bón, kết cấu đất. Nếu đất để chặt hoặc bón không đúng cách sẽ làm cho phân dễ bị rửa trôi, bốc hơi,…Do đó cần làm cho đất tơi xốp bằng cách bón phân hữu cơ cho vườn cây ăn quả. Phân hữu cơ sẽ giúp đất tơi xốp, giữ nước, giữ phân, hạn chế thất thoát phân bón,…
– Điểm bón, nên bón theo tán cây, cách gốc từ 0.7– 1,5m, tùy theo loại cây lớn hay nhỏ mà định vị trí bón. Rễ cây ở phần gốc là rễ già không còn khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, phần rễ tơ ở bên ngoài mới hút dinh dưỡng tốt nhất.
– Nên xới xáo mặt đất trước khi bón hoặc đào hốc, đào rãnh để vùi phân bón rất dễ bị mất đi do rửa trôi hay bốc hơi, nhất là phân đạm.
– Sau khi bón phân xong, cần tưới đủ nước để phân tan và cung cấp cho cây. Nếu bón phân mà không cung cấp đủ nước cho cây, sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón thậm chí gây hư hại bộ rễ cây.
Ngoài ra, có thể bổ sung phân bón lá Yogen 2 – 3 lần trong giai đoạn nuôi quả, thúc đẩy quá trình phát triển quả và tăng chất lượng màu sắc của quả.
2.4. Xác định lượng phân bón cho cây ăn trái thích hợp
– Cần thêm bớt liều lượng phân bón tùy theo điều kiện cụ thể của từng cây, từng vườn. Lượng phân bón tăng dần từng năm theo độ tuổi của cây.
– Giai đoạn cây đã cho quả, năm trước được mùa thì năm sau phải bón nhiều hơn năm mất mùa.
– Trong cùng một vườn, những cây cằn cỗi cần được bón nhiều hơn cây tốt, cây mang nhiều quả thì cần bón nhiều hơn cây ít quả.
– Ngoài ra có thể tham khảo lưu ý nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cho từng cây, cụ thể là hàm lượng đạm, lân, kali của mỗi cây có thể khác nhau, chẳng hạn cùng tuổi cây, nhưng nhu cầu dinh dưỡng đạm, lân, kali của cây ổi sẽ khác với nhu cầu của cây sầu riêng…
Cần quan sát trước khi bón phân mới giảm được thất thoát, nâng cao được hiệu quả sử dụng phân bón, đồng thời còn giúp đảm bảo chất lượng quả khi thu hoạch và an toàn cho người tiêu dùng.
Nắm được những nguyên tắc thiết yếu trong việc bón phân cho cây ăn trái để đạt hiệu quả cao. Phân bón Miền Nam đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm phù hợp các giai đoạn sinh trưởng phát triển giúp việc canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao.
Sưu tầm và biên soạn, Ks Lê Minh Giang
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!