
Mô tả
B. Bón phân giai đoạn kinh doanh
Cách bón xung quanh tán và trụ thanh long
B.1 – Bón phân mùa thuận (chính vụ), chia làm 4 lần bón:
+ Lần 1: Sau khi kết thúc vụ nghịch (đợt thắp đèn cuối cùng), tùy tình trạng sức khoẻ của cây, có thể áp dụng một trong các tỷ lệ NPK (1:1:0,75) như Phân bón Miền Nam NPK 20- 20-15+TE dạng hỗn hợp một màu; Tỷ lệ (2:2:1) như Phân bón Miền Nam NPK 16-16-8+9S+TE, với lượng dùng từ 400 – 500 g/trụ. Bón phân hữu cơ FSJC Bio Gold G.A.P 1,5-2 kg/trụ. Kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng N cao như NPK 30 -10 -10 từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
+ Lần 2: Trước khi cây ra hoa, bón 400 – 500 gam/trụ phân NPK 20-20-15+TE dạng hỗn hợp một màu hoặc 500 – 700 gam phân NPK 16-16-8+9S+TE, lần bón này nên bón thêm supe lân Long Thành 0,7-1,2 kg/trụ. Có thể sử dụng thêm phân bón lá Yogen No4 (NPK:10-50-10) có hàm lượng lân và vi lượng cao để phân hóa mầm hoa.
+ Lần 3: Khi cây đã có nụ hoa, bón 300 – 400 gam/trụ phân NPK 18-8-22+TE hoặc 400 – 500 gam/trụ Phân bón Miền Nam NPK 17-5-19+TE hay Phân bón Miền Nam NPK 15-15-15+TE.
+ Lần 4: Bón cách lần thứ 3 khoảng 40 – 45 ngày, với lượng 300 – 400 gam/trụ NPK 18-8-22+TE hoặc 400 – 500 gam/trụ NPK 15-15-15+TE, kết hợp phun phân bón qua lá, Yogen Canxi, Bo.
B.2 – Bón phân mùa trái vụ (thắp đèn) bón 3 lần:
+ Lần 1: Trước khi thắp đèn 15 ngày, bón 400 – 500 gam phân NPK 10-26-26+TE hoặc Phân bón Miền Nam NPK 18-8-22+TE thì bổ sung 500-700 gam supe lân Long Thành; nên bón 1-1,2 kg hữu cơ FSJC Bio gold G.A.P/trụ, có thể bổ sung phân bón qua lá Yogen có NPK 10 – 50 – 10 + TE hay Yogen có NPK 6 – 30 – 30 + TE theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
+ Lần 2: Khi cây đã bung nụ hoa, khoảng 3 – 5 ngày sau khi ngưng đèn, bón 400 – 500 gam/trụ phân NPK 16-8-16+9S+TE hoặc 300 – 500 gam phân NPK 18-8-22+TE, bổ sung thêm phân bón qua lá Yogen có NPK 30 – 10 – 10, phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần.
+ Lần 3: Bón cách lần 2 khoảng 35-40 ngày với lượng 300 – 400 gam/ trụ NPK 24 – 10 – 20 + TE hoặc 400 – 500 gam/trụ NPK 18 – 6 – 12 + TE, kết hợp phun phân bón qua lá, Yogen Canxi, Bo.
Sản phẩm phân bón lá Yogen Mitsuivina được sử dụng cho cây thanh long
III- Sâu bệnh hại cây thanh long
A. Bệnh gây hại:
1. Đốm trắng (Neoscytalidium dimidiatum)
Quy luật phát sinh gây hại: Bệnh chủ yếu xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa (tháng 5-11dl). Biện pháp phòng trị – Tỉa bỏ và tiêu huỷ các bộ phận cây bệnh. – Bón phân cân đối N-P-K, trung vi lượng – Bón phân hữu cơ hoai mục + nấm Tricho – Dọn sạch cỏ và thoát nước tốt cho vườn. – Khống chế tán trụ sống để thông thoáng – Phun ngay thuốc BVTV trị nấm khi có bệnh |
2. Đốm nâu (Gloeosporium agaves)
Quy luật phát sinh gây hại Bệnh phát sinh và gây hại nặng khi gặp điều kiện ẩm độ cao, khi buổi sáng hay có sương mù. Biện pháp quản lý – Phòng trừ bằng chống úng và chống hạn cho cây. – Bón cân đối N-P-K và phân hữu cơ. – Khi phát hiện phun ngay thuốc BVTV trị nấm |
3. Nám cành (Macsonina agaves)
Quy luật phát sinh gây hại Nắng nóng làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Tác nhân là nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp. thuộc Họ Nectrioidaceae, Bộ Melanconiales, Lớp Deuteromycetes. Biện pháp quản lý – Vệ sinh ruộng trồng. Cắt tỉa cành bệnh. – Chống úng và chống hạn cho cây. – Bón phân cân đối N-P-K – Tăng cường phân hữu cơ cho cây. Phun thuốc BVTV trị nấm |
4. Thối đầu cành (Alternaria sp.)
Quy luật phát sinh gây hại Bệnh thường phát sinh vào đầu mùa mưa. Biện pháp quản lý – Vệ sinh vườn cây, cách ly cây bệnh. – Khi phát hiện mới có phun ngay thuốc BVTV trị nấm
|
5. Thán thư (Colletotrichum gloeosporioides)
Quy luật phát sinh gây hại Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, Biện pháp quản lý – Dọn cỏ, dây leo quanh vườn, tỉa cành, và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh. – Khi trồng trụ sống, cần chặt tỉa cành lá. – Rút râu đã héo rủ ở đỉnh trái. – Không tưới nước lên tán khi cây bệnh – Bón nhiều phân hữu cơ đã ủ hoai mục. – Phun luân phiên phun thuốc BVTV trị nấm
|
6. Nấm bồ hóng (Capnodium sp.)
Quy luật phát sinh gây hại Bệnh thường phát triển vào mùa nắng, do: – Trong mùa nắng, nụ bông và quả non thanh long thường tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công lên ở những vị trí này; – Do rầy hoặc rệp tấn công trên bẹ non thanh long, bài tiết ra chất mật và sau đó nấm bồ hóng có điều kiện tấn công. Biện pháp quản lý – Bón phân cân đối, hợp lý. – Sau thu hoạch, tiến hành tỉa cành tạo thông thoáng. – Trong mùa nắng, tưới nước đều đặn cho cây, có thể tưới phun mạnh để rửa trôi lớp mật này. – Phun thuốc gốc đồng kết hợp thuốc trừ rệp sáp, rầy mềm |
7. Thối bẹ (Fusarium sp.)
Quy luật phát sinh gây hại Bệnh xuất hiện quanh năm, phát triển nặng trong điều kiện nóng ẩm và thường tấn công trên những cành đã trưởng thành. Biện pháp quản lý – Vệ sinh ruộng trồng. – Chống úng và chống hạn cho cây. – Bón phân cân đối N-P-K – Tăng cường phân hữu cơ FSJC Bio gold G.A.P trước khi phun thuốc BVTV trị nấm |
8. Đốm đen/rỉ sắt (Bipolaris sp.)
Quy luật phát sinh gây hại Bệnh phát triển ở điều kiện ẩm ướt, ẩm độ không khí cao 80-90% và nhiệt độ 20-300C Biện pháp quản lý – Vệ sinh vườn, tiêu huỷ bộ phận bị bệnh. – Rút râu sau khi hoa nở khoảng 2-4 ngày – Sau khi rút râu phun ngay thuốc BVTV trị nấm để phòng trị – Bón cân đối thành phần N-P-K cho cây. – Bón phân hữu cơ FSJC Bio gold G.A.P + Trichoderma.
|
B. Sâu, rệp gây hại:
1. Rệp sáp (Pseudococus spp.)
|
2. Bọ trĩ (Thrips sp.)
|
3. Kiến lửa (Solenopsis geminata)
|
4. Kiến đen/kiến riện (Cardiocondyla wroughtoni)
|
5. Bọ hung đục cành (ngâu) (Protaetia sp.)
|
6. Câu cấu xanh lớn (Hypomeces squamesus)
|
7. Bọ xít (Mictis longicornis)
|
8. Rệp muội (Aphis spp.)
|
9. Ruồi đục quả (Bactrocera spp.)
|
10. Ốc sên (Achatina fulice)
|
11. “Bà chằng” (Limax sp.)
|
12. Bọ xít xanh (Rhynchocoris poseidon)
|
13. Tuyến trùng (Medoilogyn sp.)
|
Những loài sâu rệp gây hại, bà con nên thường xuyên thăm vườn, khi thấy xuất hiện với mật độ nhiều trên cây, phải xử lý tránh lây lan rộng.
Sưu tầm và biên soạn KS Lê Minh Giang
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
