
Mô tả
I- Nguồn gốc
Cây Sầu riêng có chi danh pháp khoa học: Durio (tiếng Anh: durian) là một chi thực vật thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae), được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á.
Tên chi Durio (chi sầu riêng) có nguồn gốc từ ngữ hệ Nam Á: người Việt gọi là sầu riêng, người Khmer gọi là turen và người Mã Lai – Nam Dương gọi là Djoerian (về sau viết là Doerian). Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới gọi loài cây/trái này là Durian hoặc có ký ngữ khác nhưng phát âm tương tự như chữ Durian.
Tuy nhiên, trong chi Durio chỉ có một loài là Durio zibethinus là phổ biến nhất. Trong thế kỷ XX ở Việt Nam được biết tới 2 giống “sầu riêng mỡ” có lớp cơm màu trắng xám như mỡ và “sầu riêng đường” có lớp cơm màu vàng như đường mía. Hiện nay sầu riêng (Durio zibethinus) có độ 70 giống (cultivar), trong đó giống “sầu riêng đường không hạt ” có triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết, phân loài này được gây giống đặc biệt ở Thái Lan và Việt Nam: múi ngọt, không có hạt hoặc hạt bị tiêu giảm. Có hàng trăm giống sầu riêng; nhiều khách hàng chỉ thích những giống nhất định được bán giá cao trên thị trường.
Sầu riêng được thế giới phương Tây biết đến khoảng 600 năm. Vào thế kỷ XIX, nhà tự nhiên học người Anh là Alfred Russel Wallace đã mô tả thịt của nó như là “một món trứng sữa nồng hương vị hảo hạng hạnh nhân”. Có thể ăn thịt quả ở các độ chín khác nhau, và được sử dụng để tạo hương vị cho nhiều loại món ngọt và món mặn trong ẩm thực Đông Nam Á. Hạt của sầu riêng cũng có thể ăn được sau khi nấu chín và có thể gây đầy hơi.
Khi chín, mùi hương của trái sầu riêng tạo nên những phản ứng từ mê mẫn cho đến khó chịu. Mùi của sầu riêng ám rất lâu trên các vật dụng hoặc áo quần cho nên nó bị cấm mang vào một số khách sạn, trên máy bay và phương tiện giao thông công cộng ở Đông Nam Á.
II- Đặc điểm sinh thái, sinh trưởng:
- Vị trí địa lý
Cây sầu riêng thường sinh trưởng và phát triển tốt ở độ cao từ 30 – 300 mét so với mực nước biển, cây sẽ phát triển ở mức bình thường với độ cao dưới 800 mét, còn ở độ cao trên 800 mét thì cây sẽ phát triển chậm hơn khoảng 1 – 2 tháng so với các cây trồng ở vùng đồng bằng.
- Lượng mưa để cây sầu riêng phát triển
Cây sầu riêng có yêu cầu về lượng mưa khá lớn, khoảng 1600 – 4000 mm/năm và lượng mưa phân bố đều trong năm vì cây sầu riêng không chịu được khô hạn trên 3 tháng.
Vào thời kỳ quả già thì không nên có mưa nhiều, nhất là khi quả chín nếu gặp mưa nhiều thì cơm sẽ bị nhão. Độ ẩm tốt nhất là đạt từ 75 – 80%.
3. Nhiệt độ thích hợp để sầu riêng tăng trưởng:
Nhiệt độ thích hợp nhất để cây sầu riêng phát triển và cho năng suất cao là từ 24 – 30 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp, sầu riêng sẽ bị rụng hoa và ngừng phát triển.
4. Đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với cây sầu riêng
Sử dụng NPK (có S.O.P) kết hợp Hữu cơ SFJC BiO-Gold G.A.P bón cho sầu riêng kinh doanh
Sầu riêng thích hợp trồng ở những vùng đất màu mỡ, có khả năng thoát nước tốt. Độ pH thích hợp là 5 – 6 vì sầu riêng có bộ rễ chịu mặn và chịu phèn thấp. Đất chứa nhiều chất hữu cơ sẽ giúp cây cho năng suất cao hơn.
Sầu riêng có phạm vi độ pH thích ứng hẹp, nên dùng nhiều biện pháp để điều chỉnh độ pH như bón vôi, bón tro, bón các loại chất kiềm, làm thủy lợi … Lưu ý một số phân bón có thể gây phản ứng bất lợi khi bón trên đất quá chua hay quá kiềm .
Trong quá trình trồng, cây sầu riêng cần cải tạo đất và tạo hệ thống cấp thoát nước tốt để phòng ngứa nấm phytophthora spp – loại nấm gây bệnh chảy nhựa thân, rụng lá và cháy lá làm cho cây bị chết. Nên trồng cây ở những vùng đất bằng phẳng và ít dốc.
Ở nước ta, cây sầu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương hay Tiền Giang đều có nền đất phù sa màu mỡ, đáp ứng các yêu cầu về lượng mưa và độ cao của cây. Ngoài ra, sầu riêng được trồng ở vùng đất đỏ bazan, đất giàu chất hữu cơ như khu vực Tây Nguyên cũng đem lại hiệu quả chất lượng và năng suất cao.
Cây sầu riêng có thể cao tới 40 mét. Lá luôn xanh, đối xứng hình êlip đến hình thuôn dài từ 10–18 cm. Hoa nở từng chùm từ 3-30 trên cành lớn và thân, mỗi hoa có đài hoa và 5 (ít khi 4 hay 6) cánh hoa.
Sầu riêng có thân cây lớn, quả có mùi độc đáo và vỏ có nhiều gai. Quả có dạng hình bầu dục đến tròn, với chiều dài 30 xentimét (12 in) và đường kính 15 xentimét (6 in), và trọng lượng từ 1 đến 2 kg. Cơm của quả thường có màu vàng nhạt.
Trái sầu riêng chín sau 3 tháng, sau khi thụ phấn. Trái có thể dài tới 40 cm và đường kính 30 cm, nặng từ 1 đến 7 kg. Trái có thể mọc trên thân cây cành. Sầu riêng có thể có trái sau khi trồng 4 tới 5 năm. Màu của trái có thể từ xanh sang nâu, hình dạng thuôn đến tròn. Bên ngoài có lớp vỏ cứng bao với gai nhọn, và mùi nồng đặc trưng tỏa từ thịt bên trong. Nhiều người xem đó là thơm, nhưng có người cho đó là thối. Cả hai kết quả phẩm bình, tuy mâu thuẫn nhưng đều có lý. Trong trái sầu riêng chín, theo các chuyên gia hóa học, có hơn 100 chất, trong đó có một số thuộc ête (ether) thơm, và một số ête thối, có thành phần lưu huỳnh Thơm hay thối là kết quả của khứu giác cá nhân: tiếp nhận ête thơm trước tiên, hay tiếp nhận ête thối trước tiên mà thôi.
Một đặc điểm nữa của trái sầu riêng là trái chín chỉ rơi (rụng) vào một thời điểm nhất định trong ngày: trái rơi (rụng) nhiều nhất vào lúc giữa đêm (từ 0 tới 1 giờ) và một số ít vào giữa trưa (12 tới 13 giờ), những giờ khác không có trái rơi (rụng). Nhờ đó con người tránh được tai nạn.
Trái sầu riêng có nhiều”múi”, mỗi múi có 1 đến 3 hạt. Phần ăn được là phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. Hạt có thể ăn được nếu được nướng, chiên hay luộc.
Sầu riêng có đặc tính thụ phấn riêng. Để tự thụ phấn cây cho quả ít, còn khi được thụ phấn chéo thì cây cho qủa nhiều hơn. Ở các tỉnh phía nam nước ta có rất nhiều giống sầu riêng khác nhau: Hột lép Bến Tre, khổ qua xanh Mơn Thoong, Ri 6, Xani, Singapo,v.v…
Để sầu riêng cho nhiều quả nên trồng xen một hỗn hợp giống trong vườn, tạo điều kiện cho sầu riêng thụ phấn chéo. Tốt nhất là trồng với tỷ lệ 5:1, có nghĩa là trồng 5 hàng sầu riêng giống tốt xen với một hàng sầu riêng giống khác. Nếu chỉ trồng thuần một giống thì sầu riêng sẽ cho ít quả dù có bón phân đầy đủ.
III- Kỹ thuật trồng:
1/ Khoảng cách trồng:
Tùy theo thực tế mà có nhiều phương thức trồng như trồng thuần hay trồng xen.
+ Nếu trồng thuần: 125 cây – 156 cây/ha ( 8m x 8 –10m/cây)
+ Nếu trồng xen: 70 cây – 100 cây/ha (10m x 12m/cây)
2/ Chuẩn bị hố trồng:
+ Kích thước hố: Đất tốt thì 60 x 60 x 60 cm; Đất xấu thì 70 x 70 x 70 cm.
+ Bón lót: 15 – 20kg hữu cơ + 0,5kg super Lân + 200g NPK 16-16-8/hố,
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ mối, dế, kiến và sâu đất.
3/ Cách trồng:
+ Những nơi đất cao, sườn dốc, nên trồng âm sâu hơn mặt đất.
+ Đảo trộn hỗn hợp đất và phân sau đó lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày.
+ Moi giữa hố 1 lỗ vừa bịch cây con.
+ Xé bỏ bầu sao cho không bị vỡ bầu.
+ Đặt cây vào hố trồng, lấp đất ngang mặt bầu cây con.
+ Lấp kín mặt bầu, dậm chặt.
+ Cắm cọc và buộc giữ cây con khỏi đổ ngã.
+ Vun mu rùa xung quanh gốc cây chống đọng nước.
+ Sau đó phủ kín cỏ rác tưới nước, giữ ẩm cho cây. (Còn nữa)…
Sưu tầm và biên tập KS Lê Minh Giang
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Xin cảm ơn!
