Kỳ 4: Vai trò phân hữu cơ Bio Gold G.A.P trong canh tác nông nghiệp (tiếp theo và hết)

TÔI MUỐN MUA HÀNG Hotline: 0933067033 - 0919817033
Danh mục: ,

Mô tả

7. Những đặc trưng tổng quát của 3 nhóm Humic chính.

HUMIN AXIT HUMIC AXIT FULVIC
Theo khối lượng phân tử giảm dần  

10,000,000

100,000 10,000
Theo khả năng trao đổi Cation (cmol/kg) và nồng độ Axit tăng dần.

100

300 500
Theo sự suy giảm hàm lượng cácbon (g/kg)

550

620 520
Theo sự tăng dần của hàm lượng Ôxy (g/kg)

340

290 440
Theo sự suy giảm của hàm lượng Nitơ (g/kg)

46

55 43
Theo sự biến đổi của hàm lượng Hidrô (g/kg)

55

29 33

Theo những đặc tính phân bón – mức hấp thụ tăng dần của cây.

Hấp thụ chậm

Hấp thụ nhanh

(Trích dẫn từ cuốn “Các khoáng chất trong môi trường đất” của hai tác giả Dixon, J.B. và S.B. Weed, xuất bản năm 1989, trang 95. Khoa học xã hội về đất của Mỹ, Madison, Wisconsin, 1244 trang).

8. HUMATES: Humate là dạng muối kim loại (khoáng) của Humic hoặc Axit Fulvic, trong bất kỳ Humic nào thì cũng có một lượng lớn các phân tử Humate phức hợp. Quấ trình  tạo thành humate dựa trên khả năng của các nhóm Cacbonxyl (COOH) và Hydroxyl (OH) (Ở phía ngoài của hợp chất polime) trong việc phân tách các Ion hiđrô. Một khi các Ion hiđrô được phân tách thành một chuỗi thì sẽ xuất hiện các Anion mang điện tích âm (COO – hoặc – CO-). Hai trong số các Anion này sẽ kết hợp tạo thành các Catrion kim loại dương như là Sắt (Fe++), Đồng (Cu++), Kẽm (Zn++), Canxi (Ca++), Mangan (Mn++), và Magiê (Mg++). Phản ứng đơn giản (COO- + Fe++ > > COOFe+ + H). Xẩy ra để kết hợp 2 Anion, thường là 1 nhóm COOH và 1 nhóm COH. Hợp chất Humate của Humic nào thì mang những đặc điểm riêng của chất đó. Do đó vẫn tồn tại sự biến thiên lớn trong hợp chất phân tử của Humic khác nhau. Humate lấy từ các lớp trầm tích khác nhau được dự đoán là sẽ mang những đặc tính độc nhất riêng biệt của chúng.

9. Ðánh giá số lượng, chất lượng chất hữu cơ và mùn trong đất

Theo giáo sư Robert E.Pettit, thành viên của hiệp hội các giáo sư trường Đại Học A&M bang Texas. Mỹ:

+ Chỉ tiêu quan trọng về hình thái có liên quan đến số lượng chất hữu cơ và mùn của đất.

+ Tỷ lệ C/N cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng chất hữu cơ đất. Tỷ số này càng thấp chất lượng càng tốt, nó chứng tỏ xác hữu cơ được phân giải mạnh, giải phóng nhiều đạm là nguyên tố mà vi sinh vật hấp thụ để tổng hợp các hợp chất chứa đạm và là nguyên tố cần thiết cho dinh dưỡng của cây trồng. Tỷ lệ C/N trong đất dao động trong khoảng 8 – 20.

Thị sát mô hình thực nghiệm sản phẩm hữu cơ Bio Gold G.A.P

10. Vai trò chất hữu cơ và mùn và biện pháp cải thiện trong đất

10.1 Vai trò Hữu cơ và mùn

Có thể nói chất hữu cơ và mùn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả quá trình xảy ra trong đất và hầu hết các tính chất lý, hoá, sinh của đất. Chất hữu cơ đất vừa cung cấp thức ăn thường xuyên vừa là kho dự trữ dinh dưỡng lâu dài của cây trồng cũng như vi sinh vật đất.

+ Chất hữu cơ còn là nguồn lớn cung cấp CO2 cho thực vật quang hợp.

+ Chất hữu cơ đất chứa một số chất có hoạt tính sinh học (chất sinh trưởng tự nhiên, men, vitamin…) kích thích sự phát sinh và phát triển của bộ rễ, làm nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào, huy động dinh dưỡng…

Theo L.A. Horistreva nồng độ dung dịch thật của axit humic ở nồng độ một vài phần nghìn, phần vạn có tác dụng kích thích sinh trưởng thực vật, nhưng nếu tăng đến một vài phần trăm thì trái lại có tác dụng kìm hãm sinh trưởng. Chất hữu cơ đất có tác dụng duy trì bảo vệ đất.

+ Chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh cho thực vật chống lại sự phát sinh sâu bệnh và là môi trường rất tốt làm tăng hoạt tính của hầu hết vi sinh vật đất.

+ Tăng cường sự phân giải của vi sinh vật hoặc xúc tác cho sự phân giải các thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

+ Cố định các chất gây ô nhiễm trong đất, làm giảm mức độ dễ tiêu của các chất độc cho thực vật.

10.2 Cải thiện về chất hữu cơ và mùn

* Biện pháp sinh vật: biện pháp này giữ vị trí rất quan trọng

+ Bón phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng không những tăng chất lượng hữu cơ cho đất, nguồn thức ăn đầy đủ các chất, mà còn cung cấp cho đất một lượng vi sinh vật phong phú.

+ Trồng cây phân xanh (bèo dâu, điền thanh, các loại muồng, các loại đậu, lạc, cốt khí, điêu tử, tử vân anh, trinh nữ, cỏ stilo, cỏ pangola, các loại cỏ khác…).

* Bón vôi, đặc biệt bón vôi kết hợp với bón phân hữu cơ là biện pháp tạo mùn ở dạng humat Ca hoặc fulvat Ca ít tan tránh được rửa trôi, đồng thời điều hòa phản ứng đất tạo điều kiện cho vi sinh vật đất hoạt động mạnh.

* Biện pháp canh tác Muốn tạo điều kiện cho xác hữu cơ phân giải tốt, tạo nhiều mùn cho đất ta phải làm đất thoáng vừa phải bằng các biện pháp canh tác như cày bừa, xới xáo, tưới tiêu…

11. Chủng nấm Trichoderma

11.1 Đôi nét về nấm Trichoderma

Trichoderma spp. là nấm sống phổ biến trong đất, chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây. Hầu hết các giống Trichoderma không sinh sản hữu tính mà sinh sản vô tính. Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác nhau về hình thái, chủ yếu ở bộ phận hình thành bào tử vô tính. Hiện nay, đã xác định được khoảng 33 loài, mỗi loài có đặc tính riêng. Nấm Trichoderma phát triển mạnh ở điều kiện 25-30oC, một số ít có thể tăng trưởng ở điều kiện 45oC

Nấm tồn tại trên môi trường thuận lợi khoảng 18 tháng. Có thể bị hủy diệt dưới ánh nắng kéo dài trong 2 giờ với nhiệt độ cao và trời mưa nhiều ngày.

Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác trên một số bệnh nhất định.

– Tổng các chủng nấm Trichoderma có lợi chứa tối thiểu: 10 x 109cfu/g (10 tỉ bào tử/gram)

11.2 Cơ chế và khả năng kiểm soát bệnh

Nấm Trichoderma là một loại nấm đối kháng có khả năng kiểm soát tất cả các loại nấm gây bệnh khác, giết được nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Quá trình đó được gọi là: ký sinh nấm (mycoparasitism). Tricoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ trên cây trồng.

11.3 Công dụng của nấm Trichoderma đối với cây trồng

Nấm Trichoderma tiết ra một loại emzyme có khả năng làm tan vách tế bào của các loại nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại biến chúng thành thức ăn và tạo nên những hữu cơ có lợi. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loài nấm gây thối rễ. Nó còn giúp tái tạo, phục hồi lại các rễ bị tổn thương do tuyến trùng hoặc rệp sáp gây ra.

Nấm Trichoderma bám vào những vùng rễ cây như những sinh vật cộng sinh khác, sự cộng hưởng này mang lại lợi ích cho cả cây trồng lẫn Trichoderma. Nó tiết ra đất những chất kích thích để rễ cây ăn sâu xuống lòng đất, làm cho rễ cây khỏe hơn và tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng phòng vệ, tạo thành trì bảo vệ vùng rễ cây tránh sự xâm nhập của mầm bệnh của các loại nấm bệnh, làm giảm khả năng nhiễm bệnh nhờ nấm Trichoderma bám vào các đầu rễ cây.

Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây.

Lợi dụng khả năng phân hủy cellulose, phân giải lân chậm tan của nấm Trichoderma mà người ta đã trộn nấm Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ được nhanh chóng.

Sử dụng chế phẩm nấm Trichoderma ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng sẽ giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất; phân giải nhanh các chất hữu cơ thành dạng dễ tiêu, cung cấp dinh dưỡng cho cây; phòng một số nấm bệnh gây hại cho cây trồng, chất lượng phân cao hơn. Cây trồng được bón phân hữu cơ có trộn chế phẩm sinh học Trichoderma sẽ giúp giảm được nhiều lượng NPK, phân hóa học, cải thiện độ phì nhiêu đất.

      

Bao phân bón Bio Gold G.A.P với những thành phần quan trọng, giúp cây trồng phát triển tốt ở kỳ đầu sinh trưởng

12. pH-Tăng mức độ hoạt động của các yếu tố:

Mọi sự hoạt động của các yếu tố trong đất đều có sự chi phối và ảnh hưởng của pH. pH quyết định tính hòa tan dinh dưỡng, tính năng động của yếu tố tham gia, tính a xít hay kiềm của môi trường đất. Theo mức thang pH, tùy từng loại cây trồng mà có mức thích ứng khác nhau (Từ 4,5 – 8,5).

Với mức pH ở 5,5-7,5 là điều kiện tạo cho môi trường hoạt động tốt của phần lớn các yếu tố hoạt động trong đất (yếu tố hóa học cũng như vi sinh vật), từ đó giúp cho cây trồng sinh trưởng ở mức tốt nhất. Chỉ số pH bình quân là 6,8 trong thành phần phân bón Bio Gold G.A.P, góp phần ổn định môi trường hoạt động hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng tham gia.

13. Thành phần có trong sản phẩm

Chất hữu cơ: 55%; Đạm tổng số: 4%; A xít humic: 1,7%; A xít Fulvic: 1,7%; Nấm Trichoderma:1×103cfu/g; pH: 6,8; Ẩm độ: 25%.

Chất hữu cơ tạo ra môi trường dinh dưỡng đặc biệt, là vùng đệm cho vùng rễ cây; Yếu tố sinh học như humic a xít, fulvic a xit tạo ra các muối tương ứng hay dinh dưỡng tương ứng; Hệ nấm Trichoderma giúp cho bộ rễ khỏe, an toàn…Sản phẩm này tập trung được nhiều yếu tố có lợi, đây là một ưu thế cho sự phát triển mạnh mẽ của bộ rễ và cây. Kiểm chứng thực tế ở một số cây trồng cạn, cây ăn trái (thanh long, cam, bưởi, mít…) mức độ ra rễ mới nhanh, cây sinh trưởng phát triển khá mạnh.

Hướng đến một nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng lên một tầm mới, góp phần bền vững môi trường canh tác đất, thì việc sử dụng phân hữu cơ sạch hay như phân hữu cơ Bio Gold G.A.P là định hướng tất yếu của những vùng phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay./.

Sưu tầm và biên soạn Ks Lê Minh Giang


0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *