Chat hỗ trợ
Chat ngay

Cách trồng atiso cho năng suất cao nhất

TÔI MUỐN MUA HÀNG Hotline: 0933067033 - 0919817033
Danh mục:

Mô tả

Tổng quan về cây atiso ở Việt Nam

Atiso có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, ưa khí hậu mát mẻ và đã được trồng từ lâu tại nước ta. Đây là một giống cây trồng được du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp. Ban đầu chúng được trồng nhiều ở Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt. Những năm gần đây, diện tích atiso được trồng thu lá làm dược liệu được tăng lên đáng kể ở Sapa và Bắc Hà, Đà Lạt.

Toàn bộ các bộ phận của cây atiso đều có giá trị sử dụng cao. Thân, lá atiso được sử dụng làm trà atiso rất tốt cho tim mạch, huyết áp; cao atiso được làm từ phiến lá của cây;  bông non của atiso được thu làm rau với giá thành cao; bông già phơi khô được sử dụng làm dược liệu

Hiện tại atiso được phân loại thành 2 loại dựa theo màu sắc hoa là atiso xanh và atiso tím. Atiso xanh có thân, cành lá và bông đều màu xanh. Loại này có khả năng sinh trưởng nhanh, năng suất cao. Atiso tím có thân màu xanh sẫm hơn hoặc hơi tím ở cuống lá, hoa. Loại này sinh trưởng chậm nhưng hương vị đậm đà hơn loại hoa xanh.



Theo hình thái cây, atiso được chia thành 3 loại:

  • Chuyên cho thu bông: hình thái cây thấp, tán nhỏ, trồng được ở mật độ cao, thời gian sinh trưởng ngắn. Nhóm này được trồng với mục đích thu bông non làm rau
  • Chuyên thu lá: cây có hình thái cao, tán rộng, lá lớn, thời gian sinh trưởng dài, được trồng với mật độ thưa và chuyên trồng tại các vùng sản xuất dược liệu
  • Nhóm cây trung gian: nhóm này cây có chiều cao trung bình, cho thu hoạch cả lá và bông
Phân loại các giống atiso ở Việt Nam
Phân loại các giống atiso ở Việt Nam

Kỹ thuật trồng atiso

Mùa vụ trồng và chu kỳ sinh trưởng của cây atiso

Atiso là cây lâu năm, tuy nhiên để trồng atiso phát triển tốt thì cần đúng thời điểm thuận lợi cho hạt nảy mầm và cây con sinh trưởng.

Có 2 mùa vụ trồng Atiso chính là tháng 5-6, vụ muộn vào tháng 7-8. Với các giống trồng mục đích thu hoa sẽ trổ bông vào khoảng tháng 12. Các giống chuyên cho thu lá sẽ cho thu hoạch lứa lá đầu tiên sau 2-3 tháng trồng sau đó lá được tỉa theo chu kỳ hàng tháng; tới tháng 5-6 cây ra bông và kết thúc chu kỳ sinh trưởng.

Nhân giống atiso bằng cách nào?

Có 2 phương pháp nhân giống cây atiso:

Gieo hạt

Phương pháp gieo hạt thường được áp dụng tại các vùng trồng atiso dược liệu. Ngoài ra, với một số giống atiso có chất lượng tốt, hay giống mới thì thường được nhập nội hạt giống về để gieo ươm. Hạt giống atiso được xử lý cho nứt nanh sau đó được gieo vào các vỉ ươm cây hoặc các túi bầu để đảm bảo tỷ lệ cây con đạt cao nhất. Khi cây con ra lá thật thì tiến hành ươm trồng

Ươm cây con

Dùng cây con là phương pháp nhân giống phổ biến tại các vùng chuyên canh atiso thu hoạch bông làm rau. Sau khi hết một vụ, gốc cây già thường được để lại. Tại các gốc này sẽ sinh ra các mầm non. Mỗi gốc sẽ cho từ 2-4 mầm. Các gốc này sẽ được tách khỏi gốc mẹ và trồng lại để bắt đầu một vụ atiso mới

cách nhân giống atiso
cách nhân giống atiso

Chăm sóc cho cây atiso

Công việc chăm sóc cho cây atiso bao gồm các biện pháp kỹ thuật như: bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết từng công việc tại phần tiếp theo nhé.

Bón phân

Phân bón có vai trò quyết định ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất lượng của atiso

Việc bón phân cho atiso được chia thành các giai đoạn: bón lót, bón thúc. Bón lót cho atiso được tiến hành trước khi trồng với mục đích cung cấp sẵn dưỡng chất cho cây con trong đất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây phát triển khi được chuyển môi trường. Gợi ý Top 4 loại phân bón lót cho cây atiso phù hợp nhất. Bón thúc được tiến hành định kỳ trong suốt quá trình trồng atiso. Tùy theo điều kiện của từng địa phương và từng giai đoạn phát triển của cây atiso mà ta có thể chọn loại phân phù hợp, hiệu quả kinh tế nhất để sử dụng. Tham khảo 4 loại phân bón thúc cho cây atiso đạt năng suất cao nhất

Do thời gian sinh trưởng của atiso dài nên để đạt được năng suất cao bà con cần bón cân đối các loại phân vô cơ và hữu cơ. Phân hữu cơ được khuyến khích dùng bón lót cho cây hoặc bón kèm phân vô cơ trong thời gian trồng để giúp đất trồng atiso tơi xốp. Tìm hiểu thêm về Top 6 loại phân hữu cơ cho cây atiso sinh trưởng tốt được các kỹ sư nông nghiệp khuyên dùng.

Phân vô cơ đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc atiso. Với hệ thân lá cực lớn, số lượng bông nhiều, mỗi năm atiso yêu cầu một lượng khá lớn các thành phần phân vô cơ từ trong đất. Nếu đang băn khoăn lựa chọn loại phân vô cơ nào để bón cho vườn atiso bà con có thể đọc thêm bài viết Top 5 loại phân bón vô cơ dùng cho cây Atiso phổ biến nhất

Tưới nước

Atiso có thể được tưới bằng phương pháp kéo dây tưới thủ công hoặc dùng hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương tự động. Để đảm bảo cho atiso nên tưới 2 ngày 1 lần. Nước tưới atiso cần đảm bảo nguồn nước sạch để tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng thân lá, bông khi thu hoạch

các phương pháp tưới cho atiso
các phương pháp tưới cho atiso

Phòng trừ sâu bệnh

Do thời gian của vụ trồng atiso dài nên trên cây atiso xuất hiện nhiều loại sâu bệnh tấn công. Các bệnh hại atiso phổ biến có thể kể đến là: đốm lá, héo rũ, mốc xám, sương mai, thối thân, lở cổ rễ cây con. Sâu hại trên atiso gồm có: bọ nhảy, sên, rệp mềm, bọ phấn, sâu xanh da láng, nhện…

Các loại sâu, bệnh có biểu hiện triệu chứng và cách thức gây hại khác nhau. Bà con nên chủ động tìm hiểu về đặc điểm của các sâu, bệnh hại trên cây atiso trước thời vụ trồng để phòng trừ kịp thời nhất, đảm bảo năng suất tối đa cho mùa trồng atiso

Để phòng ngừa tổng hợp sâu bệnh trên vườn cây atiso, trước vụ trồng bà con nên vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng, loại bỏ tàn dư, làm đất kỹ và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật dạng sinh học an toàn.

CHI TIẾT 6 loại bệnh hại trên cây atiso và cách phòng trừ

Thu hoạch

Với atiso dược liệu sẽ cho thu hoạch lá sau trồng từ 2-3 tháng tùy giống. Tùy theo giống ta có thể thu hoạch bằng cách bóc toàn bộ bẹ lá hoặc dùng dao cắt đoạn lá chứa nhiều phiến (bỏ lại phần cuống).

Với các vườn atiso trồng với mục đích thu hoa làm rau non, các bạn dùng dao sạch hoặc kéo cắt phần bông và cuống non nhẹ nhàng

Lưu ý: các dụng cụ thu hoạch cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành thu hoạch để tránh lây lan mầm bệnh trong ruộng atiso

thu hoạch cây atiso
thu hoạch cây atiso

Lợi ích kép khi sử dụng vôi bột trồng atiso

Vôi bột thường được dùng để bón lót cho cây trồng giúp giảm mầm nấm và sâu hại trong đất. Đối với cây atiso, không những bạn có thể sử dụng vôi bột điều khiển dịch hại tại thời điểm bón lót trước trồng mà trong suốt thời gian cây sinh trưởng, vôi bột có thể kiểm soát pH đất cho cây có môi trường tốt để phát triển. Ngoài ra, vôi giúp nấm bệnh, sâu hại không xâm nhập được tới vùng rễ, gốc của cây, nhờ đó giảm chi phí thuốc BVTV, tăng chất lượng, độ an toàn cho sản phẩm atiso khi thu hoạch.

phòng trừ sâu bệnh cho atiso
phòng trừ sâu bệnh cho atiso

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin chi tiết về Cách trồng atiso cho năng suất cao nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *