Chat hỗ trợ
Chat ngay

Bài 5: VAI TRÒ CỦA ĐỒNG (Cu) VỚI CÂY TRỒNG

TÔI MUỐN MUA HÀNG Hotline: 0933067033 - 0919817033
Danh mục: ,

Mô tả

ĐỒNG (Cu) VÀ VAI TRÒ DINH DƯỠNG VỚI CÂY TRỒNG

Đồng là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu là Cu và số nguyên tử bằng nguyên tử khối bằng 64. Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ. Nó được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau.

Đồng là một trong số ít các kim loại xuất hiện trong tự nhiên ở dạng kim loại có thể sử dụng trực tiếp thay vì khai thác từ quặng.

Quặng đồng

     * Đồng trong đất.

Từ năm 1931 người ta đã phát hiện cây có Đồng (Cu) mới phát triển tốt. Dần dần người ta thấy rằng cây trồng trên các đất than bùn, đất giàu hữu cơ có hiện tượng thiếu đồng. Gần đây hiện tượng thiếu đồng xuất hiện trên nhiều loại đất khác.

Đồng dễ tiêu thường có nhiều trong đất và thường được đưa vào đất qua phân bón và các loại thuốc trừ nấm bệnh. Số lượng Đồng trong đất phụ thuộc vào đá mẹ và hàm lượng Cu trong đất tăng dần qua quá trình tích lũy sinh vật (cây trồng hút Đồng từ các tầng sâu đưa lên mặt đất).

Lượng Đồng dễ tiêu trong đất thay đổi theo lượng chất hữu cơ. Chất hữu cơ trong đất thay đổi theo lượng chất hữu cơ. Chất hữu cơ trong đất kết hợp với đồng thành các phức chất Đồng – Hữu cơ, cây trồng khó sử dụng. Nếu trong đất lượng N và S cao thì phức hợp Đồng – Mùn càng bền.

Sét cũng có thể hấp thu các ion đồng, mặc dù sự hấp thu có yếu hơn. Đất giàu hữu cơ lại giàu sét thì sụ thiếu Đồng càng dễ xuất hiện. Ở nước ta các vùng thung lũng núi, vùng đất sinh lầy ven biển, đất than bùn, đất phèn giàu hữu cơ đều có thế có hiện tượng thiếu Đồng.

Các nghiên cứu cho thấy rằng khi pH đất tăng lên hàm lượng Đồng dễ tiêu giảm xuống. Cho nên bón vôi cải tạo độ chua cũng dễ dẫn đến hiện tượng thiếu Đồng.

Người ta còn nhận thấy rằng có quan hệ nghịch giữa lượng Nhôm (Al) và Đồng dễ tiêu. Khi hàm lượng Nhôm tăng lên cây hút Đồng ít đi. Người ta cũng thấy mối quan hệ tương tự giữa Đồng và Sắt.

Các loại đất chua, nhiều Sắt, Nhôm di động càng dễ xuất hiện hiện tượng thiếu Đồng.

  1. Tác động của Đồng đến quá trình sinh lý sinh hóa của cây trồng:

Nguyên tố Đồng (Cu) ảnh hưởng đến nhiều qua trình sinh lý sinh hóa của cây như quá trình cố định N, sự khử nitrat, sự phân giải, sự khử CO2. Sự tổng hợp clorofin; cacbonhydrat; các sắc tố; tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng; sự thoát hơi nước; sự chuyển hóa gluxit. Tạo các mô mới thân lá rễ và ảnh hưởng đến tính chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng của cây.

Đồng (Cu) ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều loại chất đường bột, hợp chất có đạm, chất béo, clorofin và các sắc tố khác, vitamin C và các enzim.

Ngoài ra Cu thúc đẩy quá trình hình thành vitamin A trong hạt, đây là chất rất cần thiết cho sự phát triển của hạt. Cu có trong men laccase và một số men oxidase khác, cần thiết trong việc quang hợp, trao đổi protein và tổng hợp các hydrat cacbon… Đồng là nguyên tố có khả năng liên kết mạnh với các chất hữu cơ nên cây thiếu đồng thường xảy ra ở những loại đất giàu chất hữu cơ. Đồng có tác dụng tăng khả năng hút Zn, Bo, Mn của cây. Đồng còn có mặt trong Xytocromoxydaza và chứa nhiều trong diệp lục.

Đồng thường được liên kết với các enzyme oxi hóa khử (Cu2+ + e – <=> Cu+).

Bột CuO và Cu2O

     1.1 Biểu hiện thiếu Đồng trên cây trồng:

Biểu hiện thiếu đồng trên cây trồng thường xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá trắng, số hoa hình thành ít, cây yếu dễ bị nấm tấn công.

Triệu chứng đầu tiên của sự thiếu Đồng là lá bị chuyển sang màu xanh đen và có mặt các điểm hoại thư. Điểm hoại thư xuất hiện trước hết ở đỉnh lá non sau lan xuống dưới dọc theo mép lá. Lá có thể biến dạng khi thiếu đồng, mất màu xanh giữa các gân lá, lá thường xuyên héo rũ, nếu thiếu  nghiệm trọng thì lá có thể bị rụng.

Thiếu đồng, xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.

Hiện tượng thiếu Đồng thường xuất hiện đối với cây lúa gây ra hiện tượng trắng lá và các hạt đầu bông không thụ phấn (lúa bị rơm đầu), đẻ nhiều nhưng dảnh thành bông ít và xuất hiện ở các cây hòa thảo khác.

Biểu hiện thiếu Đồng trên cây ngô, lúa mì, khoai tây, dưa chuột

     Sự bón nhiều đạm (N) đã làm xuất hiện hiện tượng thiếu Đồng có làm giảm năng suất và phẩm chất cỏ. Bón nhiều lân (P) cũng làm giảm hàm lượng Đồng và năng xuất cam quýt.

Sự khác biệt giữa thiếu Đồng (Cu) và thiếu Clo (Cl)

(Còn nữa)…

Sưu tầm và biên tập Ks Lê Minh Giang


0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *