Bài 2: PHÂN LÂN VÀ SỰ PHÂN LOẠI LÂN (Tiếp theo và hết)

TÔI MUỐN MUA HÀNG Hotline: 0933067033 - 0919817033

Mô tả

Các nhà nghiên cứu chú ý vận dụng vai trò của vi sinh vật phân giải lân vô cơ theo một hướng khác. Nhờ phát hiện được các giống có khả năng phân giải lân vô cơ mạnh nên có triển vọng dùng các dòng này để thay thế vai trò của axit và nhiệt chuyển lân vô cơ khó tiêu thành dạng dễ tiêu để sản xuất phân lân. Nguyên lý cơ bản củ giải pháp này là dùng hỗn hợp hữu cơ tươi như bã mía, rỉ đường làm nguồn gốc cung cấp năng lượng cho hoạt động của vi sinh vật phân giải photphorit hay apatit (thường là các photphorit mềm, hợp chất lân dễ phân giải) thành dễ tiêu hơn. Các nhà nghiên cứu còn hi vọng rằng quá trình lên men có thể tạo ra các chất điều hòa sinh trưởng, chất diệt nấm, cố định đạm nên tên là phân lân hữu cơ vi sinh.

Đây là vấn đề mới. Khó khăn cơ bản là có dòng vi khuẩn có khả năng phân giải nhanh và sự cung cấp đủ chất hữu cơ cho quá trình lên men, bảo quản phân cho đến lúc sử dụng không mất chất dinh dưỡng và giữ được số vi sinh vật trong phân theo đúng quy định. Phân cần đảm bảo yêu cầu tối thiểu của một loại phân lân chế biến công nghiệp có tỷ lệ P2O5 trong phân lân ít nhất là trên 10 % với 80 % lân hữu hiệu.

Hệ số sử dụng lân của cây trồng rất thấp. Hệ số sử dụng biểu kiến chỉ đạt tối đa 30%. Tăng hệ số sử dụng thêm khoảng 10% nữa hết sức khó khăn. Cho nên các quy trình sử dụng phân lân vi sinh không nên đưa ra các mức bón quá thấp so với quy trình hướng dẫn khuyến nông. Ví dụ quy trình khuyến nông hướng dẫn bón cho cây lúa là 60 kg P2O5/ha thì các quy trình khuyến nông sử dụng phân vi sinh ít nhất cũng đảm bảo cung cấp cho cây ít nhất 90% số đó, 54 kg P2O5 / ha/vụ.

Cần đảm bảo đủ đạm cho cây phát triển. Các loại phân hữu cơ vi sinh, khó có khả năng tăng lượng đạm trong đất nhiều cho nên các quy trình sử dụng phân lân hữu cơ vi sinh nên đảm bảo bón đủ đạm cho cây, ít nhất 80 % số lượng đạm cần bón theo quy trình hướng dẫn khuyến nông. Ví dụ quy trình hướng dẫn nên bón 120 kg/ha/vụ cho lúa chiêm xuân ở vùng đồng bằng bắc bộ thì tổng số lượng đạm đưa vào cho cây lúa nếu sử dụng phân lân hữu cơ vi sinh cần đạt ít nhất là 96 kg N/ha/vụ.

Sự phối hợp với các loại phân khoáng (phân đạm, lân, kali) thích hợp, đảm bảo đủ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng là điều kiện quan trọng để phát huy được hiệu quả. Một hình thức phối hợp giữa phân lân hữu cơ vi sinh và phân khoáng như vậy nếu chi phí bón phân không vượt quá xa quy trình đang được áp dụng có thể được nông dân chấp nhận và sẽ rất có ích cho vùng đất cát biển, đất bặc màu những nơi thiếu hữu cơ nghiêm trọng và hoạt động của vi sinh vật yếu. Đó là bài toán khó khăn mà các nhà sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh đang phải tiếp tục giải để có thể đứng vững.

Hiện nay có nhiều nhà sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh như phân lân hữu cơ Thiên Nông, phân lân sinh hóa hữu cơ Komix của công ty sinh hóa nông nghiệp và thương mại thiên Sinh, phân sinh hóa hữu cơ Biomix của công ty phân bón hóa chất Kiên Giang, Biofer của Hội phân bón Việt Nam… đều sản xuất phân lân hữu cơ vi sinh.

Một loại phân lân khác gọi là Biosuper (phân lân super vi sinh) được sản xuất bằng cách trộn photphorit với các sản phẩm có chứa lưu huỳnh như than bùn sú vẹt hoặc đất có chứa lưu huỳnh thấp vùng mỏ lưu huỳnh (thiobacillus, thiooxidant). Loại vi sinh vật này oxy hóa S thành axit sunfuric, dựa vào axit tạo ra để chuyển lân khó tiêu thành dạng dễ tiêu. Các nhà sản xuất Australia và Canada đã sản xuất theo cách này và đưa ra thử nghiệm rộng rãi. Kết quả thử nghiệm cho thấy nguyên liệu sử dụng cần chứa lượng S đáng kể đủ để chuyển hóa các quặng lân khó tiêu. Hàm lượng lân trong sản phẩm thấp, hiệu lực không bằng supe lân và họ cho rằng các sản phẩm kiểu này có thể sử dụng tốt cho đồng cỏ hoặc đất khai hoang để phục hồi đất hoang và sử dụng cho các nước đang phát triển mà công nghiệp phân bón chưa phát triển.

Nói chung phân lân vi sinh vẫn ở trong giai đoạn thử nghiệm, chưa được xếp vào danh mục phân bón được dùng rộng rãi trên thế giới của FAO.

5. Chọn loại phân lân như thế nào?

Các loại phân lân được chia thành 3 nhóm chính;

1/ Các loại dễ hòa tan bao gồm các nhóm lân chế biến bằng axit, lượng axit sử dụng đến mức tạo thành các photphat 1 canxi dễ tan trong nước. Tùy mức axit thừa 1-3% axit photphoric mà có mang tính chua nhiều hay ít. Do có còn một ít axit nên phân dễ hút ẩm. Các loại phân này thích hợp nhất ở các loại đất kiềm và trung tính vì phân có khả năng làm giảm độ kiềm của đất và tồn tại ở dạng cây dễ sử dụng. Ở các loại đất quá kiềm hoặc quá chua nhất là các đất quá chua sử dụng loại phân này (trừ đất lúa) nên dùng các loại phân viên. Nhờ được viên nên phân ít tiếp xúc với các nhân tố trong đất (canxi ở đất kiềm, sắt nhôm dễ đông ở đất chua và các keo đất mang dấu hiệu dương trong đất chua) làm giảm độ hòa tan.

Các loại phân lân giàu và rất giàu chứa ít lưu huỳnh ở dạng canxi sunfat thích hợp cho đất mặn chua ven biển giàu sunfat, đất trũng lầy thụt nhiều hữu cơ yếm khí. Trên 2 loại đất này, lưu huỳnh có thể làm tăng ion sunfat đến mức gây ngộ độc (đất mặn sunfat) hoặc làm tăng lượng H2S gây độc (đất lầy thụt yếm khí trồng lúa).

Supe lân thông thường có lợi cho đất thoái hóa, bạc màu, nghèo hữu cơ, nghèo lưu huỳnh, đất cát, thâm canh không có điều kiện hoàn trả hữu cơ; đất đồi thoái hóa, do cả hai mặt: cung cấp P và S. Nó cũng có lợi cho các cây cần nhiều S cây họ thập tự, họ hành tỏi, cây lấy dầu thuộc họ lạc, đậu đỗ, cau dừa v.vv. các loại cây họ chè (chè, cà phê, ca cao) và cây lấy mủ.

2/ Các loại phân ít hòa tan và khó hòa tan thường rất hữu hiệu đối với các loại đất chua, giàu hữu cơ và sét dễ làm cho lân trong phân chuyển thành dạng khó tan.

Chỉ các loại đất có độ chua cao pH KCl< 5 và thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình trở lên đến thịt nặng và sét mới nên sử dụng các loại quặng tự nhiên khó tan như apatit và photphorit. Các loại phân lân ít hòa tan (không tan trong nước chỉ tan được trong axit citric 2%) như các loại phân lân axit hóa một phần (phân lân chậm tan), các loại phân lân chế biến bằng nhiệt (phân lân nung chảy) hiệu quả trên đất trung tính hoặc ít chua không kém supe lân nhưng trên đất chua càng phát huy được ưu điểm khử chua và sắt nhôm di động.

Sự cung cấp điều hòa lân trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của cây trồng rất có lợi cho cây vì vậy sự phối hợp với tỷ lệ thích hợp khoảng 70% phân lân ít hòa tan có lợi cho mọi trường hợp.

Các loại phân lân chế biến bằng quy trình nhiệt thường giàu canxi, magie, natri có khi có cả kali và vi lượng thường có lợi cho đất cát, đất bặc màu, đất đồi thoái hóa. Trên các loại đất này cũng thường thiếu lưu huỳnh và kali. Sự phối hợp các loại phân này với supe lân hoặc kali sunfat, amon sunfat nên được chú ý.

3/ Các loại phân được gọi là phân lân sinh hóa hữu cơ, nhiều chất hữu cơ hơn là lân. Đối với đất thiếu lân dễ tiêu cần được bổ sung thêm cho đủ lượng lân dễ tiêu cần thiết. Loại phân này có triển vọng tốt cho các loại đất cát, đất bạc màu, đất thoái hóa thiếu hữu cơ.

Các loại phân lân có chứa N như DAP được nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt vùng thấp Đồng Tháp mười, Hậu Giang chú ý vì hai lý do:

– Đất thiếu lân dễ tiêu đến mức hạn chế trong lúc hữu cơ và đạm có trong đất tương đối khá. Đất tuy giàu đạm nhưng thiếu N dễ tiêu. Tỷ lệ 46 – 50% P2O5 và 18 – 20% N (tỷ lệ N-P:1-2,5) trong phân thích hợp cho loại đất như vậy với lúa năng suất trung bình.

– Sự không có mặt gốc sunfat không độc hại do mặn sunfat và H2S trên đất vốn giàu ion sunfat này. Tuy nhiên trên loại đất này sử dụng phân lân nung chảy kết hợp với ure tỷ lệ 1,5 -1 cho lúa năng suất cao có lẽ lợi hơn vì hỗn hợp này còn khử chua và cố định sắt nhôm di động, giảm bớt độc và xúc tiến sự phân giải hữu cơ cung cấp thêm đạm. Nếu đất trồng trọt lâu ngày, tỷ lệ mùn và N đã suy giảm, dùng DAP cần bổ sung thêm cho đủ đạm. Trong trường hợp này dùng ure kết hợp với supe lân hay lân nung chảy chi phí sử dụng phân bón sẽ ít hơn.

Giới thiệu các loại phân lân

* Phân lân chế biến bằng axit

Supe lân:

+ Loại thông thường: 16 – 24% P2O5 tan trong amon xitrat 2%; 8-12%S; 28% CaO

Thể tích riêng: viên 107 – 124 dm3/100 kg phân bột 106 -122dm3/100 kg

+ Loại giàu: 25 – 36 % P2O5 tan trong amon 2 % xitrat 6 – 8% S; 20 % CaO

+ Loại rất giàu: 36 – 38% P2O5 tan trong amon xitrat 2 %; 15% CaO lưu huỳnh không đáng kể.

Thể tích riêng: viên 105 – 120 dm3/100 g

Phân Metaphotphat canxi: 64 – 70% P2O5 tan trong amon xitrat 2 %

Metaphotphat kali: 40 – 60% P2O5 tan trong amon xitrat 2%

Phân supe lân ít hòa tan: >20% P2O5 tổng số 8% P2O5 tan trong axit xitric 2%.

Phân lân kết tủa: 28 – 42% P2O5 tan trong xitrat amon 21%

Phân DAP: 18 – 20% N; 46 – 50 % P2O5 tan trong amon xitrat 2%

Thể tích riêng 90 – 110 dm3/ 100 kg.

* Phân lân chế biến bằng quy trình nhiệt

Phân lân nung chảy Văn Điển                                    

+ Loại giàu: 20% P2O5 tan trong axit xitric 2%; 15% MgO; 32% CaO & SiO2: 24%; Thể tích riêng 67 – 71 dm3/100kg.

+ Loại trung bình: 17,5 – 18,5 % tan trong axit xitric 2%; 30 – 36% CaO; 15 – 17 % MgO; 24 – 30% SiO

Thể tích riêng 67 – 70 % dm3/100 kg

+ Loại thấp: 15 % tan trong axit xitric; 28 – 32 % CaO; 17 – 20% MgO    ; 24 – 30% SiO2.

Photphan: 34% tổng số 26 % tan trong amon xitrat

Photphat khử fluo

+ Loại giàu: 30 – 32% P2O5

+ Loại trung bình: 26 % tan trong amon xitrat

Photphat cứt sắt: 14 – 22 % P2O5 tổng số; 10,5 -20% P2O5 tan trong axit xitric 2%

* Các loại quặng tự nhiên chứa lân

Photphorit thành phần rất thay đổi theo mỏ: 10 – 31% P2Otổng số.               

Apatit Lào Cai                                                              

+ Loại giàu > 31% P2O5

+ Loại trung bình 23 – 31 % P2O5 tổng số

+ Loại nghèo < 23% P2O5 tổng số

Sưu tầm và biên tập Ks Lê Minh Giang


0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *