NGĂN NGỪA BỆNH THỐI THÂN TRÊN CÂY HOA HỒNG MỚI MUA VỀ
NGĂN NGỪA BỆNH THỐI THÂN TRÊN CÂY HOA HỒNG MỚI MUA VỀ
12 min read
Mục Lục Bài Viết >>>
Views:5
Xin cảm ơn!
NGĂN NGỪA BỆNH THỐI THÂN TRÊN CÂY HOA HỒNG MỚI MUA
Khi mua những cây hồng ngoại, cho dù đó là hồng giâm cành của Trung Quốc hay là hồng ghép của Thái Lan thì sau khi tháo thùng đựng cây ra ta cần quan sát tình trạng của cây như thế nào. Ngoài việc cắt tỉa hết các cành nhánh đã bị khô héo, các lá Hồng bị bầm dập thì còn một việc khá quan trọng nữa là quan sát xem trên cây có những vết trầy xước nào hay không, vì chính những chỗ bị tổn thương này có thể phát triển thành nấm bệnh sau khi trồng cây hồng xuống.
1. Đối với các cây hồng ghép Thái Lan:
Đặc điểm của những cây hồng nhập về từ Thái Lan là cây thường khá lớn… sức sống mạnh…điểm duy nhất cần quan tâm là chính vì cây lớn nên trong quá trình vận chuyển, các cây hồng có thể bị gãy cành nhánh.
Ví dụ như trong ảnh bên dưới, cây hồng khi vận chuyển về đến nhà đã bị gãy nhánh, đây có thể là rủi ro ngoài mong muốn của người bán hàng. Giờ việc cần thiết hơn cả việc gọi điện cho chủ hàng mắng vốn đó là xử lý những cành nhánh bị gãy này. Thẳng tay cắt bỏ những cảnh bị gãy này đừng tiếc mà để lại, vì sao này dù nhánh hồng này có sống thì cũng phát triển rất chậm.
Bên cạnh những cành hồng bị gãy thì còn có những cành hồng bị đen đầu. Đây là những chỗ sau này có thể phát triển thành nấm bệnh (Rose Cankers), gây thối thân cho cây hồng.
Nguyên nhân và dấu hiệu gây bệnh thối thân trên cây hồng
Vào những thời điểm không khí lạnh ướt, một số nhánh hoa hồng có thể bị thối thân và chết. Thân cây hồng sẽ vàng, thường có những chấm đỏ và sau này trở thành màu nâu hoặc đen.
Cách xử lý bệnh thối thân trên cây hồng
Việc đầu tiên cần làm là cách ly hoàn toàn cây hồng đang bị thối thân với những cây hồng khác. Đồng thời, cần cắt bỏ những cành bị thối đi, vị trí cắt: bên dưới những vết đen đó khoảng 2 đến 3 cm.
Sau khi đã cắt tỉa các nhánh trên, ta tiến hành bôi thuốc trị nấm bệnh vào. Loại thuốc mà tôi sử dụng là COC85.
Bên cạnh đó thì có những nhánh đan chéo nhau, gai đâm vào cành nhánh làm cho cây bị trầy xước. phần cành này có thể giữ lại. nhưng phải bôi thuốc trị nấm bệnh vào.
Sau hơn 1 tuần lễ thì cây hồng đã dần hồi phục, và đang ra tược non bắt đầu 1 cuộc sống mới tại vườn.
2. Hồng giâm cành Trung Quốc:
Loại hồng này có đặc điểm là các cây có kích thước nhỏ, đây là loại mà thân dễ bị thối đen nhất khi trồng…Cây mất quãng đường xa để về đến Việt Nam. Sau đó thêm 1 đoạn nữa để đến được nhà bạn. Cây thường mất sức trầm trọng, tạo điều kiện để nấm bệnh xâm nhập. Đối với những cây hồng này, cần thật cẩn thận trong việc tưới nước. Chỉ cần ẩm quá mức tí là có thể làm cây chầu ông bà.
Cũng như hồng camille pissarro rose bên dưới.. giá thể khá ẩm, và phía trên có 1 nhánh đã rụng hoàn toàn lá. Thân cây hồng đã chuyển sang vàng nhạt. Đó là những điều kiện làm cây rất dễ bị nấm bệnh xâm nhập. Điều quan trọng là phần thân bị vàng nhạt này gần gốc…khi bệnh xảy ra, thì toàn bộ gốc hồng sẽ bệnh theo -> chết cây.
Ta cắt ngay phần thân bị vàng úa này đi, sau đó bôi thuốc trị nấm bệnh vào.
Bên cạnh việc bôi thuốc trực tiếp vào thân cây hồng bị thối thân, cần phải phun xịt các loại thuốc có hoạt chất myclobutanil hoặc tebuconazole để ngăn chặn sự phát triển của bệnh thối thân.
Cụ thể tôi hay xài thuốc với tên thương mại : Nativo của Bayer kết hợp với AcstreptocinSuper.
Hoặc có thể dùng Daconil kết hợp với Acti No Vate 1SP để ngăn ngừa bệnh thối cành hồng và đốm lá.