Chat hỗ trợ
Chat ngay

KIẾN THỨC CĂN BẢN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Mục Lục Bài Viết >>>

Xin cảm ơn!

Mục đích

Phòng trừ bệnh cây là nhằm mục đích hạn chế hay trực tiếp tiêu diệt bệnh hại để giảm thiệt hại về năng suất, phẩm chất của cây trồng tiến tới nâng cao năng suất phẩm chất cây trồng, bảo vệ môi trường cho một nền nông nghiệp sạch và bền vững.

Phòng có ý nghĩa quan trọng và có hiệu quả kinh tế cao hơn trừ rất nhiều – trừ bệnh tuy là biện pháp bắt buộc phải thực hiện nhưng bao giờ cũng mang tính bị động và không tránh khỏi những mất mát. Vì vậy, đặt ra kế hoạch phòng trừ sát với thực tế diễn biến của bệnh sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ được môi trường.

Những nguyên tắc xây dựng biện pháp phòng trừ

  • Trước khi đi vào các biện pháp phòng trừ cần thấy rõ là các biện pháp phòng trừ có thể tập hợp thành một hệ thống biện pháp hay chỉ thực hiện một hay hai biện pháp trọng điểm.

  • Khi sử dụng một biện pháp thì điều quan trọng nhất là phải dự đoán đúng thời điểm để phòng trừ có hiệu quả nhất.

  • Khi thực hiện một hệ thống biện pháp phòng trừ (hay nói cách khác – thực hiện hệ thống quản lý tổng hợp bệnh hại – IDM).

Chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc và các biện pháp khi thực hiện phải đạt được ba hướng sau:

  1. Có tác dụng tiêu diệt hay khống chế nguồn bệnh đầu tiên.

  2. Ngăn chặn sự lây lan để cản trở bệnh không phá trên diện tích rộng.

  3. Tăng tính chống chịu của cây giúp cây hồi phục, phát triển tốt.

Khi thực hiện các biện pháp này phải:

  1. Đảm bảo tính liên hoàn, hợp lý trong quá trình trồng trọt một cây. Có biện pháp là trọng điểm, có biện pháp là hỗ trợ, các biện pháp không triệt tiêu lẫn nhau.

  2. Phải dựa vào đặc điểm loài và giống cây, đặc điểm ký sinh vật gây bệnh và đặc điểm sinh thái bệnh hại.

  3. Phải nắm được các đặc điểm vùng sinh thái (cây trong hệ thống luân canh, các cây dại, thành phần bệnh hại của chúng, đất đai, khí hậu thời tiết, mùa vụ) để dự báo bệnh hại.

  4. Phải nắm vững hoàn cảnh kinh tế của địa phương để đưa ra những biện pháp phòng trừ hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, bảo vệ môi trường.

Các biện pháp phòng trừ bệnh cây

Biện pháp sử dụng giống chống bệnh

Trước đây quan niệm về ký sinh rất đơn giản nhưng ngày nay trong một loài sinh vật gây bệnh có thể có nhiều nhóm chủng (strain) hay nòi (race) khác nhau. Sự đa dạng sinh học và biến đổi gene di truyền đã dẫn đến trong các mối quan hệ sinh thái bệnh cây có rất nhiều hiện tượng trước đây khó giải thích.

Theo Stakman và cộng sự (1914) giữa các chủng trong một loài vi sinh vật gây bệnh không thể phân biệt nếu chỉ dựa vào hình thái (morphology) mà cần phải dựa vào khả năng xâm nhiễm gây bệnh ở các cây chủ khác nhau.

Flor (1946) khi nghiên cứu bệnh rỉ sắt của cây lanh và nhận thấy: cứ mỗi gene kháng bệnh của cây chủ có một gene tương ứng không độc (avirulent) của ký sinh gây bệnh và mỗi gene mẫn cảm của cây ký chủ lại có gene tương ứng có tính độc (virulent) của ký sinh gây bệnh. Phát hiện của Flor đã trở thành thuyết “gene đối gene”.

Vanderplank (1963) cho rằng: có hai tính kháng đó là tính kháng dọc (vertical) được kiểm soát bằng một số gene kháng chính – những gene này biểu lộ tính kháng cao nhưng chỉ có tác dụng kháng với một số chủng, loài gây hại. Tính kháng ngang (horizontal) được quy định bởi nhiều gene kháng phụ, mặc dù tính kháng yếu nhưng có tác dụng kháng với hầu hết các chủng, loài gây hại.

Trong thiên nhiên, các loài cây dại thường được chọn lọc tự nhiên theo hướng chống chịu với môi trường và sâu, bệnh hại. Trái lại, con người qua nhiều thế kỷ đã chọn giống theo hướng năng suất cao, phẩm chất tốt nhưng không chú ý tới tính kháng vì vậy ngày nay khi hiểu rõ tính kháng của cây với bệnh hại, người ta có tham vọng đưa các gene kháng vào những cây có phẩm chất cao, năng suất cao để bảo vệ chúng trước nguồn bệnh ngày càng biến đổi và đa dạng hơn.

Người ta đã dùng phương pháp lai hữu tính cổ điển và phương pháp chuyển gene bằng kỹ thuật Protoplast hay bằng cách bắn gene vào tế bào cây chủ.

Cây có gene kháng lại có năng suất cao, phẩm chất tốt là cây trồng lý tưởng với chúng ta hiện nay. Tuy vậy khả năng kháng của cây tạo được thường là kháng bệnh chiều dọc – nghĩa là chỉ chống được một chủng hay vài chủng vi sinh vật gây bệnh.

Nếu ta trồng giống cây kháng bệnh này nhiều năm trên đồng ruộng thì một lúc nào đó gặp một chủng mới (hay chủng lạ) của vi sinh vật gây bệnh – tính kháng sẽ không còn nữa cây dễ dàng bị nhiễm bệnh và bị giảm năng suất, phẩm chất nặng nề.

Trong khi lai tạo ra một giống kháng và đưa được chúng vào sản xuất hàng chục năm. Để khắc phục hiện tượng này, việc sản xuất giống sạch bệnh trở nên quan trọng; nếu một giống chống bệnh được chọn lọc sạch bệnh thì thời gian tồn tại của chúng trên đồng ruộng có thể kéo dài gấp 2, 3 lần mang lại hiện quả kinh tế cao hơn hẳn.

Biện pháp sử dụng giống sạch bệnh

Chọn giống sạch bệnh cần phải thực hiện 3 nội dung bắt buộc:

  1. Phải có nguồn giống sạch bệnh ban đầu được kiểm tra bệnh bằng ELISA hay PCR để loại bỏ giống bị nhiễm, dù chỉ nhiễm mức độ nhẹ.

  2. Giống phải nhân nhanh (bằng hạt với loài cây có hệ số nhân cao) bằng nuôi cấy mô với các loài nhân vô tính có hệ số nhân giống thấp.

  3. Quá trình sản xuất trên luôn phải thực hiện trong nhà lưới cách ly. Vùng cách ly chống côn trùng truyền bệnh và vật liệu phải được kiểm tra nghiêm ngặt bằng ELISA và PCR để đảm bảo giống gốc sạch bệnh.

Các hệ thống sản xuất giống sạch cho cây cam (Pháp, Mỹ, Đài Loan…), hệ thống khoai tây sạch bệnh (Đức, Pháp, Hà Lan…) đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Biện pháp sản xuất cây sạch bệnh đã được áp dụng với tất cả các giống cây trồng ở các nước phát triển.

Các công ty sản xuất giống có nhiệm vụ cung cấp 100 % giống sạch, có chất lượng cao, năng suất cao cho nông dân. Nông dân không được phép tự giữ giống nếu giống đó không được công nhận thực hiện theo một quy trình sản xuất giống sạch nghiêm nhặt.

Biện pháp canh tác

Những biện pháp canh tác như thời vụ, làm đất, tưới nước, chăm sóc, luân canh, xen canh… mà bất cứ hệ thống canh tác nào cũng thường xuyên thực hiện. Nếu được trang bị những hiểu biết người ta có thể thực hiện các biện pháp này một cách có ý thức sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ, hiệu quả kinh tế cao. Biện pháp canh tác có tác dụng:

  1. Làm thay đổi điều kiện sinh thái, thay đổi ký chủ, nguồn dinh dưỡng của ký sinh vật gây bệnh.

  2. Tiêu diệt hoặc làm hạn chế ký sinh vật gây bệnh, cản trở sự lây lan và tồn tại của ký sinh vật gây bệnh.

  3. Biện pháp canh tác có giá trị phòng bệnh rất cao và không gây hại môi trường.

Luân canh

Khi trồng độc canh, bệnh hại có khả năng tích luỹ nguồn bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn. Luân canh là thay đổi cây trồng trên một đơn vị diện tích. Khi luân canh các loại cây trồng không bị cùng một loài bệnh sẽ tạo được khả năng cách ly với nguồn bệnh. Luân canh cải tạo đất tốt hơn, làm cho tập đoàn vi sinh vật đất phong phú… cây sẽ ổn định phát triển và tăng năng suất.

Để xây dựng được một công thức luân canh cần nắm được các thông tin sau:

  1. Nắm được các điều kiện trồng trọt của vụ trước, thành phần các loại bệnh và sâu hại cây trồng trong các vụ trước.

  2. Xác định được phổ ký chủ và thời gian tồn tại của nguồn bệnh cần phòng trừ.

  3. Nắm được kế hoạch dự kiến sản xuất của vùng trước mắt và lâu dài.

Nếu nguồn bệnh có phổ ký chủ rộng hoặc thời gian tồn tại trong đất lâu dài thì luân canh khó có tác dụng trừ bệnh. Nếu cây trồng khác định đưa vào công thức luân canh để tránh bệnh cần phòng trừ, nhưng lại mắc bệnh hoặc sâu khác nặng hơn thì không thể đưa vào công thức luân canh.

Cuối cùng, nếu kế hoạch sản xuất không cho phép, hoặc cây trồng đang có giá trị kinh tế rất cao, có thể phải áp dụng biện pháp khác không thể thay thế bằng một cây có giá trị kinh tế thấp mà không bị bệnh.

Bệnh có khả năng truyền qua hạt hay có khả năng truyền bằng côn trùng, trong quá trình trồng trọt còn cần phải xử lý hạt giống, diệt côn trùng môi giới kết hợp với luân canh. ở Nga, luân canh chống bệnh héo vàng cây bông do nấm. ở Mỹ, luân canh chống bệnh do tuyến trùng hại cây đậu nành đều mang lại những hiệu quả kinh tế rất lớn – bảo vệ được môi trường, chi phí ít tốn kém.

Các kỹ thuật trồng trọt

Gieo trồng đúng thời vụ: thời vụ gieo trồng giúp cây thích ứng với điều kiện sinh thái khí hậu của loài và giống cây – đúng thời vụ cây sẽ phát triển mạnh, tăng khả năng chống bệnh và ngược lại.

Làm đất và gieo trồng: kỹ thuật làm đất giúp cho cây sinh trưởng bộ rễ tốt, không tạo vết thương ở rễ. Phương pháp làm dầm ải của nông dân Việt Nam có thể tiêu diệt hay hạn chế một phần các vi sinh vật gây bệnh.

Cày sâu vùi lấp hạch nấm, bào tử, sợi nấm xuống 15-20 cm, ngâm ruộng bón vôi có thể làm các tàn dư mục nát – vi sinh vật bị tiêu diệt phần lớn, làm luống cao, thoát nước có thể bảo vệ cây thoát khỏi một số bệnh hại. Thực hiện gieo hay trồng cây cần chú ý độ nông, sâu của hạt, của các hom khi đặt xuống đất. Phương pháp gieo, trồng cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây và khả năng kháng bệnh.

Sử dụng phân bón: lượng phân bón hợp lý theo đất, theo đặc điểm giống cây trồng sẽ giúp cây tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và chống lại bệnh hại. Phân đạm rất cần cho sự sinh trưởng thân lá, nhờ có lượng đạm tăng đã làm cây phát triển mang lại nguồn chất hữu cơ dồi dào cho đất, trả lại cho đất độ phì nhiêu, vì vậy phân đạm rất quan trọng.

Tuy vậy, nếu lạm dụng bón quá thừa đạm một cách không cần thiết sẽ làm lượng đạm tự do có nhiều trong cây, cây mềm yếu, hàm lượng SiO2/N giảm, dẫn đến cây bị lốp, đổ, giảm năng suất và chất lượng hoa quả kém, dễ bị hư hỏng, thối trong bảo quản và một số cây dễ bị nhiễm bệnh: như lúa dễ bị bệnh cháy lá, bạc lá. Trái lại, khi thiếu đạm có thể bị bệnh đốm nâu, tiêm lửa.

Phân lân, kali bón thích hợp theo đất và giống cây trồng sẽ hỗ trợ cho việc bón đạm làm cây cứng, điều hòa NPK giúp cây đậu quả tốt, chống hiện tượng rụng hoa… Rất nhiều nguyên tố vi lượng như Bo, Mo, Mn, Fe, Cu… có vai trò quan trọng cho sự phát triển của cây và cho đậu quả.

Chế độ nước: chế độ nước rất quan trọng để cây phát triển bộ rễ và thực hiện quá trình cân bằng nước trong cây. Độ ẩm quá cao, một số cây trồng dễ nhiễm bệnh do nấm PythiumPhytophthora. Trái lại, độ ẩm thấp cây dễ bị bệnh do nấm Fusarium hại gốc, nấm Alternaria hại lá. Giữ độ ẩm đất 80 % sức chứa ẩm tối đa của đồng ruộng là phù hợp với các cây trồng cạn. Giữ chiều sâu nước ruộng từ 10-15 cm là phù hợp với lúa nước và nhiều cây trồng nước.

Vệ sinh đồng ruộng: dọn sạch cỏ dại và tàn dư trước khi gieo trồng luôn mang lại hiệu quả cao trong phòng trừ, xóa bỏ được phần lớn nguồn bệnh lây lan ban đầu và làm mất nơi cư trú của côn trùng truyền bệnh mang lại hiệu quả phòng bệnh rất cao.

Biện pháp cơ học và lý học

Biện pháp sàng, xẩy, loại bỏ các hạt giống không đủ phẩm chất, hạt bệnh như ngâm hạt vào nước muối có tỷ trọng cao để loại hạt lép và tạp chất.

Phơi hạt giống dưới nắng: xử lý hạt bằng tia phóng xạ dưới 7 Rơghen để diệt nấm bệnh. Xử lý hạt ở 50–60 °C từ 6-8 giờ sấy để diệt vi khuẩn.

Xử lý hạt giống lúa nước nóng 54 °C trong 10 phút để loại trừ bệnh lúa von, bệnh cháy lá, bạc lá và các bệnh ngoài vỏ hạt.

Dùng hơi nóng xử lý đất ở nhiệt độ 60 °C trong 60 phút diệt nấm bệnh. Nhổ bỏ cây bệnh, chặt cành bệnh, đốn tạo hình cho các cây ăn quả, cây công nghiệp để chống bệnh, đốt tàn dư cây bệnh.

Đào rễ cây ăn quả phơi nắng để diệt nấm rễ (kết hợp dùng thuốc) ở vùng Địa Trung Hải…

Các biện pháp này đơn giản, rẻ tiền, trong nhiều trường hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Biện pháp sinh học

Biện pháp sinh học là biện pháp sử dụng các sinh vật đối kháng siêu ký sinh, chất kháng sinh… để tiêu diệt, hạn chế vi sinh vật gây bệnh cây. Biện pháp sinh học không gây độc cho cây, cho người, cho gia súc, không gây ô nhiễm môi trường.

Biện pháp sinh học đã được áp dụng từng phần hay được sử dụng như một biện pháp chủ yếu với một số bệnh hại ở các nước tiên tiến nhưng việc áp dụng biện pháp sinh học còn hạn chế.

Biện pháp sinh học đã được sử dụng theo ba hướng chính sau:

  1. Sử dụng các siêu ký sinh (ký sinh bậc hai).

  2. Sử dụng các vi sinh vật đối kháng và chất kháng sinh.

  3. Sử dụng Phytoncide.

Các siêu ký sinh

Những vi sinh vật sống ký sinh trên cơ thể ký sinh vật gây bệnh cây được gọi là những ký sinh bậc hai hay siêu ký sinh. Ký sinh bậc hai thường cũng là những loại nấm, vi khuẩn, virus…

Nấm Verticillium và nấm Cladosporium ký sinh trên bào tử nấm rỉ sắt cà phê. Nấm Darlucafilum sống ký sinh tiêu diệt nhiều loài nấm rỉ sắt. Nấm Cicinnobolus ceratii ký sinh trên sợi và cơ quan sinh sản của nấm phấn trắng. Một số loại vi khuẩn Agrobacterium, Ralstonia sống ký sinh trên nấm Fusarium.

Trong tự nhiên, siêu ký sinh chỉ xuất hiện khi ký sinh gây bệnh đã phát triển và gây bệnh nặng trên cây, vì vậy sử dụng siêu ký sinh trong tự nhiên thường đạt hiệu quả thấp. ở các phòng thí nghiệm có những nghiên cứu hiện đại về siêu ký sinh trên thế giới, các môi trường nuôi ký sinh cấp 2 đã ra đời, ngày nay các loại thuốc sinh học đã được sản xuất và thương mại hoá này đã được ứng dụng trong phòng trừ có hiệu quả.

Các Phytoncide

Phytoncide là chất đề kháng do thực vật sản sinh ra có tác dụng tiêu diệt hay ức chế vi sinh vật gây bệnh. Các phytoncide có trong rất nhiều loại thực vật có thể ở dạng bay hơi như ở củ hành, tỏi, rau ngải, sả… R.M. Galachian cho rằng: dùng nước tỏi, hành xử lý hạt giống bắp, cà chua có tác dụng hạn chế, tiêu diệt nấm bệnh.

Biện pháp hoá học

Biện pháp dùng thuốc hóa học phòng chống bệnh cây đã mang lại những khả năng trừ bệnh nhanh chóng, bảo vệ cây trồng. Theo nhiều nhận xét của nhiều chuyên gia về hiệu quả kinh tế của thuốc hoá học thì thuốc có thể mang lại lợi nhuận gấp 10 lần.

Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không hợp lý, sai phương pháp sẽ mang đến hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, trực tiếp gây độc cho người, sinh vật có ích hoặc để lại dư lượng trong nông sản vượt mức cho phép, gây ngộ độc thực phẩm cho người và gia súc. Nếu sử dụng liên tục một loại thuốc trừ bệnh ở một vùng sẽ dẫn đến kết quả làm vi sinh vật quen thuốc và chống thuốc.

Thuốc trừ bệnh thường được sản xuất thành một số dạng chế phẩm như sau:

– Dạng bột thấm nước (WP) như Zineb.

– Dạng kem khô (DF) như Kocide 61,4 DF, Polyram 80 DF.

– Dạng kem nhão (FL) như Oxyclorua đồng.

– Dạng nhũ dầu (EC) như Hinosan 40 EC, Dragon 585 EC.

– Dạng thuốc hạt (G) như Kitazin 10 G.

Dạng thuốc hạt có thể rắc trực tiếp vào ruộng, còn tất cả các dạng thuốc khác phải ho tan vào nước để phun lan cây.

– Dạng lỏng tan (L) như Validacin 3 L, Kasumin 2 L.

  • Nguyên tắc và phương pháp sử dụng thuốc:

Sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng (ở Việt Nam quy định):

  1. Dùng đúng thuốc.

  2. Phun, rắc đúng lúc: khi cây mới chớm bệnh, diện tích bị bệnh còn nhỏ hẹp. Không phun lúc cây ra hoa, khi nắng to, trước cơn mưa và không được phun trước thu hoạch dưới 20 ngày.

  3. Dùng thuốc đúng liều lượng, nồng độ.

  4. Phun rải thuốc nước, thuốc bột, thuốc hạt, thuốc xử lý giống đúng cách.

Đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng thuốc:

  • Phải chuyên trở, cất trữ thuốc bằng phương tiện riêng biệt, nơi bảo quản xa khu dân cư, xa nguồn nước.

  • Người ốm, người già, phụ nữ có thai, trẻ em không được tiếp xúc với thuốc.

  • Không được ăn uống trong khi làm việc. Phải rửa sạch chân tay, tắm gội sạch sẽ sau khi dùng thuốc.

  • Nếu có hiện tượng thuốc tiếp xúc với da hay bị ngộ độc thuốc thì lập tức phải rửa, tẩy sạch, người bị nạn phải được đưa xa nơi có thuốc, phải được xử lý sơ cấp cứu, hô hấp nhân tạo và đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

  • Phun thuốc phải đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch để đảm bảo nông sản và thực phẩm không còn tồn dư thuốc gây ngộ độc cho người và động vật.

Ngày nay, khoa học về thuốc hóa học phòng chống bệnh cây rất quan tâm tới việc sản xuất ra các loại thuốc có tính độc chọn lọc, phân huỷ nhanh nhằm diệt vi sinh vật gây bệnh, ít độc cho người và động vật và ít ảnh hưởng tới môi trường. Tuy vậy, tuân thủ các nguyên tắc trên vẫn là rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường sống của mỗi người và cộng đồng.

Thuốc hoá học là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng là con dao hai lưỡi – là biện pháp không thể thiếu nhưng khi dùng phải luôn thân trọng theo đúng các hướng dẫn trên.

Thuốc phòng trừ bệnh cây bao gồm các hợp chất vô cơ, hữu cơ và kháng sinh. Chúng được dùng phun lên cây, xử lý giống, xử lý đất để phòng trừ một số nấm, vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng. Ngoài ra, một số thuốc trừ sâu có tác dụng phòng trừ một số loài côn trùng môi giới truyền bệnh virus, ngăn chặn sự lây lan bệnh virus trên đồng ruộng. Dựa vào phương thức tác dụng của thuốc, người ta chia chúng thành 2 nhóm:

  1. Các loại thuốc có tác dung bảo vệ cây: Các thuốc này phải được trải đều trên bề mặt các bộ phận thân, lá, quả của cây và hạt giống. Thuốc có tác dụng tiêu diệt nấm bệnh, không để nấm bệnh xâm nhập gây hại cây. Tiêu diệt côn trùng môi giới trước khi chúng truyền bệnh vào cây. Thuốc có hiệu lực tốt nếu được dùng ngay trước khi cây nhiễm bệnh.

  2. Các thuốc có tác dụng tiêu diệt bệnh: Các loại thuốc có tác dụng thấm sâu hoặc nội hấp có khả năng tiêu nấm, vi khuẩn khi nấm, vi khuẩn đã xâm nhập vào trong tế bào cây. Bao gồm các loại thuốc khi xâm nhập vào trong cây, hoặc các sản phẩm chuyển hoá của chúng ở trong cây có thể gây độc trực tiếp đến vật gây bệnh. Trong một số trường hợp khác, thuốc có thể gây nên những biến đổi trong quá trình sinh lý, sinh hoá của cây, tạo nên miễn dịch hoá học của cây đối với vật gây bệnh.

Nhóm thuốc chứa đồng

Bordeaux (Boocđô): Cách pha boocđô 1 %: Ho tan 1 kg sunfat đồng trong 80 lít nước. Ho 1kg vôi sống trong 20 lít nước. Đổ từ từ dung dịch sunfat đồng vào nước vôi. Vừa đổ, vừa khuấy đều. Hỗn hợp tạo được có màu xanh da trời, hơi kiềm. Dung dịch boocđô pha xong phải dùng ngay.

Thuốc có tác dụng tiếp xúc, phun lan lá, có độ bám dính cao, tác dụng bảo vệ cây. Hoạt tính chủ yếu là hạn chế sự nảy mầm của bào tử. Thuốc chỉ phát huy tác dụng trước khi bào tử nấm nảy mầm. Chỉ dùng khi cây trồng đang phát triển ở giai đoạn thuốc ít gây độc cho cây. là loại thuốc trừ bệnh phổ rộng, diệt được nhiều loại bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra như mốc sương Phythophthora infestans trên c chua, khoai tây; bệnh ghẻ tran táo; Plasmophora viticola trên nho, và Pseudoperonospora humuli trên cây hoa bia. Nh-ng thuốc ít có hiệu lực trừ các bệnh thuộc nhóm nấm phấn trắng Erysiphe. Thuốc có thể gây cháy lá nếu pha không đúng hay trong điều kiện thời tiết quá ẩm. Mận và đ o rất mẫn cảm với thuốc khi gặp nhiệt độ thấp.

Copper citrate (Tan thương m1i – TTM): ải Vân 6.4 SL): Dạng lỏng, màu xanh thẫm, tan tốt trong nước. Trừ được nhiều loại bệnh khác nhau. ở Việt Nam thuốc được đăng ký trừ b1c lá lúa.

Copper hydroxide (TTM: Champion 37,5 SL, 57,6 DP, 77 WP; Funguran – OH 50 BHN; Kocide 53,8 DF, 61,4 DF): là thuốc trừ nấm và vi khuẩn có tác dụng bảo vệ, trừ sương mai hại nho, bắp cải và nhiều cây khác; cháy lá và mốc sương trên c chua, khoai tây; Septoria trên dâu tây; Leptosphaeria, Septoria và Mycosphaerella trên ngũ cốc.

Copper oxychloride (TTM: Bacba 86 WP; COC 85 WP; Đồng cloruloxi 30 WP; Isacop 65.2 WG; PN-Coppercide 50 WP; Vidoc 30 BTN, 50 HP, 80 BTN): Thuốc trừ bệnh tiếp xúc phun lan lá với tác dụng bảo vệ. Trừ bệnh sương mai c chua, khoai tây v trên các loại rau khác; bệnh đốm lá của củ cải đường, cần tây, mùi tây, ôlive, nho; phấn trắng nho, hoa bia, rau bina và cây cảnh; bệnh thối và sẹo cây quả mọng, quả hạch; thối rễ măng tây; xoắn lá đ o; thủng lỗ quả hạch; đốm lá và cuốn lá dâu tây; phồng lá và đốm lá chè; đốm lá và phấn trắng d-a chuột và d-a hấu; các loại bệnh vi khuẩn. Không gây độc cho cây ở liều khuyến cáo, nhưng trong điều kiện n o đó có thể gây hại c rốt, khoai tây v gây đỏ lá ở một và i loài táo. Không hỗn hợp với các thuốc chứa thuỷ ngân, thiuram v các thuốc dithiocacbamat, DNOC, lưu huỳnh vôi .

Copper sulfate (TTM: Đồng Hoocmon 24,5 crystal; Cuproxat 345SC; BordoCop Super 12,5 WP; BordoCop Super 25 WP): Thuốc trừ tảo và thuốc trừ khuẩn phun lan lá với tác dụng bảo vệ. Thuốc trừ được hầu hết các loại tảo trong đầm lầy, hồ nước, nước uống, hồ nuôi cá, ruộng lúa, suối, mương, bể bơi, v.v…. Đồng sunfat được hỗn hợp với vôi để tạo dung dịch boocđô. Cũng được dùng để bảo vệ gỗ. Độ độc với thực vật: dễ gây độc cho cây nếu dùng riêng không hỗn hợp với vôi để tạo dung dịch boocđô.

Nhóm thuốc lưu huỳnh

Nhóm thuốc lưu huỳnh nguyên tố

Sulfur (TTM: Kumulus 80WP; Mapsu 80WP; Microthion special 80WP;

Microthion special 80 WG; OK-Sulfolac 80DF, 80WP, 85SC; Sulox 80WP): Thuốc trừ nấm tiếp xúc, có tác dụng bảo vệ; có khả năng diệt nhện. Thuốc được dùng pha nước 0,4 – 0,8% để phun trừ bệnh vảy trên táo, mận, đ o; trừ phấn trắng trên nhiều loại cây trồng như nho, cây ăn quả, ngũ cốc, cây cảnh, d-a chuột, và các loại d-a khác, rau; đồng thời trừ được nhện trên nhiều loại cây trồng. Thuốc có thể gây độc cho một số cây trồng như bầu bí, cây mơ và một số giống cây mẫn cảm với lưu huỳnh.

Nhóm thuốc lưu huỳnh vô cơ

Calcium polysulfide (CaS. Sx). Thu được bằng cách đun nấu 2 phần lưu huỳnh nguyên tố + 1 phần vôi sống + 10 phần nước. Đun nhỏ lửa và quấy đều, đến khi lưu huỳnh tan hết. Nước cốt thu được ở dạng lỏng, màu mận chín, có mùi trứng thối. Tỷ trọng đạt cao nhất 1.285 tương đương 320B.

Thuốc có tác dụng bảo vệ cây. Calcium polysunfit có tác dụng trừ nấm bệnh và khi phân huỷ tạo thành lưu huỳnh nguyên tố cũng có tác dụng phòng bệnh. Được dùng trừ bệnh sẹo hại cam quýt, phấn trắng trên nho bầu bí, d-a chuột. Thuốc còn có tác dụng trừ rệp sáp và nhện trên một số cây trồng. Nồng độ thường dùng 0,3 – 0,5 độ Bôma, phun thuốc khi trời mát, khi bệnh chớm phát. Thuốc dễ gây hại cho đ o, mơ, mận, bầu bí, khoai tây và h nh. Khi pha thuốc phải đo độ Bôma của nước cốt, dùng công thức sau để tính:

100 x B1 x (145 – B) X = —————————– B x (145 – B1 )

X: Số lượng nước cốt cần thiết để pha lo ng với 100 lít nước

B: Độ Bô ma của nước cốt

B1: Độ Bô ma cần dùng.

Không hỗn hợp với các thuốc trừ sâu bệnh khác.

Nhóm thuốc Alkylen bis (dithiocacbamat)

Propineb (TTM: Antracol 70WP, Doremon 70WP, Newtracon 70WP): Tác động nhiều mặt như các thuốc trừ nấm dithiocarbamat khác. Thuốc được dùng để phun lan lá có tác dụng bảo vệ.

Diệt bào tử và bào tử nảy mầm bằng tiếp xúc. Được dùng để trừ bệnh phấn trắng, đốm đen, cháy đỏ mốc xám hại nho; sẹo và đốm nâu trên táo; đốm lá trên cây ăn quả; Alternaria và Phytophthora trên khoai tây; phấn trắng, đốm lá Septoria và mốc lá trên c chua; mốc xanh trên thuốc lá; rỉ sắt và đốm lá trên cây cảnh; rỉ sắt, đốm lá, phấn trắng trên rau.

Ngoài ra, thuốc cũng còn được dùng trên cam chanh, lúa và chè. Loại thuốc bột thấm nước 70WP thường pha nồng độ 0,2 – 0,5% để phun lan cây. Không hỗn hợp với thuốc mang tính kiềm.

Mancozeb (TTM: An-K-Zeb 80WP; Annong Manco 80WP, 430 SC; Cozeb45 80WP; Dipomate 80WP, 430SC; Dithane F-448 43EC; Dithane M45 80WP; Cadilac 80WP; Forthane 43SC, 80WP, 330FL; Man 80WP; Manozeb 80WP, ManthaneM46 37SC, 80WP; Manzate-200 80WP; Penncozeb 80WP, 75DF; Sancozeb 80WP; Than-M 80WP; Timan 80WP; Tipozeb 80WP; UnizebM-45 80WP; Vimancoz 80 BTN): Thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng bảo vệ. Phun lan cây, xử lý hạt giống trừ nhiều loài nấm bệnh (thối lá, đốm lá, rỉ sắt, phấn trắng sẹo, v.v…) trên cây ngắn ngày, cây ăn quả, rau và cây cảnh v.v… Dùng để trừ cháy sớm và sương mai c chua khoai tây (1,36 kg a.i./ha); Các bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani và Streptomyces scabies trên khoai tây hạt; đốm lá dưa chuột, ngũ cốc, rau, hoa hồng, cẩm chướng, măng tây, đậu táo, mận (1,6 kg a.i./ha); bệnh phấn trắng h nh, nho, tỏi tây, rau diếp, d-a chuột, thuốc lá, cây cảnh: Gleodes pomigera. Glomerella cingulata, Microthyriella rubi và Physalospora obtusa trên táo; sẹo trên táo và mận (2,4 – 3.6 kg/ha) bệnh Sigatoka (Cercospora musea) trên chuối; bệnh thối đốm quả, thán th- của đậu và d-a chuột; bệnh chết r1p trên rau, nhiều bệnh hại cây con và cây trồng khác.

Metiram complex (TTM: Polyram 80DF ): Thuốc tiếp xúc có tác dụng bảo vệ. Thấm v o cây nhanh qua lá, thân và rễ. Dùng trừ bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau như bệnh sẹo trên các cây ăn quả, rỉ sắt trên mận, phấn trắng và đốm đen trên nho; sương mai và cháy lá c chua, khoai tây; phấn trắng thuốc lá; phấn trắng và rỉ sắt trên cây cảnh; bệnh trên bông, l1c. Liều dùng thường từ 1,5 – 4,0 kg/ha. Dùng xử lý hạt để trừ bệnh trên vườn ươm cho rau và cây cảnh.

Zineb (TTM: Ramat 80WP; Tigineb 80WP; Guinness 72WP; Zin 80WP; Zineb Bul 80WP; Zinacol 80WP; Zinforce 80WP; Zithane Z 80WP; Zodiac 80WP): Thuốc có tác dụng kìm h m hô hấp. Thuốc trừ nấm có tác dụng bảo vệ, phun lan lá. Trừ phấn trắng hại nho, hoa bia, h nh, rau, thuốc lá và cây cảnh; rỉ sắt trên các cây ăn quả, rau và cây cảnh; bệnh cháy đỏ trên nho; bệnh mốc sương khoai tây và c chua; đốm lá trên đậu, cây ăn quả; thán th- trên cam chanh, đậu, nho, sẹo táo, mận; đốm thối quả trên cây ăn quả: Cercospora trên chuối. Nói chung không gây độc cho cây, trừ những cây mẫn cảm với kẽm như thuốc lá, bầu bí. Không được hỗn hợp với các chất kiềm.

Nhóm thuốc Dimetyldithiocacbamat

Thiram (TTM: Caram 85WP; Pro-Thiram 80WP; Pro-Thiram 80WG): Thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng bảo vệ. Phun lan lá trừ Botrytis spp. trên nho, cây ăn quả, rau, cây cảnh.; rỉ sắt trên cây cảnh; sẹo trên táo đ o và la; cuốn lá và Monilia hại cây ăn quả. Thuốc dùng đơn hay hỗn hợp với thuốc trừ sâu và trừ bệnh khác để xử lý hạt giống chống bệnh chết r1p trên vườn ươm (Pythium) và các bệnh khác như Fusarium trên ngô, bông, ngũ cốc, rau, cây cảnh.

Ziram (TTM: Ziflo 76WG): Tác động tiếp xúc là chủ yếu; phun lan lá, có tác dụng bảo vệ. Ngo i ra còn xua đuổi chim và chuột. Trừ bệnh cho cây ăn quả, nho, rau và cây cảnh. Trừ bệnh sẹo trên táo, la, Monilia, Alternaria, Septoria, cuốn lá lá đ o, đốm quả, rỉ sắt, đốm đen và thán th-; được quét lan thân ở dạng nh o để bảo vệ cây ăn quả, cây cảnh. Có thể gây hại cho các cây mẫn cảm với kẽm như thuốc lá và d-a chuột. Không hỗn hợp Ziram với các thuốc chứa sắt, đồng.

Nhóm thuốc benzymeidazol

Benomyl (Bemyl 50WP; Ben 50WP; Bendazol 50WP; Benex 50WP; Benofun 50WP; Benọtigi 50WP; Binhnomyl 50WP; Candazol 50WP; Fundazol 50WP; Funomyl 50WP; Plant 50WP; Tinomyl 50WP; Viben 50BTN): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ, vận chuyển chủ yếu hướng ngọn. Có hiệu lực mạnh để trừ nấm trong lớp nấm túi, nấm bất toàn và nấm đảm trên ngũ cốc, các loại cây ăn quả, lúa và rau. Thuốc cũng có hiệu quả diệt trứng nhện. Thuốc được phun lan cây trước thu hoạch hay nhúng rau quả vào nước thuốc để trừ bệnh thối trong bảo quản. Liều dùng trên rau và cây ngắn ngày 140 – 150 g a.i./ha; trên cây ăn quả 550 – 1100g a.i./ha. Sau thu hoạch dùng 25 – 200 g/100l.

Carbendazim (TTM: Acovil 50SC; Adavil 500FL; Agrodazim 50SL; Appencarb super 50FL; Appencarb super 75DF; Bavistin 50FL, 50SC; Derosal 50SC, 60WP; Carbenzyme 50WP, 500FL….). Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Xâm nhập qua rễ và mô xanh; vận chuyển hướng ngọn. Tác động kìm h m phát sự phát triển của ống mầm, ngăn cản sự hình thành giác bám và sự phát triển của sợi nấm. Thuốc được dùng để trừ nấm Septoria, Fusarium, Pseudocercosporella và phấn trắng Erysiphe tran ngũ cốc, đốm lá Alternaria, Sclerotinia và Cylindrosporium trên cải dầu, Cladosporium v Botrytis trên khoai tây; đốm lá Cercospora và phấn trắng Erysiphe trên củ cải đường; Uncinulu và thối gốc Botrytis trên dâu tây; Venturia, Podosphaera, Monilia và Sclerotinia trên cây ăn quả. Liều dùng rất khác nhau từ 120 – 600 g a.i./ha tuỳ thuộc vào cây trồng. Để xử lý hạt thường dùng 0,6 – 0,8 g/kg để diệt than đen Tilletia, rỉ sắt Ustilago, Fusarium v Septoria trên hạt giống, lở cổ rễ trên bông.

Thiophanate–methyl (TTM: Agrotop 70WP; Binhsin 70WP; Cantop-M 5SC; 43SC; 72WP; Cercosin 5SC; Coping M 70WP; Fusin-M 70WP; kuang Hwa Opsin 70WP; T.sin 70WP; TS-M annong 70WP; TS-M annong 430SC; Thio-M 70WP; Thio-M 500FL; Tipo- M 70BHN; Tomet 70WP; Top 50SC; Top 70WP; Topan 70WP; TopsinM 70WP; TSM 70WP; Vithi-M70WP): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh. Xâm nhập vào cây qua lá v rễ. Trừ nhiều loài bệnh hại như đốm trên ngũ cốc, sẹo trên táo, Monilia v Gloeosporum, bệnh sẹo, phấn trắng trên cây ăn quả, rau, d-a chuột, nho, hoa hồng; thối Botrytis và Sclerotinia trên nhiều cây trồng; các bệnh Corticicum, Fusarium spp., mốc xám trên nho, Sigatoka trên chuối, đạo ôn lúa; các bệnh khác trên chè, c pha, l1c đậu tương, thuốc lá, mía, cam chanh và nhiều cây trồng khác với lượng 30 – 50 g a.i./ha. Không hỗn hợp với thuốc mang tính kiềm và hợp chất chứa đồng.

Nhóm thuốc Triazol

Bromuconazole (TTM: Vectra 100SC; Vectra 200EC): Kìm h m sinh tổng hợp egosterol. Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh, có hiệu lực mạnh để trừ các loài nấm trong lớp nấm đảm, nấm túi và nấm bất toàn như Alternaria, Fusarium, Pseudocercosporella trên ngũ cốc, các loại cây ăn quả, nho, rau, các cây cảnh; bệnh Sigatoka cho chuối. Thuốc được phun lan cây, lượng tối đa 300 g a.i./ha.

Cyproconazole (TTM: Bonanza 100SL): Kìm h m quá trình loại metyl của steroit. Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh. Thấm nhanh vào trong cây và di chuyển hướng ngọn. Trừ được nhiều loại bệnh: bệnh do nấm Septoria, bệnh rỉ sắt, bệnh phấn trắng, bệnh do nấm Rhynchosporium, Cercospora, Ramularia hại lá ngũ cốc và mía, ở lượng 60 – 100 g a.i./ha; trừ các bệnh Venturia, phấn trắng, rỉ sắt, Monilia, Mycosphaerella, Mycena, Sclerotinia, Rhizoctonia… trên cây ăn quả, nho, c pha, chuối, thảm cỏ và rau.

Difenoconazole (TTM: Kacie 250EC; Score 250EC): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Thẩm thấu qua lá và vận chuyển mạnh trong các bộ phận cây v vận chuyển hướng ngọn. Thuốc được dùng để phun lan lá và xử lý đất để bảo vệ nhiều cây trồng. Thuốc có hiệu lực bảo vệ d i, chống lại được nhiều loại bệnh thuộc các lớp nấm đảm, nấm túi, nấm bất toàn bao gồm Alternaria, Ascochyta, Phoma, Septoria, Cercospora, Cercosporium, Collectotrichum, Venturia spp., Guignardia, Ramularia, Erysiphales, Uredinales và một số bệnh trên hạt giống. Thuốc được dùng để chống bệnh trên nho, cây quả mọng, quả cứng, khoai tây, mía, cọ dầu, chuối, cây cảnh và nhiều loại cây trồng khác ở liều 30 – 125 g a.i./ha.

Diniconazole (TTM: Dana-Win 12,5WP; Nicozol 25SC; Sumi-Eight 12,5WP): Kìm h m quá trình khử metyl của steroid. Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và diệt trừ bệnh. Thuốc được dùng để trừ nấm Septoria, Fusarium, bệnh than, rỉ sắt, cháy lá, sẹo, v.v… trên ngũ cốc; phấn trắng nho; phấn trắng, rỉ sắt đốm lá l1c; Sigatoka hại chuối và rỉ sắt trên c pha. Ngo i ra cũng được dùng trừ bệnh trên cây ăn quả, rau và các cây trồng khác, trừ bệnh rỉ sắt c pha.

Epoxiconazole (TTM: Opus 75SC; Opus 125SC): Thuốc trừ nấm phổ rộng, có tác dụng phòng và diệt trừ bệmh. Trừ được nhiều loài nấm bệnh thuộc lớp nấm đảm, nấm túi v nấm bất toàn trên ngũ cốc, mía, l1c, cọ dầu và cây cảnh. ở Việt Nam, thuốc được đăng ký để trừ bệnh khô vằn, và ng lá, lem lép hạt hại lúa, đốm lá l1c.

Flusilazole (TTM: Nustar 20DF; Nustar 40EC): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh. Hiệu lực của thuốc kéo d i và nâng cao , thuốc có phổ tác động rộng, nội hấp, chống nhiều bệnh khác nhau thuộc các lớp nấm đảm, nấm túi, nấm bất to n. Thuốc được khuyến cáo trừ nhiều bệnh trên táo (ghẻ Venturia inaequalis, Podosphaera leucotricha); mận (Sphaeroteca pannosa, Monilia lasa); các loại bệnh hại chính trên ngũ cốc; nho (Uncinula necator, Guignardia bidwellii); mía (Cercospora beticola, Erysiphe betae); bắp (Helminthosporium turcicum); chuối (Mycosphaerella spp.).

Flutriafol (TTM: Impact 12.5SC): Thuốc trừ nấm tiếp xúc và nội hấp có tác dụng phòng và diệt trừ bệnh. Hấp thụ mạnh qua lá và vận chuyển hướng ngọn. Có phổ tác động rộng, trừ được nhiều loài nấm bệnh như Erysiphe graminis, Rhynchosporium secalis v Septoria, Puccinia và Helminthosporium spp. trên ngũ cốc ở liều 125 g a.i./ha. Thuốc được dùng để phun lan cây và xử lý hạt giống.

Hexaconazole (TTM: Callihex 5SC, Annongvin 5SC, 45SC, 100SC, 800WG; Antyl xanh 50SC; Anvil 5SC; Atulvil 5SC; T-vil 5SC; Vivil 5SC; Tungvil 5SC; BrightCo 5SC; Callihex 50SC; Convil10EC; Dovil 5SC; Forwwavil 5SC….): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng v trừ bệnh. Dùng trừ nhiều loại nấm thuộc lớp nấm túi và nấm đảm. Trừ các bệnh khô vằn; lem lép hạt lúa; rỉ sắt, nấm hồng c pha; đốm lá l1c; khô vằn ngô; phấn trắng xo i, nh n; phấn trắng nho; phấn trắng, đốm đen, rỉ sắt hoa hồng; thối rễ bắp cải. Liều dùng rất khác nhau (từ 20 – 100 g a.i/ha) tuỳ thuộc vào cây trồng.

Imibenconazole (TTM: Manage 5WP; 15WP): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh, kìm h m sự phát triển của vòi bám và sợi nấm. Thuốc được phun lan lá trừ bệnh sẹo, phấn trắng, đốm lá, bồ hóng, đốm bay và rỉ sắt táo; sẹo và rỉ sắt mơ, mận; phấn trắng và đốm lá trên nho; sẹo cây ăn quả; phấn trắng d-a hấu và các d-a khác; đốm nâu l1c; đốm nâu, đốm lá, phồng lá, đốm nâu vòng chè; đốm đen và phấn trắng hoa hồng; rỉ sắt cúc. Không hỗn hợp với các thuốc mang tính axit mạnh.

Propiconazole (TTM: Agrozo 250EC; Bumper 250EC; Canazol 250EC; Cozol 250EC; Fordo 250EC; Lunasa 25EC; Tilusa Super 250EC; Tilt 250EC; Timm annong 250EC; Tiptop 250EC; Vitin New 250EC; Zoo 250EC): Thuốc trừ nấm nội hấp phun lan lá, dịch chuyển hướng ngọn, có tác dụng phòng và trừ bệnh. Được dùng để trừ nhiều lo i bệnh trên nhiều cây trồng như các bệnh do nấm Cochliobolus sativus, phấn trắng lúa mì Erysiphe graminis, Leptosphaeria nodorun, rỉ sắt Puccinia spp, Pyrenophora teres, Pyrenophora tritici-repentis, v Mycosphaerella musicola, v Septoria spp. Rhynchosporium secalis trên ngũ cốc; Mycosphaerella fijiensis var. difformis tran chuối; Sclerotinia homeocarpa, Rhizoctonia solani, rỉ sắt Puccinia spp. và phấn trắng Erysiphe graminis trên thảm cỏ; lở cổ rễ Rhizoctonia solani, tiam lửa Helminthosporium oryzae hại lúa; rỉ sắt Hemileia vastatrix hại c pha; đốm lá Cercospora spp. trên l1c; Monilia spp.; Podosphaera spp., Sphaerotheca spp. v Traneschelia spp. trên cây ăn quả; đốm lá Helminthosporium spp trên bắp và trên nhiều cây trồng khác.

Tebuconazole (TTM: Folicur 250EW; Forlita 250EW; Fortil 25SC; Poly annong 250EW; Sieu tin 250EC; Tebuzol 250SC; Tien 250EW): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh. Nhanh chóng bị cây hấp thụ và dịch chuyển hướng ngọn là chính. Dùng xử lý hạt giống để trừ các bệnh hại ngũ cốc. Thuốc cũng được phun lan cây để trừ các bệnh rỉ sắt, phấn trắng, sẹo, đốm nâu (Puccinia spp., Erysiphe spp., Septoria spp., Pyrenophora spp., Fusarium spp., Mycosphaerella spp., v.v…) trên các cây trồng như ngũ cốc, l1c, chè, đậu n nh, rau, cây ăn quả.

Tetraconazole (TTM: Domark 40ME): Thuốc nội hấp, phổ rộng, có tác dụng phòng v trừ bệnh. Thuốc được hấp thụ qua rễ , thân lá và di chuyển hướng ngọn vào tất cả các bộ phận sinh trưởng của cây. Trừ bệnh phấn trắng, rỉ sắt nâu, Septoria và Rhynchosporium trên ngũ cốc, phấn trắng và sẹo trên táo; sương mai trên nho, d-a chuột; phấn trắng và rỉ sắt trên rau, cây cảnh.

Triadimefon (TTM: Bayleton 250EC; Coben 25EC; Encoleton 25WP; Sameton 25WP): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh. Thuốc hấp thụ qua lá v rễ, vận chuyển nhanh tới các mô non, nhưng vận chuyển yếu hơn trong mô giàvà mô hoá gỗ. Thuốc dùng để trừ bệnh phấn trắng ngũ cốc, nho, cây ăn quả, d-a chuột, khoai tây, rau, mía. xo i, cây cảnh, hoa; rỉ sắt trên ngũ cốc, c pha, vườn ươm, hoa, cây cảnh v thảm cỏ. Thuốc có thể gây hại cho một số cây cảnh, nếu dùng quá liều.

Triadimenol (TTM: Bayfidan 250EC; Samet 15WP): Kìm h m sinh tổng hợp ergosterol và gibberellin trong quá trình phân chia tế bào. Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Hấp thụ qua lá và rễ, vận chuyển nhanh trong các mô non, nhưng vận chuyển yếu hơn trong mô giàvà mô hoá gỗ. Trừ phấn trắng, rỉ sắt và Rhynchosporium trên ngũ cốc và khi xử lý hạt có thể diệt cháy lá Typhula spp. và nhiều bệnh khác. Thuốc cũng dùng trên rau, cây cảnh, c pha, hoa bia, nho, cây ăn quả, thuốc lá, mía, chuối và các cây trồng khác chống phấn trắng, rỉ sắt và các loại đốm lá khác.

Tricyclazole (TTM: Kasai-S 92SC, Beam 75WP; Belazole 75WP; Bemsuper 20WP, 75WP; Bimannong 20WP, 75WP; Binhtin 75WP; Flash 75WP; Forbine 75WP; Fullcide 75WP; Trizole 75WP, 20WP, 75WDG): Thuốc trừ nấm nội hấp, xâm nhập nhanh qua rễ và vận chuyển trong cây. Thuốc được dùng theo nhiều cách: nhúng hay ngâm m1 vào nước thuốc, tưới vào ruộng hay phun lan lá lúa để trừ bệnh đạo ôn. Thuốc có thể hỗn hợp với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

Nhóm thuốc Xyclopropan cacboxamit

Carpropamid (TTM: Arcado 300SC): Thuốc trừ bệnh nội hấp, đặc biệt hiệu quả với bệnh đạo ôn hại lúa. Thuốc làm tăng tính kháng bệnh của cây do gia tăng sự sản sinh phytoalơxin trong cây. Do thuốc chỉ có tác dụng bảo vệ, không có tác dụng trị bệnh, nan cần phun thuốc sớm khi bệnh chớm xuất hiện. Có thể dùng để xử lý hạt giống (300 – 400 g/tấn); phun trên ruộng (75 – 150 g/ha). Hiệu lực của thuốc kéo d i.

Nhóm thuốc Cloronitril

Chlorothalonil (TTM: Agronil 75WP; Arygreen 75WP; Asara50SC; Binhconil 75WP; Daconil 75WP, 500SC; Forwanil 50SC, 75WP; Rothanil 75WP; Thalonil 75WP): Thuốc trừ nấm tiếp xúc, phun lan lá, có tác dụng bảo vệ. Thuốc trừ nấm phổ rộng, trừ được bệnh trên nhiều loại cây trồng như cây ăn quả cam chanh, chuối, xo i, dừa, cọ dầu, c pha, nho, thuốc lá, c pha, chè, đậu tương l1c, khoai tây, mía, bông, ngô, cây cảnh, nấm rơm, thảm cỏ. Có thể gây biến màu lá táo, nho, hoa cảnh. Một và i loại cây cảnh có thể bị tổn thương. Thuốc được dùng để hỗn hợp với nhiều loại thuốc trừ bệnh khác. ở Việt Nam thuốc được khuyến cáo trừ bệnh đốm lá l1c, đậu, h nh, chè; đốm nâu thuốc lá; khô vằn, đạo ôn trên lúa; thán th- xo i; ghẻ nhám haị cây có múi; thán th- cao su; mốc sương hại d-a hấu; phấn trắng d-a chuột, c chua; đốm vòng c chua; giả sương mai giả d-a chuột; bệnh chết r1p cây con bắp cải, thuốc lá; rỉ sắt hại c pha, l1c.

Nhóm thuốc axit cinnamic

Dimethomorph (TTM: Acrobat MZ 90/600WP): Thuốc nội hấp cục bộ có tác dụng bảo vệ và ngăn cản sự nảy mầm của bào tử. Chỉ có đồng phân (Z) thực sự có hiệu lực diệt nấm. nhưng dưới tác động của ánh sáng, các đồng phân có sự biến đổi qua lại, nan thực tế đồng phân (E) cũng phát huy tác dụng. Thuốc trừ nấm có hiệu lực chống nấm no n, đặc biệt các nấm trong bộ sương mai (Perenosporaceae) v mốc sương (Phytophthora spp) trên nho, khoai tây, c chua và nhiều cây trồng khác; nhưng không trừ được các bệnh do Pythium spp. gây ra cho các cây trồng. ở Việt Nam, thuốc được đăng ký trừ bệnh sương mai c chua.

Nhóm thuốc chứa Lân

Fosetyl aluminium (TTM: Acaete 80WP; Aliette 80WP, 800WG; Alpine80WP, 80WDG, Anlien-annong 800WP; Antyl-S 80WP, 90SP; Dafostyl 80WP; Forliet 80WP; Fungal 80WP, 80WG; Juliet 80WP; Vinaphos 80WWP): Thuốc trừ nấm nội hấp, thấm nhanh qua lá và rễ, vận chuyển hướng ngọn và xuống rễ. Thuốc trừ các loài nấm trong lớp Phycomycetes: (Pythium, Phytophthora, Bremia spp., Plasmopara, v.v…) trên nho, cây ăn quả, dâu tây, rau, thảm cỏ, cây cảnh, v.v… Thuốc cũng có tác dụng chống một và i loại vi khuẩn gây bệnh. Thuốc có thể hỗn hợp với nhiều thuốc trừ bệnh khác. Không được phối hợp với các loại phân bón lá.

Edifenphos (TTM: Agrosan 40EC, 50EC; Canosan 30EC, 40 EC, 50EC; Edisan 30EC, 40EC, 50EC; Hinosan 40 EC; New Hinosan 40EC; Hisan 40EC, 50 EC; Kuang Hwa San 50EC, Vihino 40ND): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác phòng và trừ bệnh, lượng dùng 450 – 800 g ai/ha. Được phun lan lá trừ bệnh đạo ôn. Ngo i ra, thuốc còn hạn chế được bệnh khô vằn và thối bẹ lúa. Thuốc có thể hỗn hợp với nhiều bệnh loại thuốc trừ sâu v bệnh khác.

Iprobenfos (TTM: Catazin 50EC, Kian 50EC; Kisaigon10H, 50ND; Kitazin 17G, 50EC; Kitatigi 5H, 10H, 50ND; Tipozin 50EC, Vikita 10H, 50ND): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh; thuốc được hấp thụ nhanh qua lá và rễ; vận chuyển v chuyển hoá nhanh trong cây lúa. Thuốc được dùng để trừ đạo ôn, tiam lửa, khô vằn hại lúa. Không độc với lúa, nhưng có thể gây hại cho đậu tương, đậu đỗ và c tím. Thuốc có thể hỗn hợp được với các thuốc trừ rầy, để trừ rầy hại lúa.

Isoprothiolane (TTM: Anfuan 40EC; Acso one 40EC; Đạo ôn linh 40EC; Dojione 40EC; Fuan 40EC; Fuji-one 40EC): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh, xâm nhập nhanh qua lá và rễ; vận chuyển hướng ngọn và hướng gốc. Thuốc được dùng để trừ bệnh đạo ôn, thối bẹ và đốm lá trên lúa. Thuốc còn làm giảm mật độ một số lo i rầy trên lúa; thúc đẩy lúa ra rễ, ngăn ngừa bệnh chết ẻo lúa. Có thể gây độc cho bầu bí.

Nhóm hợp chất phenol

Eugenol (TTM: Genol 0.3SL; PN-Linhcide 1.2EW): Thuốc trừ nấm có tác dụng tiếp xúc. ở Việt Nam thuốc được đăng ký trừ các bệnh khô vằn hại lúa; giả sương mai (Pseudoperonospora) và phấn trắng hại d-a chuột, sương mai c chua; đốm nâu, đốm xám hại chè; phấn trắng hại hoa hồng. Không hỗn hợp với các loại thuốc chứa ion kim loại.

Nhóm thuốc phthalamit

Folpet (TTM: Folcal 50WP; Folpan 50WP; Folpan 50EC): Thuốc có tác dụng bảo vệ, phổ tác động rộng, trừ phấn trắng, đốm lá, sẹo, thối, lở cổ rễ trên cây ăn quả, cây có múi, nho, khoai tây, c chua, d-a chuột, h nh, cây cảnh… Được phun lan lá. Không hỗn hợp với các chất mang tính kiềm. Rất an toàn với thực vật, trừ một số giống la, anh đ o v táo.

Nhóm thuốc Guanidin

Iminoctadine (TTM: Bellkute 40WP): Thuốc trừ nấm có tác dụng bảo vệ. Tác động đến các chức năng của màng tế bào và sinh tổng hợp lipid. Thuốc trừ nhiều bệnh trên rau, cây ăn quả và cây trồng khác như sẹo táo và mận Venturia spp.; sẹo trên mơ Cladosporium spp, nấm xanh trên cam chanh, h nh, d-a chuột, hồng (quả), phấn trắng trên d-a hấu, dâu tây, thán th- Colletotrichum spp. trên d-a hấu, chè, đậu đỗ, đốm vòng, đốm lá Alternaria, muội đen trên táo, đốm đen và sẹo cứng trên rau, cây ăn quả khác.

Nhóm thuốc Dicacboximit

Iprodione (TTM: Accord 50WP; Bozo 50WP; Cantox-D 50WP; Hạt và ng 50WP, 750WDG; Rovannong 50WP, 750WG; Royal 350SC, 350WP; Rovral 50WP, 500WG, 750WG; Tilral 50WG; Viroval 50BTN): Thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng bảo vệ v diệt trừ. Thuốc được dùng để trừ nấm Botrytis, Helminthosporium, Monilia, Sclerotinia, Alternaria, Corticium, Phoma, Fusarium trên ngũ cốc, hướng dương, cây ăn quả, dâu tây, lúa bông, rau và nho với lượng 0,5 – 1 kg a.i./ha. trên thảm cỏ dùng 3 – 12 kg a.i./ha. Thuốc cũng dùng để ngâm hạt sau thu hoạch hay phun khi trồng.

Nhóm thuốc dẫn xuất của axit cacbamic

Iprovalicarb 55g/kg + Propineb 612.5g/kg (TTM: Melody duo 66.75WP): Thuốc trừ nấm nội hấp. Tác động đến sinh trưởng của ống mầm bào tử động (zoospore) và túi bào tử (sporange), tác động đến sự sinh trưởng của sợi nấm và sự hình thành bào tử trứng Oomycetes. Có tác dụng phòng và trừ bệnh. Thuốc được dùng để trừ bệnh đốm lá, mốc sương, phấn trắng, sùi nhựa, ghẻ hại cây có múi, nho, thuốc lá rau. Propamocarb hydrochloride (TTM: Proplant 722SL): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ cây; thuốc xâm nhập vào cây qua lá và rễ, vận chuyển hướng ngọn. Có hiệu lực trừ các loài nấm thuộc lớp nấm Phycomycetes (Aphanomyces, Pseudoperonospora spp., Phytophthora, Pythium, Bremia và Peronospora). Đặc biệt dùng để trừ Pythium, Phytophthora trên rau, cây cảnh; c chua, d-a chuột, thuốc lá, hoa tulip trong nh kính và vườn ươm cây rừng; thối Pythium, phấn trắng trên d-a chuột, bắp cải; Phytophthora infestans c chua , khoai tây; Phytophthora cactorum trên dâu tây. Xử lý đất, xử lý hạt giống hay phun lan cây.

Nhóm thuốc Phenylamit / axylalanin

Metalaxyl: (TTM: Acodyl 25EC, 35WP; Alfamil 25WP, 35WP; Binhtaxyl 25WP; Foraxyl 25WP, 35WP; Mataxyl 25WP, Rampart 35SD; Ridomil 5G, 240EC; Vilaxyl 35BTN; TQ-Metaxyl 25WP): Thuốc trừ nấm nội hấp, có tác dụng phòng và trừ bệnh. Dùng để trừ nhiều loài nấm bệnh thuộc bộ sương mai Peronosporales trên các cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới. Hỗn hợp với các thuốc trừ nấm bảo vệ phun lan cây để trừ giả sương mai Pseudoperonospora humuli trên cây hoa bia; mốc sương Phytophthora insfestans c chua, khoai tây; sương mai Peronospora tabaci trên thuốc lá và Plasmopara viticola hại nho. Xử lý đất bằng metalaxyl để trừ các bệnh hại rễ và các bệnh thối thân của cam chanh. Xử lý hạt giống chống giả sương mai Pseudoperonospora humuli trên thuốc lá ở vườn ươm; chống các bệnh thối (Pythium spp) trên ngô, đậu, ngũ cốc, hướng dương v nhiều cây trồng khác.

Nhóm thuốc Quinolon

Oxolinic acid (TTM: Starner 20WP): Thuốc trừ vi khuẩn nội hấp; có tác dụng phòng và trừ các bệnh do các vi khuẩn nhuộm gram âm, như các loài Xanthomonas, Pseudomonas và Erwinia hại lúa, rau và cây ăn quả. Có thể pha thuốc với nước ở nồng độ 0,1% phun lan cây khi bệnh khi bệnh mới xuất hiện (tỷ lệ nhiễm bệnh dưới 5%), dùng xử lý hạt giống theo hai cách:

– Xử lý khô: 30 – 50 gam thuốc trộn với 10 kg hạt giống rồi đem gieo.

– Xử lý nước pha nồng độ nước thuốc 5%, ngấm hạt giống vào nước thuốc trong 10 phút.

Nhóm thuốc Phenylurea

Pencycuron (TTM: Alffaron 25WP; Baovil 25WP; Helan 25WP; Moren 25WP; Vicuron 250SC, 25BTN; Luster250SC; Forwaceren 25WP): Thuốc trừ nấm tiếp xúc, có tác dụng bảo vệ. Được dùng để trừ bệnh khô vằn, lở cổ rễ, trừ nấm Corticium spp. v Pellicularia spp. trên khoai tây, lúa, bông, mía, rau, cây cảnh và b i cỏ. Thuốc được dùng để phun lan cây, xử lý giống và xử lý đất.

Nhóm thuốc Imidazol

Prochloraz (TTM: Mirage 50WP; Octave 50WP; Talent 50WP): Thuốc trừ nấm có tác dụng phòng và trừ bệnh. Trừ được các bệnh do nấm Pseudocercosporella, Pyrenophorra, Rhynchosporrium, Septoria spp., Erysiphe spp, Alternaria, Botrytis, Pyrenopeziza, Sclerotinia trên nhiều cây trồng khác nhau với liều 400 – 600 g a.i./ha. Thuốc cũng có hiệu lực trừ Ascochyta, Cercospora và Erysiphe trên cây lương thực, thực phẩm, cam chanh và các cây ăn quả khác với lượng 0,5 – 0,7 g a.i./l. Thuốc cũng được khuyến cáo để trừ Verticillium fungicola, Mycogone perniciossa trên nấm rơm v Pyricularia trên lúa, Rhizoctonia solani và Pellicularia spp. trên khoai tây, lúa, bông, mía, rau, cây cảnh. Thuốc dùng để xử lý giống (0,2 – 0,5 g a.i./kg) trên ngũ cốc.

Nhóm thuốc Thiadiazole

Saikuzuo (TTM: Aussu 20WP; Sasa 20 WP, 25WP; Sansai 20WP; Xanthomix 20WP): Thuốc trừ vi khuẩn, nội hấp, trừ bệnh b1c lá lúa Xanthomonas oryzae.

Nhóm thuốc Oxathin

Thifluzamide (TTM: Pulsor 23F): Thuốc dùng phun lan lá và xử lý giống để phòng trừ nhiều loài nấm bệnh trong lớp nấm đảm trên lúa, ngũ cốc, các cây trồng khác v thảm cỏ bằng cách phun lan lá và xử lý hạt giống. Khi phun lan lá, thuốc thực sự có hiệu lực chống nấm Rhizoctonia, Puccinia, Corticium và khi xử lý hạt giống chống Ustilago, Tilletia, Pyrenophora.

Nhóm thuốc Morpholin

Tridemorph (TTM: Calixin 75EC): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng diệt trừ. Hấp thụ qua rễ và lá, có tác dụng bảo vệ. Thuốc trừ nấm Erysiphe graminis trên ngũ cốc; Mycosphaerella spp. trên chuối; Corticium salmonicolor và Exobasidium vexans trên chè; Oideum hevea và Corticium salmonicolor trên cao su.

Nhóm thuốc Etylurea

Cymoxanil: Thuốc trừ nấm phun lan lá có tác dụng phòng và trừ bệnh. Có tác động tiếp xúc và nội hấp bộ phận, kìm h m bào tử nảy mầm. Thuốc dùng để trừ các bệnh sương mai (đặc biệt Peronospora, Phytophthora và Plasmopara spp.)

Nhóm thuốc Kháng sinh

Kasugamycin (TTM: Kasumin 2L; Bisomin 6WP; Cansunin 2L; Fortamin 2L; Saipan 2SL): Kìm h m sinh tổng hợp chitin của vách tế bào. là thuốc trừ nấm và vi khuẩn nội hấp, Xâm nhập rất nhanh vào cây qua lá và di chuyển hướng ngọn qua các mô, có tác dụng bảo vệ v diệt trừ. Thuốc nhanh chóng xâm nhập vào trong cây và gây ra những tác động khác nhau tuỳ loại cây: thuốc ức chế mạnh sinh trưởng của sợi nấm, ngăn chặn sự tạo thành bào tử nấm Cladosporrium fulvum hại c chua. Ưu điểm của thuốc là an toàn đối với sinh vật có ích, có hiệu lực cao, trừ các bệnh đạo ôn, một số bệnh vi khuẩn hại lúa trên một số cây lương thực. An to n với nhiều loại cây, ngo1i trừ có thể gây hại nhẹ cho một số giống đậu (đậu tương, đậu làm thực phẩm…) nho, cam chanh, táo. Không được hỗn hợp với các thuốc có tính kiềm mạnh.

Validamycin (TTM: Anlicin 3SL, 5WP, 5SL; Avalin 3SL, 5SL; Jinggang Meisu 3SL, 5WP, 5SL, 10WP; Validacin 3DD, 5DD; Vivadamy 3DD, 5DD, Vigangmycin 3SC, 5SC, 5WP; Vida 3SC, 5WP; Vanicide 3SL, 5SL, 5WP, 15WP; Valitigi 3DD, 5DD): Thuốc kháng sinh không nội hấp có tác dụng khuẩn tĩnh. Thuốc được dùng trừ bệnh Rhizoctonia solani hại lúa, ngô, rau , thuốc lá, bông mía và các cây trồng khác. Thuốc được phun lan lá, xử lý đất, xử lý hạt.

Streptomycin sulfate (TTM: BAH 98SP, Poner 40T): Thuốc trừ vi khuẩn nội hấp. Trừ nhiều loại bệnh khác nhau như đốm vi khuẩn, thối vi khuẩn, viam loét, héo rũ vi khuẩn, cháy lụi, và các bệnh vi khuẩn khác (đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh nhuộm gram dương) trên cây ăn quả, cây có múi, nho, rau, khoai tây, thuốc lá, bông và cây cảnh. Thuốc có thể hỗn hợp với một số thuốc trừ bệnh khác. Do thuốc có thể gây và ng cho lúa, nho, đ o, anh đ o và một số cây cảnh, nan khi phun có thể cho tham vào bình phun muối clorua hay xitrat. Không được hỗn hợp với các thuốc trong nhóm pyrethroid và các thuốc mang tính kiềm. Thường được hỗn hợp với các thuốc trừ vi khuẩn có phương thức tác động khác để làm chậm sự hình thành tính kháng thuốc.

Polyoxin complex (TTM: Polyxin AL 10WP): Trừ nấm Alternaria spp. và nấm gây bệnh phấn trắng trên táo và mận; Botrytis cinerea trên nho và d-a chuột; phấn trắng hoa hồng, cúc, ớt; phấn trắng, đốm nâu, mốc xanh trên thuốc lá, c chua; phấn trắng, mốc xanh, chảy gôm, Sclerotinia và Corynespora melonis trên d-a chuột; Alternaria c rốt, v.v… Trừ bệnh khô vằn hại lúa, sẹo trên táo và anh đ o, Rhizoctonia solani, Drechslera, Bipolaris, Curvularia, Helminthosporrium spp.

Nhóm thuốc gây sức đề kháng cho cây chủ (plant host defence inducer)

Acibenzolar-S-methyl (TTM: Bion 50WG): Không trực tiếp diệt mầm bệnh, nhưng kích thích cơ chế kháng bệnh tự nhiên của cây trồng, nan hạn chế được sự phát triển của bệnh. Phòng ngừa nhiều loài nấm và vi khuẩn hại lúa, rau. Lượng dùng 0,5 – 0,75 kg a.i./ha. Có thể hỗn hợp với nhiều thuốc trừ sâu và bệnh khác.

Thuốc khác

Fthalide (TTM: Rabcide 20SC, 30SC, 30WP): Kìm h m sinh tổng hợp melanin. Thuốc trừ nấm có tác động bảo vệ, dùng để phun lan lá. Thuốc trừ đạo ôn hại lúa. Có thể hỗn hợp với một số thuốc trừ dịch hại khác, trừ các thuốc mang tính kiềm mạnh.

Albendazole (TTM: Abenix 10FL): Thuốc trừ bệnh nội hấp, có hiệu lực trừ nấm lớp đảm; tăng sức đề kháng của cây với bệnh, tăng khả năng kháng bệnh, trừ bệnh đạo ôn lúa. Không hỗn hợp với các thuốc mang tính kiềm và chứa đồng.

Tecloftalam (TTM: Shirshagen10WP ): Kìm h m sự phát triển của vi khuẩn. Dùng để trừ bệnh b1c lá lúa (Xanthomonas campestri pv. oryzae) ở liều 300 – 400 g/ha. Ghi chú: TTM: Tan thương m1i của thuốc.

Biện pháp kiểm dịch thực vật

Kiểm dịch thực vật thế giới có lịch sử lâu đời, được áp dụng ở Pháp từ năm 1660, ở Anh năm 1817. Khi việc trao đổi hàng hoá thực vật giữa các châu lục phát triển. Mục đích của công tác kiểm dịch thực vật là ngăn chặn, tiêu diệt dịch hại trước khi dịch bệnh có thể xâm hại vào một vùng lành thổ.

Vì vậy, biện pháp kiểm dịch thực vật có ý nghĩa kinh tế lớn. Các vật liệu được kiểm dịch thường là hạt giống, củ giống, hom giống, cây giống, các hoa quả và đôi khi là các sản phẩm khô. Kiểm dịch thực vật đối ngo1i: là ngăn chặn bệnh hại thực vật từ nước ngoài vào.

Kiểm dịch thực vật: là ngăn chặn bệnh hại thực vật từ vùng n y qua vùng khác trong nước. Mỗi nước và mỗi vùng lành thổ đều có những đối tượng kiểm dịch. Đó là những bệnh không có trong nước hay vùng lành thổ. Tuỳ theo mức độ hại m xếp là đối tượng kiểm dịch nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm….của một quốc gia hay 1 vùng.

Nhiệm vụ của cán bộ kiểm dịch thực vật là phát hiện, huỷ bỏ các mẫu thực vật nhiễm bệnh. Bao vây các đối ttượng kiểm dịch lọt lưới kiểm dịch vào trong nước. Ngo i hệ thống kiểm dịch đối ngo1i ở sân bay, bến cảng, cửa khẩu bian giới còn có các tr1m kiểm dịch đối nội và một hệ thống kiểm dịch sau nhập khẩu để kiểm tra trước khi đ-a ra sản xuất.

Thủ tục dịch và kiểm tra hàng hoá Lấy mẫu theo kiểm dịch bao gồm:

Từ khai kiểm quy định của thủ tục kiểm dịch Giám định, phân tích mẫu (theo các phương pháp nghiên cứu phát hiện bệnh cây của ng nh kiểm dịch thực vật).

Thủ tục cuối cùng: là quyết định xử lý hoặc cho cấp giấy phép.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *