Chat hỗ trợ
Chat ngay

Chọn chậu cho cây (phần 1)

Xin cảm ơn!

Nguyên tắc đầu tiên: nói chung chậu càng nhỏ càng thể hiện đẳng cấp của chủ nhân. Bởi vì nuôi cây trong chậu mỏng khó khăn hơn nhiều so với chậu lớn, cây phải có bộ rễ thật dày và khỏe thì mới có thể đủ sức nuôi bộ tàn lá sum xuê.

Mối liên quan giữa kiểu chậu và dáng cây

Đối với kiểu chậu cổ điển, tức là những chậu tròn, vuông, chữ nhật, ovan.. làm từ đất nung và có kiểu dáng đơn giản thì người ta đã quy định rất rõ ràng dáng cây nào trồng trong chậu nào. Cụ thể như sau.

Chậu rất cao

Những chậu rất cao và thuôn nhỏ gợi cho ta hình ảnh của một triền núi dốc đứng. Nó phù hợp với những cây đổ (huyền). Hình dưới đây là một cây của chú Thắng “đổ”. Tuy chậu này hơi cách điệu một chút, có nhiều họa tiết trên chậu nhưng mình thích lấy làm ví dụ bởi nó mang một nét gì đó rất Việt Nam, mộc mạc mà tinh tế.
chậu cao

Chậu hơi vót

Những chậu hơi vót như dưới đây gợi lên hình ảnh một triền núi dốc thoai thoải. Kiểu chậu này phù hợp với những cây bán huyền, cây dáng bay, cây văn nhân.
chậu cây hơi vót

Chậu mỏng

Những cây dáng xiêu và cây dáng trực được trồng trong chậu mỏng và bề mặt chậu rộng. Loại chậu này gợi lên hình ảnh của một vùng đồng bằng rộng rãi. Cây trồng trong chậu mỏng sẽ cho cảm giác rất vững chãi và bình yên.
chậu mỏng

Mối liên quan giữa đường nét của cây và kiểu chậu

“Tính chất” của cây là một vấn đề hơi mới và khó định nghĩa. Mình chỉ nói đơn giản là thế này:
Nam tính (dương tính): là cây có dáng chắc khỏe, lùn mập, có đường cong gập mạnh, có nhiều u bướu.. Những cây như thế phù hợp với chậu có góc cạnh thẳng băng không chút bờ cong nào.
chậu nam tính
Nữ tính (âm tính): là những cây có dáng uyển chuyển lả lướt. Những cây như thế phù hợp với chậu có nhiều đường cong.
chậu nhiều đường cong

Tuy nhiên, thông thường một cây có cả nét uyển chuyển và nét mạnh mẽ, tùy theo cảm nhận và kinh nghiệm người chơi mà chọn được chậu phù hợp.

Chất liệu của chậu

Chậu đất nung: hạt đất hơi chảy và dính chặt với nhau (đa phần do silica và mica trong đất)nhưng vẫn còn những lỗ nhỏ. Do đó, chậu đất nung có khả năng thấm nước và thoát hơi nước cao. Ngược lại, chậu dễ vỡ. Đây là loại chậu tốt nhất cho sức khỏe của cây, tuy nhiên dùng một thời gian những lỗ nhỏ của chậu sẽ bám cặn bẩn hòa tan trong nước làm giảm tính mỹ thuật.

Chậu gốm: hạt đất chảy và mức liên kết cao hơn nên chậu gốm cứng chắc như đá. Tuy nhiên, những khoảng không khí nhỏ giữa các hạt đất vẫn còn , do đó chậu gốm vẫn còn khả năng thấm nước, tuy rất ít. Đây là loại chậu hay được người chơi cây chọn bởi độ thoáng hợp lý và tương đối bền.

Chậu sứ: với nhiệt độ cao hơn 1450 độ C, toàn bộ chất liệu làm chậu “chảy ra” và hòa với nhau thành một thể đồng nhất. Chậu sứ không còn khả năng thấm nước vì không còn những lỗ nhỏ trong đó. Chúng ta có thể coi như chậu sứ là một chậu tương tự thủy tinh. Thông thường người chơi cây không chọn loại chậu này vì không “mát cây”.

Chậu xi măng: Đây là loại chậu “công nghệ cao”, rẻ bền đẹp! Hầu như ai cũng có thể tự làm một chậu xi măng cốt thép cho riêng mình. Mặc dù những người chơi cây chuyên nghiệp vẫn ưa thích chậu gốm truyền thống hơn, nhưng đây là một chọn lựa phù hợp với điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.
chậu xi măng cốt thép

Mối liên quan giữa màu sắc chậu và cây

Đây là phần phức tạp và đau đầu nhất, chẳng có một nguyên tắc cụ thể nào để chọn màu sắc tối ưu cả.
Tuy nhiên bạn đừng lo lắng quá, bởi ta có thể tạm chấp nhận được một số kinh nghiệm được rút ra sau đây:
a. 7 màu cơ bản đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím dễ gây nhàm chán và mỏi mắt. Bạn nên chọn chậu được pha trộn bởi các màu trên.
phối màu cơ bản thành màu nâu đất
b. Màu đất nung là màu cơ bản phù hợp với tất cả mọi loại cây bởi ngàn năm nay chúng ta đã quen nhìn màu nâu đất đi đôi với màu xanh của lá và màu vỏ cây.
c. Có một số nguyên tắc về phối màu trong hội họa mà có lẽ bạn sẽ thấy chút bổ ích, tùy thuộc vào ý đồ tác phẩm của bạn.

  • Màu nóng và màu lạnh: Những màu nóng làm người ta có cảm giác phấn khích. Màu lạnh tạo cảm giác bình yên.
  • Màu tương phản: Khi phối hợp những màu đối diện nhau trên bánh xe màu sẽ tạo ấn tượng mạnh.
  • Màu tương đồng: Khi phối hợp những màu liền kề nhau trên bánh xe màu sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng.

Chi tiết về nguyên tắc hòa hợp màu bạn có thể tham khảo tại introduction to color theory
nguyên tắc phối màu trong mỹ thuật

Một vài ví dụ về chọn màu chậu

Cây European Larch (một loài thông rụng lá của châu Âu) này được trồng trong chậu không tráng men và kết hợp giữa màu nâu và màu xám, rất giống với màu vỏ cây.
cây thông rụng lá châu âu trồng trong chậu màu nâu và xám
Cây Acer palmatum/ Mountain Maple (cây thích núi?) này được trồng trong một chậu ovan thanh thoát với men màu trắng và đáy màu nâu, màu này phù hợp với tất cả các màu sắc thay đổi của cây trong năm.
cây thích núi trồng trong chậu màu trắng
Cuối cùng mời bạn xem hình ảnh tổng hợp về dáng cây và chậu tương ứng ( hình lấy từ bonsaiempire.com). Đồng thời mời bạn đọc thêm bài viết đánh giá một tác phẩm bonsai để thấy sự công phu và tỉ mỉ tới từng chi tiết nhỏ trong môn nghệ thuật đầy hấp dẫn này. Mình thấy chừng đó cũng tạm đủ rồi, không biết bạn có góp ý gì cho bài viết không?
chọn chậu phù hợp cho cây

Tổng hợp thông tin từ diễn đàn caycanhvietnam.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chọn chậu cho cây (phần 1)

Xin cảm ơn!

Nguyên tắc đầu tiên: nói chung chậu càng nhỏ càng thể hiện đẳng cấp của chủ nhân. Bởi vì nuôi cây trong chậu mỏng khó khăn hơn nhiều so với chậu lớn, cây phải có bộ rễ thật dày và khỏe thì mới có thể đủ sức nuôi bộ tàn lá sum xuê.

Mối liên quan giữa kiểu chậu và dáng cây

Đối với kiểu chậu cổ điển, tức là những chậu tròn, vuông, chữ nhật, ovan.. làm từ đất nung và có kiểu dáng đơn giản thì người ta đã quy định rất rõ ràng dáng cây nào trồng trong chậu nào. Cụ thể như sau.

Chậu rất cao

Những chậu rất cao và thuôn nhỏ gợi cho ta hình ảnh của một triền núi dốc đứng. Nó phù hợp với những cây đổ (huyền). Hình dưới đây là một cây của chú Thắng “đổ”. Tuy chậu này hơi cách điệu một chút, có nhiều họa tiết trên chậu nhưng mình thích lấy làm ví dụ bởi nó mang một nét gì đó rất Việt Nam, mộc mạc mà tinh tế.
chậu cao

Chậu hơi vót

Những chậu hơi vót như dưới đây gợi lên hình ảnh một triền núi dốc thoai thoải. Kiểu chậu này phù hợp với những cây bán huyền, cây dáng bay, cây văn nhân.
chậu cây hơi vót

Chậu mỏng

Những cây dáng xiêu và cây dáng trực được trồng trong chậu mỏng và bề mặt chậu rộng. Loại chậu này gợi lên hình ảnh của một vùng đồng bằng rộng rãi. Cây trồng trong chậu mỏng sẽ cho cảm giác rất vững chãi và bình yên.
chậu mỏng

Mối liên quan giữa đường nét của cây và kiểu chậu

“Tính chất” của cây là một vấn đề hơi mới và khó định nghĩa. Mình chỉ nói đơn giản là thế này:
Nam tính (dương tính): là cây có dáng chắc khỏe, lùn mập, có đường cong gập mạnh, có nhiều u bướu.. Những cây như thế phù hợp với chậu có góc cạnh thẳng băng không chút bờ cong nào.
chậu nam tính
Nữ tính (âm tính): là những cây có dáng uyển chuyển lả lướt. Những cây như thế phù hợp với chậu có nhiều đường cong.
chậu nhiều đường cong

Tuy nhiên, thông thường một cây có cả nét uyển chuyển và nét mạnh mẽ, tùy theo cảm nhận và kinh nghiệm người chơi mà chọn được chậu phù hợp.

Chất liệu của chậu

Chậu đất nung: hạt đất hơi chảy và dính chặt với nhau (đa phần do silica và mica trong đất)nhưng vẫn còn những lỗ nhỏ. Do đó, chậu đất nung có khả năng thấm nước và thoát hơi nước cao. Ngược lại, chậu dễ vỡ. Đây là loại chậu tốt nhất cho sức khỏe của cây, tuy nhiên dùng một thời gian những lỗ nhỏ của chậu sẽ bám cặn bẩn hòa tan trong nước làm giảm tính mỹ thuật.

Chậu gốm: hạt đất chảy và mức liên kết cao hơn nên chậu gốm cứng chắc như đá. Tuy nhiên, những khoảng không khí nhỏ giữa các hạt đất vẫn còn , do đó chậu gốm vẫn còn khả năng thấm nước, tuy rất ít. Đây là loại chậu hay được người chơi cây chọn bởi độ thoáng hợp lý và tương đối bền.

Chậu sứ: với nhiệt độ cao hơn 1450 độ C, toàn bộ chất liệu làm chậu “chảy ra” và hòa với nhau thành một thể đồng nhất. Chậu sứ không còn khả năng thấm nước vì không còn những lỗ nhỏ trong đó. Chúng ta có thể coi như chậu sứ là một chậu tương tự thủy tinh. Thông thường người chơi cây không chọn loại chậu này vì không “mát cây”.

Chậu xi măng: Đây là loại chậu “công nghệ cao”, rẻ bền đẹp! Hầu như ai cũng có thể tự làm một chậu xi măng cốt thép cho riêng mình. Mặc dù những người chơi cây chuyên nghiệp vẫn ưa thích chậu gốm truyền thống hơn, nhưng đây là một chọn lựa phù hợp với điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.
chậu xi măng cốt thép

Mối liên quan giữa màu sắc chậu và cây

Đây là phần phức tạp và đau đầu nhất, chẳng có một nguyên tắc cụ thể nào để chọn màu sắc tối ưu cả.
Tuy nhiên bạn đừng lo lắng quá, bởi ta có thể tạm chấp nhận được một số kinh nghiệm được rút ra sau đây:
a. 7 màu cơ bản đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím dễ gây nhàm chán và mỏi mắt. Bạn nên chọn chậu được pha trộn bởi các màu trên.
phối màu cơ bản thành màu nâu đất
b. Màu đất nung là màu cơ bản phù hợp với tất cả mọi loại cây bởi ngàn năm nay chúng ta đã quen nhìn màu nâu đất đi đôi với màu xanh của lá và màu vỏ cây.
c. Có một số nguyên tắc về phối màu trong hội họa mà có lẽ bạn sẽ thấy chút bổ ích, tùy thuộc vào ý đồ tác phẩm của bạn.

  • Màu nóng và màu lạnh: Những màu nóng làm người ta có cảm giác phấn khích. Màu lạnh tạo cảm giác bình yên.
  • Màu tương phản: Khi phối hợp những màu đối diện nhau trên bánh xe màu sẽ tạo ấn tượng mạnh.
  • Màu tương đồng: Khi phối hợp những màu liền kề nhau trên bánh xe màu sẽ tạo cảm giác nhẹ nhàng.

Chi tiết về nguyên tắc hòa hợp màu bạn có thể tham khảo tại introduction to color theory
nguyên tắc phối màu trong mỹ thuật

Một vài ví dụ về chọn màu chậu

Cây European Larch (một loài thông rụng lá của châu Âu) này được trồng trong chậu không tráng men và kết hợp giữa màu nâu và màu xám, rất giống với màu vỏ cây.
cây thông rụng lá châu âu trồng trong chậu màu nâu và xám
Cây Acer palmatum/ Mountain Maple (cây thích núi?) này được trồng trong một chậu ovan thanh thoát với men màu trắng và đáy màu nâu, màu này phù hợp với tất cả các màu sắc thay đổi của cây trong năm.
cây thích núi trồng trong chậu màu trắng
Cuối cùng mời bạn xem hình ảnh tổng hợp về dáng cây và chậu tương ứng ( hình lấy từ bonsaiempire.com). Đồng thời mời bạn đọc thêm bài viết đánh giá một tác phẩm bonsai để thấy sự công phu và tỉ mỉ tới từng chi tiết nhỏ trong môn nghệ thuật đầy hấp dẫn này. Mình thấy chừng đó cũng tạm đủ rồi, không biết bạn có góp ý gì cho bài viết không?
chọn chậu phù hợp cho cây

Tổng hợp thông tin từ diễn đàn caycanhvietnam.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *