Chat hỗ trợ
Chat ngay

BỒ CÔNG ANH CÓ TÁC DỤNG GÌ VÀ MANG Ý NHỮNG NGHĨA NÀO?

Bồ công anh tốt cho sức khỏe

BỒ CÔNG ANH CÓ TÁC DỤNG GÌ VÀ MANG Ý NHỮNG NGHĨA NÀO?

Bồ công anh thuộc họ Cúc, tuổi đời từ 1 đến 2 năm, là loài thảo dược mọc dại ở nhiều vùng núi đồi ở Việt Nam. Loài cây/ hoa bụi này còn được biết đến với nhiều tên khác như: Diếp trời, diếp hoang, rau mũi cày, mót mét,… Không chỉ là loài cây cho hoa đẹp, bồ công anh còn được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Vì thế, nhiều người thường đặt ra câc hỏi, bồ công anh chữa bệnh gì và có tác dụng ra sao. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

RAU BỒ CÔNG ANH CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Nguồn dưỡng chất khổng lồ trong bồ công anh

Không khó hiểu khi cây bồ công anh từ xa xưa đã được y học cổ truyền đánh giá cao vì hàm lượng các loại vitamin và khoáng chất dồi dào trong nó. So với một số loại thực vật như rau dền, rau thơ, rau diếp cá, các loại cải lá xanh, bồ công anh tỏ ra vượt trội hơn hẳn:

  • Có đầy đủ các loại vitamin A, B, C.
  • Cung cấp nhiều tinh bột và chất béo tự nhiên.
  • Hàm lượng canxi cao.
  • Chứa nhiều sắt, magie, sodium.

Bên cạnh đó, bồ công anh còn được biết đến là loại thảo dược có tính mát, vị hơi đắng nên có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt, hóa thấp. Đây chính là khắc tinh của nhiều căn bệnh về gan, xương khớp, tiêu hóa, thậm chí cả bệnh ung thư.

Bồ công anh tốt cho sức khỏe
Bồ công anh là thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Bồ công anh trị bệnh gì?

Bồ công anh được sử dụng để chữa các bệnh phổ biến sau:

  • Rễ bồ công anh có tác dụng gì? Nó giúp ức chế sự lây lan rộng rãi của các khối u ác tính, là dược liệu quý để chữa các bệnh ung thư. Đặc biệt, bồ công anh có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vú vô cùng hiệu quả.
  • Lá bồ công anh có tác dụng gì? Do chứa nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng làm mát, giải độc nên nó được sử dụng để chữa các bệnh: Viêm gan B, giải độc gan, tăng men gan, chức năng gan suy giảm. Cùng với chức năng này, cây bồ công anh còn hỗ trợ điều trị các bệnh về dị ứng, nổi mề đay rất hiệu quả.
  • Cây bồ công anh được dùng để điều trị mụn nhọt, sưng mủ, rắn cắn.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú, việc nấu lá bồ công anh để ăn chữa tắc sữa tương đối hiệu quả. Bồ công anh lợi sữa là bài thuốc dân gian đã được truyền thụ từ lâu đời, vẫn được áp dụng trong thời đại ngày nay. 
  • Khả năng chống oxy hóa kèm theo lượng vitamin K vô cùng dồi dào giúp xương thêm chắc khỏe, phòng bệnh loãng xương. Sau mãn kinh, phụ nữ nên uống nước bồ công anh thường xuyên để giảm nguy cơ gãy xương và các căn bệnh xương khớp khác. 
Rễ bồ công anh có tác dụng chống bệnh ung thư
Rễ bồ công anh có tác dụng chống bệnh ung thư

CÁCH SỬ DỤNG BỒ CÔNG ANH TRỊ BỆNH VÀ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE

Rất dễ dàng để hấp thụ các dưỡng chất cùng nhiều nguyên tố vi lượng của cây bồ công anh bằng các cách thức sau đây:

  • Nấu rễ và hoa bồ công anh làm nước trà loãng để uống hằng ngày, có thể thay cho nước lọc.
  • Nướng rễ bồ công anh rồi ngâm với nước nóng, uống thay cho cà phê sáng để giải độc cơ thể.
  • Rau bồ công xào tỏi hoặc kết hợp với các loại rau thơm, củ quả khác để làm món salad.
  • Bồ công anh khô kết hợp cùng xạ đen sắc làm thuốc chữa bệnh ung thư.
  • Giã nát bồ công anh kèm vài hạt muối đắp lên các vùng da bị mụn, nhọt, sưng viêm hay bị rắn cắn để giải độc nhanh chóng, làm dịu vết thương và lành da. 
  • Điều trị bệnh tiểu đường với thuốc sắc từ cây bồ công anh khô. Những ai bị nước tiểu đục có thể áp dụng bài thuốc sau để trị bệnh: Lấy 15gram bồ công anh đã phơi sấy khô kết hợp với 10gram bạch mao căn cùng 15gram kim tiền thảo để sắc uống, dùng trong 5 – 7 ngày liên tiếp.
Bồ công trị bệnh tiểu đường
Bồ công anh trị bệnh tiểu đường và giải độc gan rất tốt

Ý NGHĨA CỦA BỒ CÔNG ANH

Ý nghĩa hoa bồ công anh vô cùng đa dạng và là loài hoa được rất nhiều người yêu thích vì nó tượng trưng cho nhiều điều cao đẹp:

  • Biểu tượng của tình yêu thuần khiết, trong sáng.
  • Là lời tiên đoán về tình yêu trong trò chơi “Anh ấy/ cô ấy có yêu mình không” bằng việc ngắt từng cánh hoa theo lời đếm “Có – Không”.
  • Truyền thuyết về loài cây mọc dại này còn mang đến ý nghĩa của bồ công anh như lời cổ vũ, truyền động lực cho tình yêu thêm mạnh mẽ.
  • Ngoài ra, đối với trẻ thơ, ý nghĩa bồ công anh còn là những ước mơ được bay cao, bay xa.
Hoa bồ công anh biểu tượng cho tình yêu đẹp
Hoa bồ công anh biểu tượng cho tình yêu đẹp

Có thể thấy rằng, cây bồ công anh có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và mang ý nghĩa thật cao đẹp. Như vậy, bạn đã giải đáp được những băn khoăn như bồ công anh có tác dụng gì và hiểu được thông điệp về tình yêu của loài thảo dược dễ mến này. 

Giá trị đặc biệt của cây Trà Hoa Vàng (Camellia)

Trà hoa vàng Các loài thuộc họ chè nói chung và các loài thuộc chi trà (chè) nói riêng đã được con người ( người Việt Nam) sử dụng từ bao đời nay với nhiều mục đích khác nhau, nhưng có mấy ai biết được giá trị thực của cây trà mà hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng: Sau nhiều năm nghiên cứu mới đây một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã được công bố về giá trị vô cùng đặc biệt của “cây trà với tác dụng chữa bệnh” của một số loài trong chi Camellia – Tiến sĩ John Welsburger, thành viên cao cấp của tổ chức sức khoẻ Hoa kỳ phát biểu: “Dường như những thành phần chứa trong trà có khả năng làm giảm nguy cơ một số bệnh mãn tính như đột quỵ, truỵ tim và ung thư”.         

– Theo một số nghiên cứu ở Hà Lan, những người uống 4-5 tách chè đen hàng ngày giảm 70% nguy cơ đột quỵ so với những người chỉ dùng 2 tách hoặc ít hơn. Đó chính là do chất flavonoid có trong chè đen đã ngăn ngừa sự vón cục nguy hiểm của tiểu huyết cầu trong máu – nguyên nhân dẫn đến hầu hết các chứng đột quỵ và các cơn đau tim. Loại chè đen nhắc đến trên đây là một thứ đã lên men trong quá trình.           – Y học cổ truyền của Trung Quốc đã tổng kết 9 tác dụng chính của lá chè:
(1) Trong lá chè có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt);
(2) Nước sắc lá chè xanh có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài;
(3) Nước sắc lá chè xanh có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu;
(4) Phòng chống ung thư;
(5) Hưng phấn thần kinh;
(6) Lợi tiểu mạnh;
(7) Chống ôxy hóa;
(8) Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn;
(9) Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.        

Cũng theo sách đã dẫn ở trên: lá trà là một loại sản phẩm dưỡng sinh được nhiều người ưa chuộng nhờ tác dụng chống mệt mỏi, giúp tinh thần tỉnh táo, tăng cường chức năng tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc của nó.        

Một nghiên cứu khác về công dụng trà (chè) cho thấy dùng trà mang lại hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa chứng sạm da – một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư da. Đặc biệt fluoride chứa trong trà giúp men răng vững chắc và ngăn ngừa sự mục răng. Ở Nhật Bản, các thí nghiệm đã khẳng định trà có tác dụng diệt một số loại vi khuẩn đường miệng có hại cho răng và lợi. Nắm bắt điều này, các nhà sản xuất kem đánh răng đã tung ra thị trường hàng loạt các sản phẩm chứa chiết suất từ trà và ngay lập tức được người tiêu dùng chấp nhận và hưởng ứng. Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG) trong trà xanh có tác dụng ngăn HIV bám vào tế bào miễn dịch khoẻ mạnh. Khám phá mới có thể đưa tới những phương pháp mới chống lại căn bệnh nguy hiểm này.         

Một số ví dụ cụ thể khác: Camellia japonica được dùng để chữa bệnh chảy máu, rễ của Camellia oleifera có thể chữa gãy xương và bỏng, Camellia chrysantha và Camellia longipedicellata được dùng trong điều trị bệnh lỵ.          Riêng về “Trà hoa Vàng”, những kiểm nghiệm dược lý đầu tiên tiến hành trên đối tượng là động vật đã cho kết quả hết sức khả quan. Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối U đến 33,8%.Trong khi y học cho rằng chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư. Ngoài ra, nó giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu mà nếu dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33.2%. Hơn thế, trà hoa vàng còn có tác dụng làm giảm tới 36.1% lượng lipoprotein trong máu, cao hơn 10% so với các liệu pháp chữa trị sử dụng tây dược hiện nay. Đối với những biểu hiện xơ cứng động mạch do lượng mỡ trong máu cao thì sử dụng các chế phẩm từ trà hoa vàng là một cách chữa trị rất có hiệu quả. Sau khoảng 20 ngày những biểu hiện bệnh lý sẽ giảm hẳn. Trà hoa vàng còn rất tốt cho bệnh cao huyết áp vì khả năng làm giảm và điều hoà huyết áp của nó. Pha 1-2 ml tinh chất từ Camellia nitidissima trong 100 ml nước, uống như chè hàng ngày có thể chữa được rất nhiều bệnh. Báo cáo tổng kết trên đối tượng là người tình nguyện cho thấy thức uống này có thể chữa được chứng táo bón nếu sử dụng trong vòng 1 tuần; uống liên tục trong khoảng 3 tháng có thể giúp hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Nó có thể thay phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư như ung thư tuyến bạch huyết ngay cả ở giai đoạn cuối đem lại kết quả hết sức khả quan. Bên cạnh đó, một số bệnh về đường hô hấp, bài tiết (chứng tiểu khó và vàng), khí thũng hay co thắt dạ con ở phụ nữ đều có thể sử dụng thức uống này như một phương pháp chữa trị đơn giản lại sớm mang lại kết quả. Sở dĩ trà hoa vàng có nhiều công dụng như vậy là vì trong thành phần của nó có chứa các nguyên tố như Se, Ge, Mo, Mn, V, Zn và một số nguyên tố khác có tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa ung thư, củng cố tính đàn hồi của thành mạch, điều hoà các enzyme hoạt hoá cholesterol.         Trong công trình nghiên cứu “To demonstrate the medical treatment and health protection value of GOLDEN CAMELLIA”, giáo sư Chen Jihui và Wu Shurong đã đưa ra các kết luận, bằng chứng chứng minh cho tác dụng chữa bệnh của trà hoa vàng dựa trên các thí nghiệm lâm sàng được tiến hành trong một thời gian dài. Tác dụng chữa bệnh của trà hoa vàng đã được hơn 120 nhà khoa học của thế giới khẳng định một lần nữa tại Hội nghị quốc tế về Camellia chrysantha được tổ chức ở Nam Ninh, Trung Quốc vào năm 1994.

Mua trà hoa vàng ở đâu? Trà hoa vàng bao nhiêu tiền 1 kg?

Với những công dụng xuất sắc mà loại cây này mang tới, nó đang được người dân truy lùng cho dù giá cao. Trà hoa vàng giá bao nhiêu? Giá trà hoa vàng khô trên thị phần giao động trong khoảng 1.400.000 – 2.000.000/ 100g. Bạn có thể tìm mua ở những đại lý, cửa hàng cung cấp dược chất. Tuy nhiên, nó không dễ tìm kiếm như những loại dược liệu bình thường khác.

Cây trà hoa vàng mua ở đâu? chúng tôi đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm trà với nhiều loại trà khác nhau sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn chọn lựa. Tại đây, trà hoa vàng được thu hoạch tại hai khu vực nổi tiếng thích hợp về khí hậu và thổ nhưỡng cho loại cây này, đó là Ba Chẽ – Quảng Ninh và trà hoa vàng Lâm Đồng. 

Sử dụng trà hoa vàng cần lưu ý điều gì?

Mặc dầu đây là dược liệu lành tính nhưng để mang đến hiệu quả tốt nhất thì cần được sử dụng đúng cách. Cách sử dụng trà hoa vàng cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên dùng sau bữa ăn khoảng 30 phút, không sử dụng lúc đói vì sẽ khiến bao tử có dấu hiệu cồn cào.
  • Sau khi nhậu, có thể sử dụng trà vì nó sẽ là một thức uống giải rượu lý tưởng.
  • Nếu như đang dùng thuốc để điều trị bất cứ bệnh gì, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng trà hoa vàng.
  • Đừng lạm dụng uống thường xuyên liên tục, chỉ uống với lượng vừa phải.
  • Bà bầu uống trà hoa vàng có tốt không? Đây là đối tượng nhạy cảm với các biểu hiện như: Thay đổi tâm lý, căng thẳng, tâm trạng sáng nắng chiều mưa, cáu gắt…do sự thay đổi của nội tiết tốt trong cơ thể. Ngoài ra còn đi kèm với những triệu chứng nghén, thèm ăn, táo bón, da khô… Trà hoa vàng có thể hỗ trợ cải thiện được những tín hiệu này. bởi vậy, bà bầu vẫn có thể sử dụng được mà không lo ngại ảnh hưởng sức khỏe. tuy vậy, một ngày chỉ nên uống 1-2 tách trà, không nên uống nhiều quá. khi mới bắt đầu uống chỉ uống với lượng nhỏ để theo dõi. nếu có các biểu hiện khó chịu thì không nên sử dụng.
  • Trẻ em trên 3 tuổi có thể uống với lượng nhỏ. Ngoài ra, dùng lá trà đun lên tắm cho trẻ em là một cách thức để diệt khuẩn, chống viêm, ngăn chặn được tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa.

Cách sử dụng trà hoa vàng như thế nào hiệu quả?

Cách dùng trà hoa vàng đúng giúp tách trà thêm thơm ngon, đậm vị hơn, đồng thời đảm bảo được đầy đủ dược tính của thảo dược.

Nước trà có vị ngọt thanh, mùi thơm rất dễ chịu
Nước trà có vị ngọt thanh, mùi thơm rất dễ chịu

Bí quyết cách pha trà hoa vàng đúng chuẩn

Theo dân gian, sử dụng nước giếng pha trà là tốt nhất bởi có khá nhiều khoáng chất trong đó. Tuy nhiên rất ít địa phương còn sử dụng nước giếng hiện nay. Và người tiêu dùng hoàn toàn có thể thay thế bằng nước máy hoặc nước đóng chai để pha trà.

Các bước pha trà theo tiêu chuẩn như sau:

  • Bỏ 6-10 bông hoa trà vào ấm thủy tinh và hãm cùng 200ml nước sôi.
  • Có thể bỏ thêm một chút muối để giữ cánh hoa đẹp hơn.
  • Chờ khoảng 10 phút để các dưỡng chất trong hoa ngấm ra nước rồi sử dụng.

Trà có màu vàng đẹp mắt, nước trong, hương thơm dịu và có vị ngọt khá đặc trưng. Bên cạnh cách pha trà hoa vàng tươi, người tiêu dùng có thể sử dụng dược liệu khô để pha và thưởng thức.

Cách uống trà hoa vàng như thế nào?

Là một dược liệu không chứa độc tố và tốt cho sức khỏe nên người dùng có thể sử dụng trà nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên không phải uống lúc nào, uống bất cứ thời gian nào đều tốt.

Các chuyên gia khuyên rằng, thời điểm tốt nhất để uống trà là vào buổi sáng, sau bữa sáng khoảng 30 phút, không nên uống nước trà khi bụng đang đói sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Ngoài ra, sử dụng trà sau bữa nhậu cũng là một cách giúp giải rượu hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu

Dù là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người tiêu dùng khi sử dụng dược liệu cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không được sử dụng trà trước bữa ăn, lúc đói bởi trà khiến bạn rơi vào tình trạng bị say, ảnh hưởng đến các cơ quan hệ tiêu hoá.
  • Có thể sử dụng trà kết hợp với lan kim tuyến – dược liệu chứa nhiều hợp chất giúp tăng cường, hỗ trợ và bổ sung hương vị cho trà hoa vàng.
  • Cần phải tham khảo lời khuyên, ý kiến của những người có chuyên môn khi sử dụng song song trà và thuốc Tây.
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt khoa học để việc điều trị bệnh lý đạt được hiệu quả tốt hơn.

Trà hoa vàng giá bao nhiêu? Cây trà hoa vàng mua ở đâu?

Dược liệu này không còn nhiều trong tự nhiên, hiện nay các cơ sở, trung tâm dược liệu đã nhân giống và bán kim hoa trà ở nhiều địa phương trên toàn quốc. Hơn nữa, rất nhiều gia đình cũng lựa chọn cách trồng trà hoa vàng làm giàu.

Thay vào việc sử dụng hoa trà tươi, người tiêu dùng có xu hướng dùng dược liệu sấy khô. Dược liệu khô có thể được bảo quản lâu hơn mà vẫn giữ được dược tính, đồng thời đảm bảo được sự tiện lợi khi dùng.

Vậy mua trà hoa vàng ở đâu, giá trà hoa vàng khô như thế nào? Trà hoa vàng bao nhiêu tiền 1kg? Có không ít đại lý dược liệu bán sản phẩm này với giá 1kg khoảng 13 triệu đến 17 triệu. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần phải sáng suốt để lựa chọn một địa chỉ uy tín và đảm bảo chất lượng.

Trà hoa vàng Vietfarm cao cấp, chất lượng đạt chuẩn GACP
Trà hoa vàng Vietfarm cao cấp, chất lượng đạt chuẩn GACP

Như vậy, bài viết trên đây chuyên trang đã cung cấp những kiến thức về dược liệu trà hoa vàng. Quả không sai khi ví von đây là nữ hoàng của các loại trà, là món quà sang trọng và có giá trị cao gửi đến người thân và bạn bè. Với những chia sẻ của chuyên trang trên đây, hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin bổ ích gửi tới quý bạn đọc.

Trà hoa vàng – Nữ hoàng trà, công dụng và cách sử dụng hiệu quả

Trà hoa vàng là thức trà thượng hạng chỉ dành cho bậc vua chúa ngày xưa. Không chỉ là loại trà có hương vị đặc biệt thơm ngon, đây còn là dược liệu còn có dược tính cao, có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Bài viết dưới đây, chuyên trang xin gửi tới quý bạn đọc những kiến thức, thông tin đầy đủ về thức trà đặc biệt này. 

Thông tin về trà hoa vàng

Trà hoa vàng là một loại trà có giá trị cao, được khoa học thế giới đánh giá cao. Bởi vậy, chúng được mệnh danh là nữ hoàng trong các loại trà.

Hình ảnh cây trà hoa vàng - nữ hoàng của các loại trà
Hình ảnh cây trà hoa vàng – nữ hoàng của các loại trà

Dưới đây là những kiến thức về dược liệu:

  • Tên gọi dược liệu: Trà hoa vàng
  • Các tên gọi khác: Trà rừng, kim hoa trà, trà trường thọ…
  • Tên gọi theo khoa học: Camellia chrysantha
  • Thuộc họ: Chè (Theaceae)

Đặc điểm thực vật của dược liệu

Là một thức trà quý, dược liệu mang những đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Giống trà có thân gỗ nhỏ, màu xanh, thường cao khoảng từ 2m đến 5m, cành thưa và vỏ cây có màu vàng xám nhạt.
  • Lá cây trà là lá đơn, mọc cách, có hình tròn, dài và hẹp. Phiến lá thuôn, có chiều dài khoảng từ 11cm đến 14cm, rộng khoảng 4 – 5cm. Lá trà không có lông, mép có răng cưa nhỏ, gân bên khoảng 10 đôi và cuống lá dài 6-7mm.
  • Hoa trà hoa vàng có đặc điểm mọc đơn độc trên cuống lá, mỗi bông có khoảng 8-10 cánh hoa, màu vàng sáp bóng, khiến người nhìn cảm tưởng như trong suốt, vô cùng bắt mắt. Lá bắc dài, có gân, màu xanh đậm, vòi nhụy từ 3-4 và chỉ dính nhau 1 phần.  Đường kính hoa rộng 5cm đến 6cm, có nhiều thế hóa đa dạng và tỏ ra kiều diễm. Cũng bởi vẻ đẹp đó, bên cạnh dùng làm thuốc chữa bệnh, rất nhiều gia đình tìm mua cây trà hoa vàng để làm cảnh, trang trí nhà cửa.
  • Từ tháng 1 đến tháng 3 là thời điểm cây đơm lộc rồi ra lá mới. Mất 2 đến 3 năm để lá già rụng đi. Tháng 11 sẽ bắt đầu nở hoa và kéo dài tới tháng 3 năm sau hoa mới tàn.

Trà hoa vàng mọc ở đâu và phân bổ như thế nào?

Dược liệu này rất ưa khí hậu nước ta, thường mọc ở những khu vực có đất tơi xốp bên bờ suối, nơi có bóng râm và thoát nước thấp. Tuy nhiên, phạm vi phân bổ của chúng khá hẹp, hầu như chỉ thấy mọc hoang ở một số vùng đồi núi thấp tại các tỉnh thành: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Nghệ An,….

Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy tại một số tỉnh ở đất nước Trung Quốc. Tại quốc gia rộng lớn này, kim hoa trà được xếp vào loại cây được bảo vệ số 1. Cây trà hoa vàng giống là một dược liệu quý nhưng bị đe dọa mất môi trường sống và trở nên rất hiếm do sự khai thác quá mức của con người.

Hiện nay, nhiều trung tâm, cơ sở dược liệu trên toàn quốc đã nhân giống và nuôi trồng thành công dược liệu này.

Trà hoa vàng có mấy loại

Tùy thuộc vào địa điểm gieo trồng cũng như phân bố, có thể chia dược liệu này thành các loại trà như sau:

  • Trà hoa vàng Quảng Ninh
  • Trà hoa vàng Vĩnh Phúc
  • Trà hoa vàng Đà Lạt
  • Trà hoa vàng Quế Phong hay còn gọi trà hoa vàng Nghệ An
Giống trà hoa vàng Lâm Đồng
Giống trà hoa vàng Lâm Đồng

Trong đó, trà hoa vàng Ba Chẽ Quảng Ninh được biết đến là loại trà có hương vi thơm ngon đặc biệt và dược tính trong trà nổi trội hơn các giống khác. Một số đặc điểm của trà hoa vàng Ba Chẽ như:

  • Phần mặt trên của lá màu xanh nhạt, có điểm đốm vàng, phần dưới của lá màu xanh đậm hơn.
  • Thân cây trà thuộc thân gỗ nhà và rễ cọc.

Thông thường, cây sẽ ra hoa từ mùa thu năm trước tới mùa xuân năm sau. Vào chính vụ, hoa sẽ nở nhiều, số lượng lớn và giữ màu được khá lâu. Trung bình, một cây phát triển tốt sẽ có khoảng 30 đến 50 bông hoa vàng kim. Cũng bởi giá trị đó của cây nên dược liệu ở đây thường được mang tới các triển lãm, các lễ hội lớn và thu hút được sự quan tâm của nhiều người.

Thu hoạch và bào chế

Các nhà khoa học tại Mỹ và Nhật Bản đã nghiên cứu và đánh giá về các bộ phận của cây dược liệu này có thể sử dụng làm thuốc: lá, búp non và hoa. Thông thường, lá và búp có thể được thu hái quanh năm. Trong khi đó, hoa là bộ phận có giá trị nhất và thời điểm thích hợp để thu mua trà là tháng 3 và tháng 4 hàng năm (mùa xuân). Để có thể chế biến ra 1kg trà hoa vàng khô, người ta cần phải dùng tới ít nhất 10kg hoa tươi.

Sau khi bào chế thành dược liệu khô, người tiêu dùng phải bảo quản đúng cách để tránh mối mọt, ẩm mốc. Lời khuyên tốt nhất cho người sử dụng là nên bảo quản trong túi bóng kín và đặt tại khu vực thoáng mát, khô ráo để có thể đảm bảo được đầy đủ dược tính của trà.

Sử dụng trà hoa vàng có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Kim hoa trà là thức uống cao cấp mà công dụng của chúng đã được kiểm chứng bởi y học cổ truyền và nghiên cứu khoa học hiện đại. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của thức uống cấp này.

Tác dụng trong y học cổ truyền

Trong Đông y, kim hoa trà có tính bình, vị ngọt, mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ và được quy vào 3 kinh: tâm, thận, can. Với tính vị đó, trà hoa vàng tác dụng trong việc điều trị những bệnh lý dưới đây:

  • Ngăn ngừa ung thư hiệu quả, hỗ trợ điều trị những khối u ác tính.
  • Ngừa ngừa những bệnh lý về tim mạch, mạch vành, hạ cholesterol.
  • Điều trị chứng huyết áp cao, giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
  • Có khả năng giải độc cho gan, thanh nhiệt cơ thể, chữa các bệnh lý về gan.
  • Sử dụng trà kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp để giảm béo.
  • Phòng ngừa bệnh, căng cường sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ.

Tác dụng trong nghiên cứu khoa học hiện đại

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và phân tích các thành phần có trong kim hoa trà. Trong đó, có tới 33.8% hoạt chất có tác dụng ức chế và làm giảm quá trình phát triển của tế bào gây ung thư. Ngoài ra còn có nhiều nguyên tố vi lượng khác như: Gemon, V, Zn… cùng nhiều loại axit amin khác. Những thành phần đó có tác dụng lớn trong phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Thức uống cao cấp dành cho nhiều đối tượng khác nhau
Thức uống cao cấp dành cho nhiều đối tượng khác nhau

Vậy trà hoa vàng chữa bệnh gì hiệu quả và thích hợp cho đối tượng nào?

  • Tốt cho hệ tim mạch: Các dược chất polyphenol và polysaccharide có trong dược liệu có hiệu quả cao trong việc điều hòa mỡ máu và lưu thông khí huyết. Không chỉ vậy, chúng tác động, gây ức chế tới sự hình thành của các axit béo có trong cơ thể. Đồng thời giúp ổn định huyết áp, hạn chế huyết khối, cải thiện tuần hoàn máu và ngừa ngừa những bệnh về tim mạch hiệu quả. Tất cả những yếu tố đó giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Hoa và lá trà hoa hoa vàng giúp điều hòa lượng đường trong máu và cải thiện bệnh đái tháo đường hiệu quả. Hoạt chất oxy hóa có trong dược liệu có khả năng “dọn sạch” gốc tự do. Ngoài ra giúp cân bằng chuyển hóa trong cơ thể và đốt cháy chất béo. Với những công dụng nổi bật đó, trà hoa vàng được xem như một trợ thủ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Uống trà hoa vàng có tốt không trong việc điều trị ung thư? Và câu trả lời là có. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hoạt chất có trong kim hoa trà có khả năng kiềm chế sự phát triển nhanh chóng của tế bào ung thư lên tới 33,8%. Ngoài ra, đây là phương thuốc có thể thay thế phương pháp xạ trị cho người bệnh có bệnh lý chuyển sang giai đoạn nặng.
  • Giải độc gan, thanh lọc cơ thể: Các chất độc trong gan không được đào thải nhanh chóng sẽ khiến cơ quan này bị tổn thương và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Và trà hoa vàng được sử dụng là một bài thuốc giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố nhanh chóng, tiêu diệt cholesterol trong gan. Đồng thời, hợp chất Flavonoid có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của virus viêm gan C.
  • Giúp an thần, giảm stress, căng thẳng: Với những người thường xuyên phải làm việc căng thẳng, quá công suất. Sử dụng một tách chè hoa vàng giúp an thần, tỉnh táo, giảm mệt mỏi và làm việc tập trung hơn.

ROSE CANKERS

ROSE CANKERS ON ROSE PLANT


CAUSAL ORGANISM:

Coniothyrium spp: After a long cold wet winter, roses can be expected to have some dead and cankered canes. While these pathogenic fungi are not very sophisticated, they can cause considerable damage. The problems can be especially acute on old established roses that have lost some vigor and on young bare root roses emerging from cold storage.

SYMPTOMS:

In early spring, pruned stems provide wound sites which can be colonized by canker causing fungi. The stems will yellow, often have red spots and later become brown or black. Black erumpent spots can often be found in the discolored tissue which are the fruiting structures of the fungus containing spores.

DISEASE CYCLE:

The canker fungus is most active during the cold time of the year when roses are not actively growing. Pruning cuts or wounds on stems provide sites of entry for germinating spores. The fungi are not high level pathogens and can not produce the disease when conditions are favorable for plant growth. During the dormant months, fungi colonize the tissues, sporulate and are spread to other pruning or wound sites. The disease can be extensive and severe under the ideal conditions for development.

CONTROL:

Promoting vigorous growth and removal of dead canes and stubs will help to reduce the primary source of inoculum. When pruning before winter always make an angular cut close to an active bud so the callus can form a protective layer before winter. A dormant spray could be used to protect pruning cuts and wounds during the cold and wet winter. In spring, removal of infected canes and a general spray program for fungal diseases should reduce canker problems and protect the plants until they can become vigorous growers once again.

canker- 7


canker 2
canker 3canker 4

canker 6canker 5

REFERENCES:

Horst, R. K. 1983. Compendium of Rose Diseases. The American Phytopathological Society, St. Paul, Minnesota. Pp 14-17.

CONTACT: +84.933.067.033

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THỐI GỐC TRÊN CÂY HOA HỒNG

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THỐI GỐC TRÊN CÂY HOA HỒNG


Cây hồng bị thối đen (loại thối đen, chổ thối xì ra chất nhựa hoặc có màu tím nâu…đây mới là loại đáng sợ) trên thân. Nếu cây hồng có nhiều thân thì nên cắt bỏ phần bị thối, nhưng nếu bị thối gây gốc thì không thể nào cắt bỏ gốc, nên chỉ còn cách phun thuốc đặc trị bệnh thối thân, hy vọng rằng sẽ cứu sống được cây hồng.

Mô tả cây hồng bị thối đen ngay gốc:

Vị trí thối gốc trên cây hồng leo Falstaff này cách cổ rễ chỉ 4-5cm, cây này có 3 nhánh và vết bệnh đang lan rộng ra, Vết thối có màu đen và ẩm ướt và có vài giọt nhựa cây màu nâu đỏ rỉ ra.

Khi quan sát ở vườn hồng nhà mình (thời điểm hiện tại, tháng 11) sau những đợt mưa liên tục khoảng 2 tuần trước. Rồi cả tuần nay, nắng rất nóng, xen giữa là vài trận mưa chiều-> kết quả bệnh thối đen xuất hiện (Có lẽ, khi chiều tối mưa làm không khí ẩm ướt, giá thể ẩm và làm phần gốc hồng cũng ẩm ướt-> thối đên xuất hiện????)

Cập nhật tình trạng cây hồng leo sau 5 ngày phun thuốc:

Vết bệnh đã khô lại và không có dấu hiện lan rộng thêm, 1 số phần tiếp giáp chỗ thối đen đã khô da.

thối gốc hoa hồng 1thoi goc hoa hong 2

Còn 1 loại thuốc trị nấm bệnh cây trồng là COC85 tôi đã đăng bên trên nhưng chưa dùng. Sau 6 ngày phun thuốc trị bệnh thối đen. Giờ tôi dùng COC85 pha đặc sệt để bôi vào gốc hồng ngay chỗ bị thối.

THOI GOC HOA HONG 3
Nguồn: Vân Loan Garden

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033