Chat hỗ trợ
Chat ngay

RỆP SÁP HẠI CÀ PHÊ – NGUY CƠ MẤT MÙA VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

RỆP SÁP HẠI CÀ PHÊ – NGUY CƠ MẤT MÙA VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

RỆP SÁP
RỆP SÁP

Rệp sáp hại cà phê có tên khoa học là Planococcus spp. Rệp sáp là đối tượng gây hại nghiêm trọng đối với cà phê vì chúng có sức tấn công lớn, có thể lan tràn thành dịch. Xuất hiện quanh năm, đặc biệt là những năm thời tiết khô hạn kéo dài.

Nếu không xử lý kịp thời, chúng có thể làm cây sinh trưởng kém, hoặc nặng hơn dẫn đến suy kiệt dần và chết hoàn toàn, làm giảm năng suất và chất lượng vườn cà phê.

ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN RỆP SÁP

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA RỆP SÁP
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA RỆP SÁP

Thời điểm xuất hiện của rệp sáp là vào thời điểm cây cà phê nở hoa đến hết vụ thu hái. Thời điểm chúng tấn công gây hại mạnh nhất là vào mùa khô và đầu mùa mưa. Khi có mưa nhiều thì sự tấn công của chúng bắt đầu giảm bớt xuống, khi vườn có rệp sáp thì sẽ kéo theo sự xuất hiện của kiến, rệp vẩy xanh và nâu.

Vòng đời của rệp sáp gây hại cây cà phê là 26-40 ngày giai đoạn trứng 5-7 ngày chúng đẻ trứng trên kẻ lá, chùm hoặc nụ. Số lượng trứng mỗi lần rệp cái sinh sản rất lớn đến 500 trứng, khi rệp con đường 2-3 ngày tuổi bắt đầu bò ra ngoài có thể tấn công gây hại được rồi.

TRIỆU CHỨNG RỆP SÁP HẠI CÀ PHÊ

TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CÀ PHÊ
TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CÀ PHÊ

Rệp sáp hại chồi non, chùm trái:

Rệp đẻ trứng ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm trái non. Sau khi nở rệp tìm nơi sống cố định, bắt đầu chích hút nhựa cây, làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng trái non, chết cành. Rệp sáp tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển bám trên lá, trái và cành dẫn tới cây giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất của vườn cây.

Rệp sáp hại rễ cà phê:

Rệp thường sống trong đất, bám xung quanh rễ, dùng miệng chích hút nhựa cây để lấy chất dinh dưỡng.

Trong quá sinh trưởng chúng thường tiết ra một lớp sáp không thấm nước phủ quanh rễ cây, làm cho cây không lấy được nước và chất dinh dưỡng, cây sẽ vàng héo, suy kiệt rồi chết.

Các vết thương do rệp chích hút ở phần cổ rễ, khi gặp điều kiện thuận lợi, rệp sáp kết hợp với nấm Bornetina corium tạo thành “măng-xông” bao quanh rễ cây làm cho rễ bị hư và gây bệnh thối rễ.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN QUẢ CÀ PHÊ

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

– Cắt tỉa cành thông thoáng, làm sạch cỏ dại; chăm sóc để cây cà phê phát triển tốt, hạn chế sự gây hại của rệp sáp.
– Khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ cành bị hại còn thấp có thể cắt và đốt cành bị rệp.

– Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê, đặc biệt vào các tháng mùa khô để phát hiện sự xuất hiện của rệp sáp và có biện pháp xử lý kịp thời.

– Bên cạnh đó, bà con sẽ sử dụng thuốc trừ sâu để phun lên cây cà phê, phòng trừ rệp sáp hoành hành. Hiểu được tình trạng nghiêm trọng này ĐƠN VỊ KỸ SƯ HUY giới thiệu tới bà con sản phẩm đã được rất nhiều bà con tin dùng

THUỐC TRỪ SÂU AKULAGOLD 260EW – BAY MÀU RỆP SÁP TRÊN CÀ PHÊ

AKULAGOLD 260EW – GIẢI PHÁP DIỆT TRỪ SÂU BỆNH HIỆU QUẢ

THÀNH PHẦN

Beta – cypermethrin 10.0g/l

Thiamethoxam………50.0g/l

Profenofos……………200g/l

CÔNG DỤNG

AKULAGOLD 260EW
AKULAGOLD 260EW

Hỗn hợp 3 hoạt chất ( Beta – cypermethrin, Thiamethoxam và  Profenofos ) có tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu, lưu dẫn mạnh. Có thể diệt sâu keo, sâu cuốn lá, sâu đục thân, muỗi hành. Sản phẩm đăng ký trừ Rầy nâu, sâu đục thân, rệp sáp hại cà phê

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

AKULAGOLD 260EW
AKULAGOLD 260EW

Pha 40 – 50ml/ bình 25 lít nước.

Liều lượng: 0.5 lít/ha

Lượng nước phun: 400 – 500 lít/ha

Phun ướt đều cây trồng khi sâu, rầy xuất hiện

Thời gian cách ly: 14 ngày

#AKULAGOLD 260EW #AK47 #SAAUKEO #SÂU ĐỤC THÂN #SÂU CUỐN LÁ #RỆP SÁP #RUỒI VÀNG #RẦYNÂU #CÀPHÊ 

KẾT LUẬN

AKULAGOLD 260EW tiêu diệt nhanh chóng rệp sáp trên cà phê mà không để lại dư lượng hóa chất độc hại. Không chỉ bảo vệ cây trồng mà còn giúp lá xanh, cành khỏe, tăng năng suất tối đa cho mùa màng. Chọn AKULAGOLD 260EW – giải pháp an toàn và hiệu quả cho mọi vườn cây.

Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7

KỸ SƯ HUYhoinongdanvietnam.com

HOTLINE: 0776.400.038

CHÚC NHÀ NÔNG THÀNH CÔNG!