CHẶN ĐỨNG HÉO XANH TRÊN HOA CÚC DỊP TẾT – HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Bệnh này do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra, bệnh khá phổ biến trên cây hoa cúc ở những vùng nhiệt đới nóng ẩm như nước ta, nhất là trong mùa mưa.

CÂU HỎI:

Hỏi: Ruộng hoa cúc của gia đình chúng tôi vài năm gần đây cứ vào mùa mưa lại hay xuất hiện một chứng bệnh như sau: từ khi cây sắp ra nụ hoa trở đi tự nhiên các lá trên ngọn cây bị héo rũ xuống, sau đó cứ lan dần xuống các lá phía dưới. Có một điều lạ là mặc dù bị héo nhưng lá vẫn giữ màu xanh bình thường. Cuối cùng thì toàn bộ cây cúc bị héo và chết. Xin cho biết nguyên nhân và cách phòng trị chứng bệnh này?

TRẢ LỜI:

Qua mô tả, chúng tôi cho rằng cây hoa cúc nhà bạn đã bị bệnh héo xanh. Bệnh này do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra, bệnh khá phổ biến trên cây hoa cúc ở những vùng nhiệt đới nóng ẩm như nước ta, nhất là trong mùa mưa. Ngoài nhóm hoa cúc, bệnh còn gây hại cả cà chua, khoai tây, thuốc lá, các loại đậu đỗ… Bệnh có thể gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa cúc, nhưng thường hại nhiều ở giai đoạn cây đang tăng trưởng mạnh đến lúc ra nụ hoa.

1.TRIỆU CHỨNG BỆNH:

HÉO XANH TRÊN HOA CÚC

Khi bị nhiễm bệnh cây đột ngột bị héo (tuy héo nhưng cây vẫn giữ được màu xanh vì thế gọi là bệnh héo xanh). Hiện tượng héo xảy ra rất nhanh, chỉ 1-2 ngày là cây đã bị héo hoàn toàn. Trên cây những lá non bị héo trước, rồi héo dần ra toàn cây. Nếu dùng dao sắc cắt ngang thân cành, bạn sẽ thấy trên bó mạch dẫn mô gỗ có màu nâu đen, nâu sẫm. Nếu bóp chặt vào gần chỗ miệng cắt sẽ thấy dịch nhờn vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra. Nếu nhúng chỗ cắt ngang thân, cành bị bệnh vào nước sẽ thấy dòng vi khuẩn trắng đục chảy ra từ mạch dẫn. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh héo xanh vi khuẩn

Nguồn bệnh tồn tại trong đất (từ 3-5 năm) và trong tàn dư của cây bị bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào gốc, rễ, thân và cuống lá qua vết thương cơ giới do con người vô ý tạo ra trong quá trình chăm sóc, do vết thương của côn trùng, tuyến trùng tạo ra trước đó, qua các lỗ hở tự nhiên của cây. Sau khi xâm nhập vi khuẩn lan theo bó mạch dẫn, sinh sản phát triển rất nhanh, sản sinh ra các men, độc tố phá hủy các mô tế bào, vít tắc mạch dẫn làm cản trở sự vận chuyển nước, chất dinh dưỡng trong cây, làm cây héo rũ nhanh và chết.

Nguồn bệnh tồn tại trong đất (từ 3-5 năm) và trong tàn dư của cây bị bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào gốc, rễ, thân và cuống lá qua vết thương cơ giới do con người vô ý tạo ra trong quá trình chăm sóc, do vết thương của côn trùng, tuyến trùng tạo ra trước đó, qua các lỗ hở tự nhiên của cây. Sau khi xâm nhập vi khuẩn lan theo bó mạch dẫn, sinh sản phát triển rất nhanh, sản sinh ra các men, độc tố phá hủy các mô tế bào, vít tắc mạch dẫn làm cản trở sự vận chuyển nước, chất dinh dưỡng trong cây, làm cây héo rũ nhanh và chết

HÉO XANH TRÊN HOA CÚC 1

2.CÁCH PHÒNG TRỊ:

Bệnh lây lan qua nước tưới, nước mưa, qua hạt giống, qua tuyến trùng nốt sưng hại rễ, qua hoạt động chăm sóc của con người…Việc phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây hoa cúc khá phức tạp, vì thế bạn phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh là chính. Cụ thể như sau:

CHẶN ĐỨNG HÉO XANH TRÊN HOA CÚC DỊP TẾT

– Trước khi trồng, thu gom sạch sẽ tàn dư của cây hoa cúc (và những cây ký chủ khác) ở vụ trước đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh ban đầu (tuyệt đối không được vứt bỏ tàn dư cây bệnh xuống mương nước tưới cho ruộng cúc sau này).

– Làm luống cao để dễ thoát nước. Không trồng quá dày, để ruộng cúc luôn thông thoáng, khô ráo.

– Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục hoặc tro trấu, bón thêm vôi bột, phân lân và kali để tăng sức đề kháng cho cây.

– Chọn cây giống sạch bệnh, không lấy giống ở những ruộng đã bị bệnh.

– Nếu có điều kiện nên ngâm nước ruộng khoảng 10-15 ngày hoặc cày phơi đất trước khi trồng.

-Trong quá trình chăm sóc tránh tạo vết thương cơ giới cho cây, để hạn chế cửa ngõ xâm nhập của vi khuẩn.

– Kiểm tra ruộng cúc thường xuyên, phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây đã bị bệnh đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để tránh lây lan. Sau khi nhổ bỏ bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất.

 Bà con sử dụng  thuốc ELCARIN , THẦN ĐÈN DIỆT KHUẨN để phun xịt khi cây chớm bị bệnh.

1.ELCARIN

 

elcarin

2.THẦN ĐÈN DIỆT KHUẨN

THẦN ĐÈN VIỆT KHUẨN

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline: 0919.817.033
Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI
Zalo và hotline đặt hàng: 0877552373

==> XEM THÊM BÀI VIẾT:

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TRỊ SƯƠNG MAI GÂY HẠI TRÊN CÂY NHO- CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI

Khi gặp tình trạng Mắt cua ra lọt chọt, không đều thì phải làm gì? – CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI

BỆNH TUYẾN TRÙNG BƯỚU RỄ GÂY HẠI TRÊN CÂY ỔI – AGRICULTURE CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI

Tuyến trùng là một bệnh hết sức nguy hại, chúng tấn công gây hại trực tiếp vào rễ gây thối rễ, ký sinh trong tế bào rễ (làm tổ trong rễ) làm rễ nổi u sần sùi, rễ tơ không phát triển được. Từ đó cây không hút được đủ nước và dinh dưỡng, lâu ngày cây sẽ chết.

TUYẾN TRÙNG BƯỚU RỄ 1

Tuyến trùng trên rễ ổi cũng giống như trên cây trồng khác. Mà hiện nay rất nhiều nông dân còn bỡ ngỡ và lúng túng với việc phòng trừ loài dịch hại này, bởi trước đây họ chưa hề để ý đến vì chúng không mấy khi gây hại cây trồng. Xin cung cấp một số thông tin tìm hiểu về tuyến trùng hại cây và cách phòng trừ hiệu quả.

1. Nguyên nhân:

– Bệnh do tuyến trùng Meloidogyne incognita gây ra. Chúng phát triển và gây hại chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Do đó, trong điều kiện khí hậu ở ĐBSCL, loài tuyến trùng này đang ngày càng trở nên phổ biến và gây hại trầm trọng trên các vườn ổi xen canh hoặc chuyên canh.

– Tuyến trùng là một tác nhân mở đường cho sự xâm nhập của nấm gây hại gây ra nguyên nhân thối rễ do nấm.

2. Triệu chứng:

– Cây ổi bị nhiễm tuyến trùng bướu rễ sinh trưởng kém, lá nhỏ, bị nâu tím ở hai bên rìa lá.

– Quan sát bộ rễ sẽ dễ dàng thấy trên hệ thống rễ xuất hiện những nốt u bướu, lâu ngày những khối u bướu sẽ bắt đầu thối rữa. Bệnh nặng các rễ bị bướu bị thối gần hết nên có thể nắm và nhổ cây lên dễ dàng.

TUYẾN TRÙNG BƯỚU RỄ

3. Phòng và trị bệnh:

Khi thấy các triệu chứng trên cây ổi, bà con phun PAVER để trị tuyến trùng hại rễ trên cây ổi

CLICK VÀO PAVER ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM

PAVER

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline: 0919.817.033
Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ NÔNG NGHIỆP ĐỒNG NAI
Zalo và hotline đặt hàng: 0877552373

==> XEM THÊM TẠI ĐÂY:

KHẮC PHỤC BỆNH BƯỚU RỄ TRÊN CÂY TRỒNG – CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI

BỆNH SƯNG RỄ GÂY HẠI TRÊN BẮP CẢI THẾ NÀO? CÁCH TRỊ BỆNH – CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ TRÊN NHÓM CÂY CÓ MÚI – AGRICULTURE HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Những năm gần đây, Cây có múi được xem là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều bà con nông dân, và vì vậy diện tích cây có múi ở Việt Nam hiện nay cũng tăng lên đang kể. Tuy nhiên, sự gia tăng về diện tích cũng như mật độ thâm canh khiến nhiều nhà vườn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Một trong những thách thức lớn của nhiều nhà vườn hiện nay là bệnh Vàng lá thối rễ. Theo nhiều nhà vườn cho rằng, bệnh này đang phát triển nhanh chóng và rất khó kiểm soát khi phát hiện cây bệnh.

1. Tác nhân:
Bệnh vàng lá thối rễ do nhiều tác nhân gây ra, gồm các loài nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium và Tuyến trùng. Trong đó, tác nhân chính là nấm Fusarium solani và Tuyến trùng. Tuyến trùng tấn công làm rễ tổn thương sau đó nấm Fusarium tấn công vào rễ cây thông qua vết thương hở của Tuyến trùng để lại.
2. Triệu chứng gây hại:
Trên lá:
     Lá bị vàng cả phiến lá và gân lá, có thể vàng một vài nhánh hay trên toàn cây, lá vàng dễ bị rụng. Chất lượng trái kém và bị rụng sớm.
 

BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ 1

Trên rễ:
     Rễ bị sưng sau đó bị thối, khi đào rễ cây bị nhiễm bệnh quan sát rễ có mùi hôi và phần vỏ dễ bị tách khỏi phần lõi rễ.
 

BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ

3. Biện pháp phòng trị: 
Thời điểm xử lý: Ngay khi bệnh xuất hiện, tưới 03 lần mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày hoặc khi thấy điều kiện thời tiết cho bệnh thuận lợi phát triển (từ mùa mưa chuyển sang mùa nắng hoặc từ mùa nắng sang mùa mưa) hay có thể phun ngừa mỗi lần xử lý ra đọt (tương ứng với các lần ra rễ mới)
Phương pháp xử lý:
– Phòng bệnh: Xử lý định kỳ 20 – 30 ngày/lần.
– Trị bệnh: Xử lý liên tục 4 – 5 lần, cách nhau 7 ngày. Sau đó, xử lý định kỳ 20 – 30 ngày/lần.

BÀ CON NÔNG DÂN PHỐI CẶP THUỐC AGRI FOS 700SOSIM 300SC

1.AGRI FOS 700

CLICK VÀO AGRI FOS 700  ĐỂ XEM CHI TIẾT SẢN PHẨM

AGRI-PHOS 700

2.SOSIM 300SC

SOSIM 300SC

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————-
CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline: 0919.817.033
Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KĨ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI
Zalo và hotline đặt hàng: 0877552373

==> XEM THÊM BÀI VIẾT:

KỸ THUẬT LÀM HOA, TĂNG NĂNG XUẤT TRÊN CÂY CAM SÀNH – CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI

KHẮC PHỤC BỆNH BƯỚU RỄ TRÊN CÂY TRỒNG – CÔNG TY TNHH HUY NGUYỄN AGRI