Chat hỗ trợ
Chat ngay

BỆNH PHẤN TRẮNG MỐI ĐE DỌA TIỀM ẨN CHO HOA HỒNG

BỆNH PHẤN TRẮNG MỐI ĐE DỌA TIỀM ẨN CHO HOA HỒNG

Bệnh phấn trắng hoa hồng là một loại bệnh phổ biến và rất dễ hay gặp trên các loại cây trồng – đặc biệt là cây hoa hồng. Phổ biến và dễ gặp nhất đối với các loại hồng leo, vì chúng rất dễ bị nhiễm bệnh này. Khi cây hồng bị bệnh này, lá khó quang hợp, cây yếu ớt, ra hoa kém hoặc thậm chí có thể gây suy cây và chết cây nếu bị nặng.

Bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho bạn những vấn đề xoay quanh bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng từ những nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cả các loại thuốc đặc trị bệnh phấn trắng.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH PHẤN TRẮNG Ở HOA HỒNG

BỆNH PHẤN TRẮNG Ở HOA HỒNG
BỆNH PHẤN TRẮNG Ở HOA HỒNG

Bệnh phấn trắng hoa hồng là một loại bệnh do vi nấm gây nên tên khoa học là: Sphaerotheca pannosa. Khi chủng vi nấm này phát triển mạnh khi độ ẩm không khí trên 85%, chúng phủ đầy lên thân, lá, chồi của cây hoa hồng một lớp phấn mịn màu trắng. Khi mật độ vi nấm này phát triển mạnh, chúng sẽ ăn sâu vào lớp biểu bì của thân cây hoa hồng, làm cây suy yếu và chết dần sau đó.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH PHẤN TRẮNG HOA HỒNG

Dấu hiệu nhận biết bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng rất dễ phân biệt, một cách rất dễ dàng so với các loại bệnh khác trên cây hoa hồng. Cụ thể, biểu hiện nhận dạng bệnh phấn trắng hoa hồng như sau:

Xuất hiện lớp bột phấn mịn màu trắng, xuất hiện nhiều nhất ở 02 mặt lá, nụ và chồi non của cây hoa hồng

Lá của hoa hồng bắt đầu quăn queo, méo mó rồi đổi thành màu tím hoặc đỏ nhạt. Sau đó, lá của cây hoa hồng rụng dần.

Vi nấm phát triển mạnh và lan đến đài hoa, cuống hoa làm cho cuống trở nên dày và thô cứng. Sau đó làm chúng chuyển sang màu tím đỏ nhạt, hoa không nở được.

BỆNH PHẤN TRẮNG Ở HOA HỒNG
BỆNH PHẤN TRẮNG Ở HOA HỒNG

CÁCH PHÒNG BỆNH PHẤN TRẮNG HOA HỒNG KHÔNG DÙNG THUỐC

Chọn giống kháng bệnh, vệ sinh đồng ruộng.

Lên luống cao ráo, thoát nước tốt, để không bị đọng nước mỗi khi có mưa hoặc tưới nhiều tạo ẩm thấp trong vườn, làm thông thoáng mặt luống.

Thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa những cành già nằm khuất trong tán lá của hoa hồng không có khả năng cho bông để tạo thông thoáng cho vườn.

Nếu trồng hoa hồng trong nhà lưới, nhà kính cần chú ý làm sạch mái che để đảm bảo ánh sáng, tăng cường thông gió, giảm bớt nhiệt độ và độ ẩm.

Trồng đúng mật độ, không trồng hoa hồng quá dày để giảm độ ẩm mặt luống, cây và lá nhận được nhiều ánh sáng.

Ngoài những kỹ năng cơ bản trên, chúng ta cần có một số biện pháp chữa bệnh cũng như là phòng trừ bệnh hại phấn trắng trên cây hoa hồng. Đơn vị KỸ SƯ HUY xin giới thiệu tới bà con bộ sản phẩm đang được rất nhiều bà con yên tâm lựa chọn để chăm sóc cho vườn hoa của mình.

BỘ ĐÔI ONE CLEAR 50WG + SOSIM 300SC – BÍ QUYẾT SẠCH PHẤN TRẮNG CHO HOA HỒNG

ONE CLEAR 50WG + SOSIM 300SC
ONE CLEAR 50WG + SOSIM 300SC

ONE CLEAR 50WG – GIẢI PHÁP TIÊN TIẾN TRONG TRỪ NẤM BỆNH

THÀNH PHẦN

Azoxystrobin 20% w/w

Cymoxanil 30% w/w

CÔNG DỤNG

CLEAR 50WG
CLEAR 50WG

Thuốc One Clear 50WG lưu dẫn và nội hấp mạnh, có tác dụng giúp phòng và trị nhiều loại nấm bệnh hại khác nhau, có phổ tác động rộng và được sử dụng rộng rãi trên nhiều vùng khí hậu và nhiều loại cây trồng.

Hoạt chất đã được đăng ký trên thế giới để phòng trừ các loại bệnh như: Nứt thân xì mủthối rễthối trái do Phytopthora, loét sọc miệng cạosương maiphấn trắng

Đặc tính thấm sâu nhanh, lưu dẫn mạnh, thuốc có hiệu quả trừ bệnh cao, bảo vệ toàn diện cây trồng.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Sản phẩm đăng ký: Phấn trắng/ hoa hồng

Liều lượng: 0.5 kg/ha. Phun khi bệnh mới xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5 -6%.

Phun phuy: Pha 100gr cho 200 lít nước.

Phun bình máy: Pha 15 – 20gr cho 25 lít nước.

Phun máy bay: Pha 100gr/ 5 công.

Lượng nước phun: 500 – 600 In/ha.

Thời gian cách lỵ: 7 ngày.

#ONECLEAR50WG #PHẤNTRẮNG #SƯƠNGMAI #NỨTTHÂNXÌMỦ #THỐIRỄ #THỐITRÁI #LOÉTSỌCMIỆNGCẠO

SOSIM 300SC – BỨC TƯỜNG THÀNH CHỐNG LẠI PHẤN TRẮNG VÀ BỆNH HẠI

THÀNH PHẦN

Kresoxim – Methyl 300g/l

Phụ gia đặc biệt

CÔNG DỤNG

SOSIM 300SC
SOSIM 300SC

Hoạt chất mới, nổi tiếng tại NHẬT BẢN . Thuốc lưu dẫn cực mạnh, phun là hết bệnh.

Thuốc trừ bệnh thế hệ mới, có tác dụng nội hấp, lưu dẫn, phổ rộng phòng trừ được nhiều loại bệnh hại trên rau màu, cây ăn trái. Hiệu lực cao, kéo dài.

Đặc trị các loại bệnh như: Đạo ôn lá lúa; Sương mai, thán thư hại đậu đũa, đậu cove; sương mai hại rau cải, bầu, bí, mướp, bí xanh, hành, súp lơ; mốc xám hại rau cải; Đốm mắt cua hại mồng tơi; Rỉ trắng hại rau dền, rau muống; rỉ sắt hại đậu đũa; thán thưphấn trắng, đốm mắt cua hại ớt.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Pha 20ml cho bình 16 – 20 lít nước. 

Lượng thuốc dùng: 0,6 lít/ha

Lượng nước pha: 400-600 lít/ha

Phun ướt đều lá cây trồng khi dịch bệnh phát sinh

Thời gian cách ly: 7 ngày

#SOSIM 300SC #PHẤNTRẮNG #SƯƠNGMAI #THÁNTHƯ #MỐCXÁM #RỈSẮT #ĐỐMMẮT CUA 

KẾT LUẬN

Bài viết về “Bệnh Phấn Trắng Hoa Hồng” trên đây khá ngắn, Đội ngũ KỸ SƯ HUY hi vọng sẽ giúp ít được cho bạn trong việc kiểm soát cũng như diệt được bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng mà bạn đang gặp phải. Bà con hãy yên tâm sử dụng bộ đôi ONE CLEAR 50WG + SOSIM 300SC sẽ thấy được sự khác biệt. Hoa Hồng của chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn cho ra được những cây bông chất lượng đạt năng suất như đúng bà con mong muốn.

Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7

KỸ SƯ HUY – hoinongdanvietnam.com

HOTLINE: 0776.400.038

CHÚC NHÀ NÔNG THÀNH CÔNG!

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN HOA SEN

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN HOA SEN


Trên lá:

Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ hoặc không có hình dạng nhất định, màu nâu nhạt dưới lá, sau chuyển sang màu nâu sậm có viền đỏ hặc quầng vàng lan rộng xung quanh. Vết bệnh điển hình và đặc trưng nhất để nhận biết và phân biệt là: Trên vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm hình xoáy trôn ốc( hình mạng nhện). Trên những vòng đồng tâm này là những chấm đen nhỏ li ti( bào tử) bằng đầu kim nhô lên

Nếu trời ẩm, trên vết bệnh thán thư còn xuất hiện một lớp mốc màu hồng. Khi gặp nắng, vết bệnh khô ròn và rách. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau và làm lá thối hỏng hoặc khô rụng.

Trên thân:

Vết bệnh màu nâu xám, hơi lõm( hơi khuyết). Bệnh nặng, làm thân teo lại, cháy khô.

Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh:

Nấm bệnh tồn tại trong đất trồng, hạt giống và tàn dư cây bệnh. Bệnh phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng.

Thời tiết nóng ẩm( nhiệt độ dao động trên dưới 300C kèm theo mưa nhiều) là điều kiện thích hợp cho nấm phát sinh và gây hại cây trồng 

Trên những chân ruộng thoát nước kém hoặc bón phân không cân đối( bón thừa đạm) sẽ làm cho bệnh dễ phát sinh và gây hại nhiều hơn.

Thân lá cây trồng đặc biệt về đêm nếu đẫm sương, nhiều nước trên bề mặt hoặc trong thời tiết ẩm ướt kéo dài sẽ dễ làm nấm bệnh nảy mầm và tấn công.

Cách phòng trị hiệu quả:

Khi gặp thời tiết bất lợi (mưa kéo dài) cần bổ sung Kali trắng (K2SO4) và chế phẩm Hi- Canxi phun lên thân lá cây trồng để tăng khả năng chống đỡ bệnh cho cây. Đồng thời, phun thuốc phòng bệnh bằng các loại thuốc gốc đồng như Batocide 12WP, Coopper B, Boocdo 1%

Khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, cây chậm phát triển thì không nên lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng phun cho sen. Vì nếu sau đó gặp trời mưa, thân lá cây trồng rất mềm yếu và dễ rách nát, nấm sẽ tấn công dễ dàng.

Khi cây bị bệnh, cần hạn chế tưới nước và tuyệt đối không nên bón phân đạm hoặc các chế phẩm kích thích

Để trị bệnh thán thư có hiệu quả, nên sử dụng một trong các loại thuốc sau: Carbendazim, Asana 2L, OverAmis 300SC, Dizeb-M45 80WP, Topsin M 70WP, Amistar 250SC, Antracol 70WP, Polyram 80DF, Score 250ND, Benlate 50WWP, Derosal 60WP, Copper B, Sumi-eght…