Chat hỗ trợ
Chat ngay

BỆNH THỐI THÂN GÂY HẠI TRÊN CÂY DƯA LƯỚI

Bệnh thối thân là 1 trong số những loại bệnh trên cây dưa lưới khá thường gặp, nó gây hại đến sự tăng trưởng và năng suất thu hoạch của cây trồng. Chính vì vậy mà người nông dân cần tìm hiểu thật kỹ để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cho bạn về cách phòng trừ bệnh thối thân ở cây dưa lưới.

1. Bệnh thối thân trên cây dưa lưới

+ Nguyên nhân cây bị bệnh thối thân

Bệnh thối thân trên cây dưa lướicũng như nhiều loại bệnh khác, phát sinh từ những loại nấm bệnh bám trên cây và hút chất dinh dưỡng của cây, bệnh thối thân phát sinh từ nấm Rhizoctonia solani, Fusarium solani là chủ yếu, ngoài ra còn một số loại nấm khác như Fusarium sp, Pythium spp,… Các loại nấm này tồn tại trong nước, đất và cả hạt giống, nhanh chóng lây lan và gây bệnh cho cây.

Fusarium solani là loại nấm gây ra bệnh thối thân trên cây dưa lưới

+ Triệu chứng của bệnh thối thân

Cây dưa lưới khi nhiễm nấm sẽ bị héo rũ hết lá, lá cây chuyển sang màu vàng, dần chuyển sang màu nâu, khô héo và quăn lại. Cành lá cũng sẽ dần héo dần và không thể hồi lại dù được cung cấp đủ nước.

Vết bệnh sẽ xuất hiện ở quanh cổ rễ, có màu thâm đen lại, bên ngoài thì phần thân khô cứng lại, tuy nhiên bên trong thân lại bị sũng nước, thối rữa.

Nếu quan sát kỹ thì vết bệnh có phủ một lớp nấm màu trắng xám, nâu nhạt hoặc trắng hồng, màu sắc sẽ tùy theo loại nấm gây hại cho cây.

+ Tác hại của bệnh thối thân trên cây dưa lưới

Bệnh thối thân là loại bệnh phổ biến mà bất kỳ người nông dân nào cũng cần phải chú ý khi trồng cây dưa lưới, tác hại của loại bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất thu hoạch. Các loại nấm sẽ hút hết chất dinh dưỡng ở cây, khiến cho lá cây héo rũ, chuyển màu, khô cứng lại và nhanh rụng.

Bệnh thối thân sẽ làm giảm năng suất và chất lượng của dưa lưới

Khi cây bị nặng, nấm tấn công vào phần cổ rễ nên biểu bì phần cổ rễ đã không còn, cổ rễ và thân chỉ còn một ít mạch dẫn, vì vậy mà không thể cung cấp đủ nước cho cây, phần thân và cành cây thâm đen lại, khô cứng, dễ giòn và gãy.

Thế nhưng cổ rễ lại úng nước, bên trong thối rữa. Cây mắc bệnh ra hoa kết trái được vì không có đủ chất dinh dưỡng và nước cho sự phát triển của cây.

Bệnh có thể làm chết héo cây, nhất là vào những thời điểm nắng to, tấn công cả khi cây còn non cho tới khi trưởng thành.

biệt là thời điểm ra hoa kết trái, cây dưa lưới có thể khó đậu quả, quả non có thể thiếu nước mà quả nhỏ, khô quắt lại, bị đắng chát, ảnh hưởng lớn tới năng suất thu hoạch của vườn dưa.

+ Điều kiện thuận lợi bùng phát bệnh thối thân trên cây dưa lưới

Bệnh thối thân phát sinh từ các loại nấm như Rhizoctonia solani, Fusarium solani, mà các loại nấm này phát triển thuận lợi nhất trong điều kiện ẩm ướt. Thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm cao, mưa nhiều và nhiệt độ khoảng 18 – 25 độ C, nấm sẽ sinh sôi và lây lan rất nhanh qua gió, nguồn nước hoặc đất.

Gặp điều kiện thích hợp, bào tử nấm có thể xâm nhập vào các vết thương hoặc lỗ khí của lá để gây hại, kể cả khi trồng nhiều vụ mùa liên tục trên một thửa ruộng thì nấm có thể tồn tại và gây bệnh.

2. Biện pháp phòng trừ bệnh thối thân trên cây dưa lưới

Bạn có thể thấy những tác hại của bệnh thối thân với vườn dưa lưới của mình, vì vậy mà ngay khi bắt đầu cho vụ mùa mới, bạn nên có những biện pháp phòng trừ hiệu quả để cây chống chịu tốt. Lisado sẽ gửi tới bạn một vài biện pháp như sau:

+ Nấm có thể tồn tại trong đất và lây lan cho cây, vì vậy bạn nên làm thông thoáng đất, kiểm tra lại hệ thống thoát nước, trước khi gieo hạt, bạn nên cày bừa ngâm nước ngập đất, khoảng hơn 10 ngày, có thể bón vôi bột khoảng 30kg/sào Bắc Bộ để tiêu diệt nấm.

Nên làm đất trước khi trồng dưa lưới để phòng bệnh thối thân

+ Tiêu hủy, loại trừ toàn bộ cây bệnh hoặc tàn dư của vụ trước, dọn cỏ, rơm rạ, tiêu diệt sâu bệnh, trứng, ấu trùng, nhộng để không còn nguy cơ phát sinh bệnh trên cây.

+ Lựa chọn loại giống dưa lưới tốt, sạch, có khả năng đề kháng tốt với các loại bệnh. Bạn nên luân canh với chu kỳ 2 năm trở lên khi vụ trước đã bị nhiễm bệnh, mật độ trồng cây ở mức vừa phải, thông thoáng để dễ dàng thoát nước.

+ Để cây dưa thoát nước tốt hơn, bạn nên lên luống cao, phủ gốc mỏng, chân ruộng cao làm đất thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt hơn, hạn chế sự phát triển của nấm.

+ Tưới nước ở mức độ vừa phải, cần điều tiết lượng nước, đặc biệt là mùa mưa và độ ẩm cao. Khi bón phân cho cây dưa lưới, bạn nên bón nhiều loại phân chuồng trộn với vôi bột, không nên tưới nước phân tươi. Phân bón nên có đầy đủ các nguyên tố vi, trung và đa lượng để cây phát triển tốt và có khả năng chống chịu.

+ Bạn có thể phun thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo cây trồng không bị nhiễm nấm như Roval 50 WP, Copper B, Anvil 5 SC, Benlat C 50 WP, Validacin 5L, Kasumin 2L + CabrioTop 600WDG… pha nồng độ 0,1 – 0,2%,… tưới khi cây khô sương.

+ Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao, đây là điều kiện thuận lợi để các loại nấm phát triển, bạn nên phun phòng trừ định kỳ các loại thuốc sau để bảo vệ cây như Rovral 50WP, Anvil 5SC, Rampart 35SD, Validacin 5L, Topsin M 70WP, Ridomil Gold 68 WG,…

Bài viết trên đây đã phân tích về tác hại và biện pháp phòng trừ bệnh thối thân trên cây dưa lưới. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể có được một vụ mùa dưa lưới bội thu với năng suất cao.

 

 

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033

BỆNH THỐI ĐEN THÂN GÂY HẠI TRÊN CÂY HOA HỒNG

Bệnh thối đen trên thân cây hoa hồng diển ra rất phổ biến, nguyên nhân gây ra bệnh do nhiều yếu tố khác nhau, thường nguyên nhân chủ yếu là cây hoa hồng bị bệnh móc xám hay do nấm Coniothyrium, Phomopsis, Botryosphaeria và một số loại nấm khác  gây ra.

Bệnh thối đen trên thân cây hoa hồng thường phát triển mạnh vào mùa xuân và bắt đầu mùa mưa, trong quá trình bạn chăm sóc, bạn nên chú ý tới khu đất bạn trồng để giúp cây thoát nước tốt.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH MỐC XÁM TRÊN THÂN CÂY HOA HỒNG

Với điều kiện thời tiết ẩm ướt và thường xuyên mưa kết hợp với độ ẩm cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh mốc xám phát triển mạnh trên thân cây hoa hồng.

cach phong benh thoi den than tren cay hoa hong 1 - Cách phòng Bệnh thối đen thân trên cây hoa hồng

Trong mùa mưa, bệnh Botrytis blight ảnh hưởng đến chồi hoa hồng và cánh hoa hồng trước tiên. Dấu hiệu là trên các cánh hoa xuất hiện:

– Các chấm nhỏ màu hồng / đỏ (đối với các giống hoa hồng ít cánh) nhìn xa trông giống các giọt nước đọng trên cánh hoa

cach phong benh thoi den than tren cay hoa hong 2 - Cách phòng Bệnh thối đen thân trên cây hoa hồng

– Phần rìa cánh hoa hồng bị thối nâu (đối với các giống hoa hồng dày cánh). Lúc này hoa hồng trông như những quả bóng, không thể nở bung cánh hoa ra->kết quả là một mớ hỗn độn của cánh hoa hồng màu nâu rồi từ từ thối rữa!

cach phong benh thoi den than tren cay hoa hong 3 - Cách phòng Bệnh thối đen thân trên cây hoa hồng

Điều tiếp theo có thể xảy ra là các bào tử nấm lông xám “len lỏi” xuống THÂN CÂY HOA HỒNG. Cành cây hồng có thể bị nhiễm nấm.

PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI ĐEN TRÊN THÂN CÂY HOA HỒNG

Trước mùa mưa hoặc vào những ngày khô ráo cần tiến hành làm vệ sinh các chậu hoa hồng, nhặt hết các lá vàng lá bệnh bên dưới gốc hoa hồng. (Vệ sinh vườn hồng thường xuyên trong mùa mưa)

+ Giảm độ ẩm xung quanh cây hoa hồng bằng cách cắt tỉa cành nhánh không cần thiết trên cây hoa hồng nhằm tạo độ thông thoáng, để không khí, gió có thể luồng qua mọi nơi trên cây hoa hồng

+ Thường xuyên quan sát các cây hoa hồng, nếu thấy các dấu hiệu tương tự bên trên (cho dù là cành nhánh hoa các cánh hoa hồng nhiễm bệnh) lập tức cắt bỏ các cành nhánh bị nhiễm bệnh và tiêu hủy xa nguồn nước tưới.

Sử dụng thuốc hóa học để điều trị bệnh thối thân trên cây hoa hồng

Bệnh bệnh thối đen trên cây hoa hồng có thể được kiểm soát phần nào bằng cách phun thuốc diệt nấm như chlorothalonil (Daconil), hoặc mancozeb hoặc Sumi-eight 20 ml/bình 10 lít. (hãy cẩn thận khi phun và làm theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm).

Bên cạnh các thuốc trên, tôi tìm thấy thuốc trừ nấm bệnh ALIETTE của Bayer cũng điều trị được bệnh Botrytis Blight. <= Tôi cũng hay sử dụng loại thuốc trừ bệnh này vào mùa mưa để phòng ngừa bệnh thối đen của cây hoa hồng.

 

 

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033

BỆNH THỐI NHŨN GÂY HẠI TRÊN CÂY HOA LAN PHI ĐIỆP

Bệnh lan phi điệp bị thối nhũn là bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại lớn nếu không phát hiện kịp thời. Thật may mắn, nếu có đủ kiến thức chăm sóc, phòng bệnh và cấp cứu đúng lúc thì chúng ta không cần phải e ngại căn bệnh này nữa. Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý bạn cách để xử lý lan phi điệp bị thối nhũn dưới đây:

Nấm Phytophthora và bệnh thối thân, thối gốc, thối mầm non trên cây Phi Điệp  - ngocdiemtet.com
Phong lan phi điệp (còn gọi là giả hạc)

1. Biểu hiện lan phi điệp bị thối nhũn.

Để có thể cấp cứu thành công, việc tiên quyết là bạn phải nhận biết được bệnh và kịp thời cứu chữa.

Mức nhẹ: Dễ nhận thấy cây sẽ bị héo lá, ủ rũ, lấ cây vàng, xuất hiện vệt lốm đốm, loang lổ sâu thâm dần và có biểu hiện thối.

Mức nặng: Cây héo, lá vàng, những vết loang nổ chuyển sang màu nâu đen, lấy tay chạm vào thì có nhớt, mùi thối khó chịu. Gốc cây và ngọn cây cũng chuyển từ xanh sang vàng, nâu, nặng hơn là thối. Tất nhiên, nếu bạn kiểm tra vườn lan thương xuyên, thì tình trạng này sẽ hiếm gặp bởi bạn nên xử lý khi cây bị bệnh ở mức nhẹ. Tỉ lệ thành công sẽ cao hơn. Nếu không cứu chữa kịp thời, cây bị nặng và chết.

Hướng dẫn 13+ cách phòng và trị Bệnh Thối Nhũn trên phong lan
Biểu hiện lan giả hạc bị thối nhũn

2. Cách xử lý khi phát hiện lan phi điệp bị thối nhũn.

Bệnh thối nhũn phát triển rất nhanh. Vì vậy, khi phát hiện bệnh cần xử lý ngay. Việc đầu tiên cần xem lại giá thể trồng lan. Nếu giá thể trồng không khô thoáng thì rất dễ gây úng nước và thối gốc.

Đối với bệnh nhẹ: Ngưng hẳn tưới nước, pha dụng dịch thối nhũn cho lan theo đúng liều lượng. Cách 2-3 ngày lại phun 1 lần với liều nhẹ là khỏi. Treo giò lan chỗ thoáng gió và tránh ánh năng. Khi cây đã cứng cáp trở lại thì tưới nước bình thường, mang ra giàn thích nghi dần với nắng.

Đối với bệnh thối nhũn nặng: Ngưng hẳn tưới nước. Cây có biểu hiện thối ngọn thì dùng dao tem cắt hết phần thối đi, dùng bông gòn tẩm thuốc Physan 20SL bôi vào vết cắt rồi để khô. Sau khi vết cắt đã khô bạn dùng keo liền sẹo bôi vào rồi để khô cho vết cắt tránh được nước hoàn toàn. Ngoài vết cắt, bất kì vết thương hở nào bạn cũng nên bôi thuốc và xử lý như vết cắt đó.

Cắt bỏ phần bị bệnh và xử lý bằng thuốc

Lưu ý khi sử dụng Physan 20SL chữa bệnh thối nhũn.

Khi vết cắt khô thì sử dụng thuốc đặc trị thối nhũn, pha đúng liều lượng hướng dẫn vào chậu, sau đó ngâm ngập cả giò lan vào, chừng khoảng 20-30 phút thì vớt cây ra, treo vào chỗ thoáng gió, tránh nắng mưa. Để nguyên 2 ngày không được tưới giò cho cây.

Với những đoạn không bị bệnh, có thể xử lý để ươm

Đến khi bạn thấy giá thể khô, bạn tiến hành phun lại thuốc trị thối nhũn cho phong lan với liều lượng nhẹ một lần nữa. Tiếp tục để cho thuốc khô, sau đó ta tiến hành phun sương giữ ẩm đều cho cây bằng thuốc kích rễ và canxi kết hợp nếu có để cây lan có thể ổn định. Khi thấy cây phát triển ổn định thì treo ra giàn cho ăn nắng dần dần.

Trường hợp cây bị thối gốc 1 phần ko thể chữa trị được thì nên cắt bỏ thân ra, dùng dao cắt các vết thối nhũn sau đó bôi keo liền sẹo. Ngâm cả phần gốc và ngọn đã cắt vào chậu thuốc pha sẵn. Phần gốc này treo cách ly, nếu có mắt ngủ có thể nảy kei. Thân đã cắt nên giữ lại để ươm kei. Nếu bệnh quá nặng gốc thối hết, bạn đã hết cơ hội cứu chữa và nên giữ lại phần kei để ươm mà thôi.

Người trồng lan chắc hẳn rất quen thuộc và không quên sắm cho mình một lọ vitamin B1 sẵn sàng trong tủ vật tư phân…

3. Cách phòng bệnh lan phi điệp bị thối nhũn.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo dó, bạn nên:

– Mùa nóng không nên tạo môi trường ẩm ướt quá, dễ sinh bệnh.

– Cây cần độ thoáng cao, bí gió cũng là một trong các nguyên nhân sinh ra bệnh.

– Phun thuốc phòng chống bệnh định kì cho cây, tháng 2 lần.

Ngoài ra thì bạn cũng nên sử dụng các loại thuốc, phân bón dưỡng cây để cây khỏe mạnh, sẽ chống chịu những loại bệnh trong đó có cả thối nhũn. Một lưu ý nữa là bạn không nên lam dụng thuốc kích thích tăng trưởng. Bởi sự phát triển quá nhanh cũng khiến cây lan phi điệp yếu và dễ mắc bệnh.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về bệnh thối nhũn ở cây phong lan Phi điệp. Hy vọng rằng, với bài viết này, người trông lan sẽ có thêm kinh nghiệm chăm sóc lan và hạn chế được thiệt hại kinh tế do thối nhũn gây ra. Nếu thấy bài viết có ích, hãy chia sẻ.

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033

BỆNH THỐI THÂN XÌ MỦ GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Sầu riêng là một trong những cây ăn quả cho lợi ích kinh tế cao. Nguồn lợi mà cây sầu riêng đem lại cho các nhà vườn là rất lớn. Tuy nhiên, ở bất cứ đâu, hễ có cây sầu riêng thì bệnh thối thân xì mủ đều xuất hiện và gây hại.

Những nhà vườn chưa biết hoặc chưa quan tâm đến loại bệnh hại này thì vườn thường bị thiệt hại nặng nề.  

Triệu chứng bệnh

Khi bị bệnh, phần vỏ cây tại các vết bệnh bị biến màu. Trên trái, bệnh làm vỏ quả thối nâu. Trong điều kiện vườn rậm rạp và ẩm thấp thì có thể thấy vết bệnh được phủ phớt qua một lớp nấm trắng. Vết bệnh có thể ở trên thân chính, cành hoặc trái. Khi bệnh nặng thì thấy vỏ cây bị thâm và khô đi, vỏ cây cũng có thể bị nứt và xì mủ.

Cây sầu riêng bị bệnh

Vết bệnh lan rộng dần theo chiều ngang và dọc, cây sinh trưởng và phát triển kém dần. Nếu vết bệnh phát triển rộng, ôm hết chu vi phần vỏ cây ở gốc hoặc ở cành thì cả cây hoặc cành đó sẽ bị chết. Trên trái, bệnh làm trái bị hư thối.  

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh thối vỏ xì mủ trên cây sầu riêng nguyên nhân chính là do nấm Phytophthora sp. gây ra.

Trong điều kiện trồng mật độ cao, đào hố trồng thấp nên gốc luôn bị ẩm, bón phân thừa đạm, cây quá xanh tốt, xum xuê, cành thấp chạm đất, kết hợp vườn bị rợp bóng, hệ thống thoát nước kém… thì chắc chắn tỷ lệ bị bệnh của vườn sẽ cao và nặng.  

Những biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao

Nguyên tắc là áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp có thể áp dụng được.
– Trồng cây với mật độ thích hợp tùy giống.
– Làm luống theo hướng Đông Tây để mỗi cây có thể nhận được ánh nắng suốt ngày.
– Không đào hố để trồng, mà nên trồng trên luống, đắp cao gốc để đảm bảo gốc rễ được khô ráo sau mưa hay tưới. Nên quét vôi phần thân sát đất.
– Không tủ kín gốc trong mùa mưa và cần có hệ thống thoát nước thật tốt.
– Không tưới nước trực tiếp vào thân cây bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, chỉ tưới nước vùng đất quanh tán cây để giữ cho gốc cây luôn được khô ráo.
– Cắt những cành quét đất (sẽ bị xây xát khi có gió và dễ bị nhiễm bệnh), tỉa những cành sâu bệnh trong mùa mưa để vườn được thông thoáng.
– Bón phân hữu cơ hoai mục và được ủ với nấm đối kháng Trichoderma sp. càng tốt.
– Bón phân cân đối và đầy đủ, không được dư đạm.
– Bón vôi hoặc CALCIUM NITRATE để đảm bảo cung cấp đầy đủ Canxi cho cây. Sử dụng phân POLY FEED để cung cấp các vi lượng cần thiết giúp tăng sức chống chịu và chống sượng trái.

– Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện cây bị bệnh nhằm cứu chữa kịp thời.

Khi phát hiện cây bị bệnh, dùng dao cắt gọt hết phần vỏ và gỗ bị nhiễm bệnh (phần biến màu), rồi dùng TREPPACH BUL 607SL quét lên chỗ vừa gọt, nên kết hợp phun toàn cây và gốc bằng TREPPACH BUL 607SL để phòng ngừa. Đồng thời, cần phun phòng cho các cây lân cận gần cây bệnh để tránh bị lây lan. Trong mùa mưa, nên chủ động phun phòng bệnh sẽ giúp làm giảm chi phí phòng trừ.

TS NGUYỄN MINH TUYÊN

 

 

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033

BỆNH THỐI THÂN DO VI KHUẨN GÂY RA TRÊN CÂY LÚA

Bệnh thối thân lúa do vi khuẩn Erwinia sp gây ra và biện pháp phòng trừ 

Bệnh thối thân lúa do vi khuẩn Erwinia sp gây ra, bệnh gây hại trên lúa vụ hè thu nhiều hơn vụ đông xuân do thời tiết ẩm ướt, nhiều sương mù, độ ẩm không khí cao. Mặc dù đây là bệnh ít gặp trên lúa, nhưng vụ hè thu 2012, bệnh đã xuất hiện khá phổ biến trên các ruộng lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trên ruộng sản xuất các giống lúa OM4218, OM5472, … Bệnh xuất hiện vào khoảng 15 ngày sau khi sạ và gây hại chủ yếu ở giai đoạn lúa đẻ nhánh.

Sự xâm nhập và lan truyền bệnh: Vi khuẩn lưu tồn sẵn trong đất, nước, xâm nhập qua vết thương, làm nghẽn mạch, gây héo. Bệnh lan truyền rất nhanh, trường hợp thiệt hại nhẹ thì lúa chết từng chòm, trường hợp nặng có thể cả ruộng lúa chết rụi.

Triệu chứng: đầu tiên lúa bị héo, màu lá vẫn còn xanh, bẹ mọng nước trước tiên sau đó là chết vàng từng chồi lúa, nặng hơn rụi lá từng chòm. Nhổ lên thì chồi bị đứt ngay gốc và ngửi thấy có mùi thối. Thời điểm gây chết rụi thường vào giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa.
Bệnh thối thân có thể bộc phát thành dịch và gây hại nghiêm trọng nếu ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, bị phèn, mặn, nhiễm rầy nâu hoặc nhiễm bệnh đạo ôn. Để phòng trừ bệnh thối thân do vi khuẩn gây ra thì bà con nông dân có thể áp dụng các biện pháp như sau:

+ Bón phân cân đối không bón dư thừa phân đạm
+ Khi thấy có vài cây mới bị bệnh (cây héo, lá còn xanh, nhổ lên thì đứt gốc và có mùi thối) phải tháo nước trong ruộng ra càng sớm càng tốt sau đó rải vôi bột (20-25kg vôi/1.000 m2). Trường hợp ruộng lúa bị bệnh thối thân nặng thì bà con có thể kết hợp phun vôi và rải vôi, cách thực hiện như sau:
Phun vôi: pha 1,5 kg vôi/ bình 16 lít vào nước để lắng trong sau đó lấy nước trong phun trên lá. Sử dụng loại vôi nung (CaO), phun nước vào để vôi rã ra thành dạng bột sau đó cho nước vào ngâm. Chú ý: Khi pha vôi phải để lắng, lấy nước vôi trong, nếu lấy luôn cặn trắng để phun thì cặn bám trên lá làm trắng lá lúa ngăn cản sự quang hợp của cây.
Rải vôi: Sử dụng vôi bột (CaCo3 ), liều lượng 20-25kg rải cho 1.000 m2, để dễ thực hiện bà con có thể phun nước vừa đủ để vôi hút ẩm hoặc trộn vôi bột với trấu ướt, mụn xơ dừa trước khi rải.
+ Sau khi xử lý khoảng 3 ngày, kiểm tra nếu thấy rễ lúa ra trắng và lúa phát triển trở lại thì bắt đầu bón phân và chăm sóc lúa bình thường.
+ Ngoài ra bà con cũng có thể sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ vi khuẩn như: Anti-Xo 200WP + Kasumin 2L, Xantocin 40WP, trường hợp trên ruộng xuất hiện đồng thời bệnh đạo ôn và bệnh thối thân do vi khuẩn thì có thể sử dụng cặp thuốc Roksai Super 525 SE + Physan 20L để phòng trừ bệnh đạo ôn và bệnh thối thân do vi khuẩn.
Lưu ý: Khi lúa bị bệnh phải ngưng ngay việc bón phân đạm, tuyệt đối không kết hợp phun phân bón lá khi phun thuốc trừ bệnh. Chỉ bón phân sau khi đã xử lý tốt bệnh, quan sát thấy vết bệnh đã khô hoàn toàn và lúa ra rễ trắng.

Không có mô tả ảnh.

 

 

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY BẮP BỊ THỐI THÂN DO NẤM GÂY RA

Triệu chứng:

Bệnh xuất hiện và gây tác hại ở hầu hết các vùng trồng ngô, thường thể hiện rõ vào giai đoạn cây ngô tung phấn, trỗ cờ. Lá ngô bị bệnh chuyển màu vàng khô và chết. Thân cây bổ đôi quan sát thấy ruột có màu phớt hồng hay tím hồng. Lóng cây xốp, dễ bị đổ gẫy, hạt thường bị chín ép. Trên bộ phận bị bệnh có phủ một lớp nấm màu hồng.

Nguyên nhân bệnh:

Bệnh do nấm Fusarium moniliforme gây ra. Nấm xâm nhập vào câyqua lỗ hở các tế bào, qua các vết thương cơ giới do xây xát … Nấm gây bệnh truyền lan từ cây này sang cây khác hoặc vùng này qua vùng khác nhờ gió, nước, động vật hoặc côn trùng. Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện ấm và ẩm. Ruộng ngô trồng dày, không được chăm sóc bóc tỉa, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Các giống ngô lai LVN10, 919, ngô Mỹ, DK888 bị nhiễm bệnh nặng hơn các giống ngô địa phương. Bệnh gây hại nặng trên các vụ ngô thu đông và xuân hè, nhưng hại nặng hơn ở vụ thu đông. Nấm bệnh tồn tại trong đất,  tàn dư cây bệnh và hạt giống là nguồn lan truyền bệnh trên đồng.

Cách khắc phục:

– Thu gom các bộ phận bị bệnh đi tiêu hủy

– Sau đó phun thuốc có hoạt chất: ABENIX hoặc SCORE hoặc CARBENDAZIM  hoặc CHEVIN hoặc thuốc GỐC ĐỒNG, phun 2 lần, cách 7-10 ngày/lần. luân phiên thuốc phun một trong các loại thuốc trên.

– Bón phân chuồng hoai mục + chế phẩm TRICHODERMA cũng hạn hế bệnh này.

Theo nuoitrong123.com

 

 

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033