Chat hỗ trợ
Chat ngay

THUỐC TRỊ TUYẾN TRÙNG BƯỚU RỄ HIỆU QUẢ NHẤT 2024

Tuyến trùng là một bệnh hết sức nguy hại, chúng tấn công gây hại trực tiếp vào rễ gây thối rễ, ký sinh trong tế bào rễ (làm tổ trong rễ) làm rễ nổi u sần sùi, rễ tơ không phát triển được. Từ đó cây không hút được đủ nước và dinh dưỡng, lâu ngày cây sẽ chết.

Tuyến trùng trên rễ ổi cũng giống như trên cây trồng khác. Mà hiện nay rất nhiều nông dân còn bỡ ngỡ và lúng túng với việc phòng trừ loài dịch hại này, bởi trước đây họ chưa hề để ý đến vì chúng không mấy khi gây hại cây trồng. Xin cung cấp một số thông tin tìm hiểu về tuyến trùng hại cây và cách phòng trừ hiệu quả.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TUYẾN TRÙNG

– Bệnh do tuyến trùng Meloidogyne incognita gây ra. Chúng phát triển và gây hại chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Do đó, trong điều kiện khí hậu ở ĐBSCL, loài tuyến trùng này đang ngày càng trở nên phổ biến và gây hại trầm trọng trên các vườn ổi xen canh hoặc chuyên canh.

– Tuyến trùng là một tác nhân mở đường cho sự xâm nhập của nấm gây hại gây ra nguyên nhân thối rễ do nấm.

TRIỆU CHỨNG CÂY BỊ TUYẾN TRÙNG

– Cây ổi bị nhiễm tuyến trùng bướu rễ sinh trưởng kém, lá nhỏ, bị nâu tím ở hai bên rìa lá.

– Quan sát bộ rễ sẽ dễ dàng thấy trên hệ thống rễ xuất hiện những nốt u bướu, lâu ngày những khối u bướu sẽ bắt đầu thối rữa. Bệnh nặng các rễ bị bướu bị thối gần hết nên có thể nắm và nhổ cây lên dễ dàng.

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH KHI CÂY BỊ TUYẾN TRÙNG

Khi thấy các triệu chứng trên cây ổi, bà con phun PAVER để trị tuyến trùng hại rễ trên cây ổi

PAVER ATT – TOP 1 CHUYÊN TIÊU DIỆT TUYẾN TRÙNG

THÀNH PHẦN PAVER 

  • Paecilomyces spp, 
  • Verticilluim spp, 
  • Trichoderma spp, 
  • Saccharomyces spp ……. 1×108CFU/G

NGUYÊN LÝ PAVER

  • Paver là sản phẩm chứa tổ hợp vi sinh. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học khi phát triển ở môi trừng tự nhiên chúng sẽ vây chiếm và tìm bám vào đầu rễ cây tiết dịch ức chế và tiêu diệt tuyến trùng từ trứng, ấu trùng và con trưởng thành (tuyến trùng nốt sưng và u nang)

PAVER ATT - hoinongdan.vn PAVER ATT – hoinongdan.vn

CÔNG DỤNG PAVER

  • Paver Phục hồi bộ rễ bị sưng, sần, u bướu do tuyến trùng gây nên, dẫn đến cây bị vàng lá còi cọc và chết dần.
  • Tăng độ pH trong đất hạn chế sinh sản của tuyến trùng
  • Bảo vệ bộ rễ, ra rễ mạnh, khoẻ cây giúp hạn chế các bệnh ở rễ cây

KIẾN THỨC NHÀ NÔNG CẦN BIẾT

⇒ SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ THAM KHẢO THÊM

Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7

Hotline: 0898.038.348

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————-

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Chuyên Thuốc bvtv _ phân bón _ hạt giống _ dụng cụ nông nghiệp

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Hotline: 0919.817.033 – 0898.038.348

✅Link web: https://hoinongdan.vn/ 

✅Link youtube 1: THUỐC BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG

Link youtube 2: KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

✅Link Zalo: https://zalo.me/0919.817.033

✅Link Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phanbonvietnam

BỆNH VÀNG LÁ, THỐI RỄ, THỐI THÂN GỐC TRÊN CÂY NGHỆ

Vào mùa mưa cây nghệ thường bị bệnh thối thân gốc, thối rễ do nấm. Hiện tượng thối rễ do nấm và nghẹt rễ do mưa ẩm kéo dài gây nên tình trạng vàng lá và chết rạp cây.

Nguyên nhân gây bệnh thối thân gốc, thối rễ trên cây nghệ: Bệnh thối thân, thối rễ do 2 chủng nấm gây ra: nấm Fusarium sp. và nấm Pythium graminicolum.

Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh thối rễ trên cây nghệ: Nấm tồn tại trong đất qua nhiều vụ, qua tàn dư cây bệnh cùng ký chủ. Gặp điều kiện thuận lợi như mưa ẩm kéo dài nấm bệnh phát triển mạnh và xâm nhiễm qua rễ (thông qua vết thương hở ở cổ rễ hoặc đầu rễ gần phần lông hút). Lúc đầu khi nấm mới xâm nhiễm vào rễ tại đây chúng phát triển mạnh và lan lên phía trên thân gây ra hiện tượng thối thân (thối nhũn nếu gặp mưa), một thời gian sau thân lá vàng úa và cây chết lụi dần. Đa số các trường hợp cây nghệ bị chết và không thể phục hồi do sự kết hợp của 2 nhóm bệnh thối thân – rễ và thối củ (đều do nấm gây ra). Hầu hết nấm gây bệnh thối rễ và thối củ trên cây nghệ (cả cây gừng) đều là nấm hoại sinh, tức là sau khi cây bị nhiễm bệnh chúng phân hủy – hoại sinh tế bào làm củ khô nhẹ (thối khô củ nghệ do nấm), làm cho thân cây bị phân hủy nhanh và thối nhũn.

          

Triệu chứng bệnh thối rễ, thối thân, vàng lá trên cây nghệ

Các biện pháp phòng bệnh chủ động ngay từ đầu (mục đích là hạn chế nấm bệnh phát triển mạnh):

+ Chọn nguồn giống sạch bệnh và kháng bệnh tốt. Ngoài ra trước khi trồng hoặc ươm giống bà con nên xử lý hom giống, củ giống bằng chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua. Tác dụng cơ bản của việc làm này là tiêu diệt nấm khuẩn tồn lưu ở dạng tiềm sinh trên hom củ.

+ Chọn đất cao, dễ tưới tiêu nước, thoát nước nhanh sau mưa, không để ứ đọng nước sau mưa trong thời gian quá dài (gây nghẹt rễ, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm).

+ Nếu đất chua cần bón vôi nâng cao độ pH, sử dụng phân hữu cơ hoai mục có ủ với nấm đối kháng, định lượng bón 500-1000kg phân hữu cơ hoai mục/sào bắc bộ (tùy chân đất), không nên lạm dụng bón quá nhiều phân hữu cơ.

Sử dụng chế phẩm nano bạc đồng plus, nano bạc đồng super, nano đồng oxyclorua trong quá trình chăm sóc cây nghệ. Quy trình sử dụng như sau:

+ Xử lý hom giống, củ giống: Dùng 200ml nano bạc đồng plus kết hợp 300ml nano đồng oxyclorua pha với 50-80 lít nước phun đều lên hom giống, củ giống hoặc ngâm nhanh hom giống, ủ giống trong thời gian 1-1,5 phút.

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033

 

BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ GÂY HẠI TRÊN NHÓM CÂY CÓ MÚI

Bệnh vàng lá thối rễ là một trong những loại bệnh gây hại nghiêm trọng nhất trên cây có múi. Bệnh có khả năng lây lan rộng và gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Vì vậy bà con cần phải hiểu rõ về bệnh vàng lá thối rễ để có giải pháp khắc phục và phòng trị kịp thời trên cây có múi.

Bệnh vàng lá thối rễ là gì ?

Là bệnh này do nhiều tác nhân gồm Fusarium, Pythium, Phytophthora và tuyến trùng gây ra, trong đó sự tương tác giữa nấm Fusarium và tuyến trùng là quan trọng nhất. Bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng.

 

Dấu hiệu nhận biết khi cây trồng bị bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

Nhận biết trên lá, trái: Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi có gió lá già phía dưới bị rụng trước sau đó đến lá trên; Chất lượng trái kém và bị rụng sớm; Bệnh nặng có thể làm chết cả cây, nếu không chữa trị kịp thời.

Vàng lá trên cây có múi

Thối rễ trên cây có múi

Nhận biết trên rễ: Nhánh cây bị bệnh hướng nào thì rễ cũng thường bị hư thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.

Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

Đất trồng canh tác lâu năm, đất có thành phần sét, đất bị chua (pH thấp từ 3,9-4,5), đất không bón vôi, đất sử dụng nhiều phân hóa học, đất ít sử dụng phân hữu cơ là những môi trường dễ phát triển bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi.

Nấm Fusarium solani cần có điều kiện thích hợp để phát triển và gây hại, đất bị oi nước lâu dài thì bệnh mới phát triển mạnh. Vì khi chủng nấm Fusarium solani vào cây trong điều kiện ráo nước (thoáng khí) thì sau 3 tháng cây vẫn không thể hiện triệu chứng của bệnh, nhưng nếu tạo điều kiện oi nước thì sau một tháng thì bệnh đã xuất hiện và gây triệu chứng vàng lá, rụng lá và thối rễ trên cây có múi.

Sau các đợt mưa dài ngày, đất khó thoát nước và bị nước chiếm các tế khổng lâu dài nên rơi vào tình trạng yếm khí do oi nước. Tình trạng này kéo dài làm cho rễ cây trồng cạn phải hô hấp yếm khí lâu dài, các chất độc do các tiến trình sinh hóa trong tế bào rễ sinh ra, không được oxít hoá để giải độc, tích luỹ trong tế bào và gây ngộ độc cho tế bào.

⇒ Từ đó các tế bào ở phần rễ non, nơi các tiến trình sinh hóa xảy ra mạnh nhất, sẽ bị chết dần từng tế bào và tạo ra các mảng thối của rễ non. Nấm Fusarium solani có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối này và bắt đầu tấn công dần phần rễ này. Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng, do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng .

Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

– Chọn cây giống sạch bệnh. Vườn trồng phải có hệ thống, rãnh thoát nước tốt
– Tỉa cành, tạo hình cho cây ngay khi cây còn nhỏ, thừng xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh. Khi cây chớm bệnh cắt bỏ rễ bị bệnh (bôi thuốc vào vết cắt để hạn chế bệnh lây lan) giúp cây phục hồi trở lại.
– Sớm loại bỏ những cây bệnh nặng, không có khả năng phục hồi, tiến hành xử lý đất trước khi trồng cây mới.
– Nên rải vôi trước khi trồng, tưới thuốc gốc đồng để loại trừ mầm bệnh có trong đất. Hàng năm nên cung cấp thêm vôi xung quanh gốc, quét vôi vào gốc cây trên 50cm vào cuối mùa nắng.
– Kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm nhất bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi (bưởi, cam, chanh, quýt.. ) nhằm có biện pháp quản lý kịp thời.
– Nên bón kết hợp nhiều phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng hoai mục (20-40kg/gốc) với Nấm đối kháng Trichoderma NANO nhằm tiêu diệt mầm bệnh gây hại có trong đất.
–  Xới nhẹ xung quanh gốc và tưới thuốc trừ bệnh khi cây chớm bệnh kết hợp với thuốc trừ tuyến trùng. 
– Cây mới chớm bệnh tưới phun thuốc có hoạt chất Thiram, Benomyl, hoặc Mancozeb + Metalaxyl, hoặc Cholorothalonil, hoặc Propineb. Hoặc thay thế thuốc có hoạt chất Carbendazim hay Triazole, các thuốc có Đồng. Lưu ý, chỉ sử dụng nấm đối kháng Trichoderma sau khi xử lý thuốc 15-20 ngày.

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033

BỆNH THỐI RỄ GÂY HẠI TRÊN CÂY NHÃN

Khắc phục cây nhãn bị vàng lá thối rễ do nấm gây hại - Niên Giám Nông Nghiệp

Triệu chứng
Bệnh gây hại ở rễ và cổ rễ giáp mặt đất. Trên cổ rễ lúc đầu nhỏ màu nâu sau chuyển nâu đen và lan rộng bao quanh phân vỏ cổ rễ, vỏ bị thối khô, nứt và bong tróc ra để trơ phần gỗ phía trong. Nấm có thể ăn sâu vào thân làm thân bị khô đen, các rễ phía dưới cũng bị thối đen. Cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng và rụng dần dần, cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn toàn. Cây bệnh dễ bị đỗ ngã do bộ rễ đã bị hại.

Tác nhân
Bên cạnh nấm Fusarium, những nấm đất khác như Rhizoctonia, Sclerotium cũng có thể gây hại cho cây.

Điều kiện phát sinh phát triển
Nấm sản sinh ra hai loại bào tử là đại bào tử và tiểu bào tử. Đại bào tử có dạng dài, hai đầu nhọn, có dạng cong như lưỡi liềm, không màu, có 3-4 vách ngăn. Tiểu bào tử có hình trứng, không có hoặc có vách ngăn, không màu, nấm phát triển thích hợp ở điều kiện nhiệt độ là 30oC.
Bào tử tồn tại rất lâu trong đất, xâm nhập vào rễ cây hoặc cổ rễ qua các vết xây xát do bị gió lay hoặc côn trùng trong đất cắn phá, điều kiện đất cát dễ bị thiệt hại hơn so với điều kiện đất thịt.

Biện pháp phòng trừ
– Thường xuyên kiểm tra vườn, phát hiện những cây sinh trưởng kém, kiểm tra cổ rễ, nếu có vết bệnh dùng thuốc gốc Metalaxyl hay Ridomyl Gold để tưới vào gốc, vun mô cao, thoát nước tốt, bón vôi vào cuối mùa nắng.
– Cây bị bệnh cần đào bỏ hết gốc, rải vôi sát trùng.
– Sử dụng phân hữu cơ và bón nấm Trichoderma.

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033

BỆNH THỐI CỔ RỄ GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ

Bệnh thối rễ trên cây cà phê là căn bệnh hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của cây trồng.

Bệnh thối rễ tơ trên cây cà phê (Pratylenchus coffea và nấm Fusarium spp.,  Rhizoctonia spp)

Nguyên nhân phát sinh bệnh thối rễ cây cà phê này là do nấm Fusarium spp gây nên, chúng có khả năng lây lan nhanh và mạnh trên diện rộng làm cả vườn cà phê bị ảnh hưởng.
Để phòng tránh bệnh thối cổ rễ phát triển và lây lan khắp nơi trên vườn cà phê, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về triệu chứng biểu hiện của bệnh cũng như những biện pháp phòng trừ nhé. Tham khảo thêm bài viết về cách phòng trừ bệnh lở cổ rễ cây cà phê.

1. Điều kiện phát sinh bệnh

Bệnh xuất hiện trên cây cà phê vào giai đoạn 1 – 2 năm tuổi, thường xuất hiện vào mùa mưa lúc này độ ẩm của đất cao, nấm phát triển và lây lan rất nhanh.
Nấm tồn tại trong đất và khi có điều kiện thuận lợi như rễ bị những vết thương do làm cỏ hay xới đất, vét bồn thì chúng xâm nhập vào.

2. Triệu chứng gây hại

Biểu hiệu đầu tiên của bệnh là cây cà phê bị long gốc sau đó sinh trưởng chậm lại, phần cổ rễ bị thối đen đi và teo nhỏ lại hơn so với phần thân.
Phần gỗ bên trên bị khô, khi gỗ chuyển sang màu thâm đen thì lá cũng có dấu hiệu vàng héo rụng đi.
Bệnh ở những giai đoạn đầu rất khó phát hiện và biện pháp phòng trừ kịp thời cho nên giai đoạn chăm sóc cần chú ý đến những kỹ thuật canh tác đúng cách.

 

3. Biện pháp phòng trừ bệnh thối cổ rễ cho cây cà phê

– Chọn đất trồng có tầng canh tác dày, có khả năng thoát nước tốt và mạch nước ngầm sâu để trồng cà phê.
– Nên chọn những cây con có đủ tiêu chuẩn xuất vườn, cây không có bệnh và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
– Nên trồng cây chắn gió tạm thời cho vườn cà phê vào giai đoạn 1 – 3 năm tuổi cứ tầm 2 – 3 hàng cà phê nên trồng một hàng cây chắn gió. Nên kết hợp những trụ cây chắn gió này thành trụ tiêu để năng cao hiệu quả kinh tế hơn cho bà con trong cùng một diện tích đất canh tác.
– Không tạo những vết thương lên phần gốc cà phê khi làm cỏ hay đánh chồi để nấm không thể lây lan khắp nơi.
– Những cây bị bệnh cần loại bỏ ra khỏi vườn cây tiêu hủy sạch sẽ rồi sử lý hố bằng vôi mỗi hố 1kg để trừ nấm bệnh tận gốc. Phơi hố 15 ngày sau mới được trồng lại.
– Trường hợp cây bị bệnh nhưng ở cấp độ nhẹ tưới 2 lít dung dịch Viben C 50 BTN (0.5%), Bendazol 50WP (0,5%) 2- 3 lần mỗi lần cách nhau 2 tuần
Thối cổ rễ trên cây cà phê là bệnh gây hại nguy hiểm cho cây cà phê giai đoạn 1 – 3 năm tuổi.
Bệnh có khả năng điều trị nếu được phát hiện kịp thời nên quá trình trồng bà con hãy chú ý đến những biểu hiện của cây, nếu có xuất hiện nấm bệnh thì phun thuốc phòng trừ ngay lập tức.

 

 CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033

BỆNH THỐI RỄ (CHẾT NHANH) GÂY HẠI TRÊN CÂY HỒ TIÊU – AGRI THIÊN THUẬN – hoinongdanvietnam.com

1. Triệu chứng, nguyên nhân và phát tán bệnh

a. Triệu chứng:

Triệu chứng là cây tiêu đang tươi tốt thì đột ngột bị héo rũ, khô đen rất nhanh, hoặc xuất hiện một ít lá bị vàng úa, thân thối đen ,sau đó các lá tiếp tục bị vàng hoặc thâm đen lây lan dần lên trên, cây tiêu héo rũ rất nhanh, sau đó các đốt thân cũng biến màu thâm đen và rụng.

Bệnh có thể xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, hoa, trái cho đến cổ rễ và rễ. Nhưng nguy hiểm nhất và cho cây tiêu bị chết hàng loạt là khi tấn công vào thân ngầm và cổ rễ. Bệnh xâm nhiễm vào cây tiêu bắt đầu ở vùng cổ rễ hoặc thân ngầm, sau đó phần hư thối này lan dần lên trên và cây tiêu biểu hiện các triệu chứng héo rũ, mạch dẫn và khớp lóng tiêu thâm đen. Bênh tiến triển rất nhanh từ khi phát hiện thấy lá tiêu hơi rũ xuống cho đến khi lá rụng ào ạt có khi chỉ 2-7 ngày và đến khi tiêu chết hoàn toàn có thể trong vòng 1-2 tuần. 

Cây bị bệnh chết nhanh lá vẫn còn xanh nhưng gốc đã thối đen

Cây bị bệnh lá, chuổi và đốt bị rụng

Khi cây có bị biểu hiện chết rũ đột ngột thì trước đó hai tháng cây đã bị nhiểm bệnh bệnh chết nhanh nhưng vẫn xanh tốt là do vẫn còn hệ thống rễ bám có khả năng hút nước trong mùa mưa. Khi cây mất nước mới xảy ra hiện tượng bị héo rũ. Do đó, chúng ta thấy hiện tượng bệnh chết nhanh thường xuất hiện nhiều nhất vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô.

b. Nguyên nhân gây bệnh:

Nguyên nhân trực tiếp: Do nấm Phytophthora spp.. gây ra.

Nguyên nhân dán tiếp:  Do rệp sáp, tuyến trùng tấn công vào bộ rễ cây tiêu trong thời gian dài, làm bộ rễ bị tổn thương và khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thấp, ẩm độ cao) cho nấm xâm nhập qua vết thương.

c. Phát tán bệnh:

Cây bị bệnh có thể lây lan từ cây này qua cây khác  bằng nhiều nguyên nhân khác nhau.Có thể lây lan qua nguồn nước hoặc các tác nhân cơ học như sự dịch chuyển của động vật lây lan qua di chuyển của con người và các vật dụng làm vườn….

 Đặc biệt cây lây lan ngầm qua sự tiếp giáp của hai lớp rễ giữa cây bị bệnh và cây không bị bệnh, mặt khác khi cây trưởng thành thường bộ rễ ăn rất xa, có thể rễ của cây bị bệnh lại nằm ngay trong gốc của cây khác và ngược lại, chúng ta thường biết khi cây bị chết nhanh thì toàn bộ bộ rễ của cây đều bị thối nhũn, nguyên nhân gây bệnh cũng từ đây

2. Bện pháp phòng trừ bệnh 

a. Phòng bệnh

Khi chưa xuất hiện bệnh đây là biện pháp ít tốn kém nhất. Do đó, bà con cần chủ động trong việc phòng bệnh và sau đây là một số biện pháp canh tác giúp phòng bệnh hiệu quả cho vườn tiêu:

– Đào rãnh sâu 3-4 hàng tiêu một rãnh tạo hệ thống thoát nước riêng biệt trong vườn tiêu chồng hiện tượng chảy tràn trong vườn, tránh để nước đọng trong nhiều ngày khi mưa nhiều. 

–  Không xới đất hay làm cỏ khi trời mưa tránh làm đứt rễ cây và nấm bệnh xâm nhập. 

– Tăng cường sử dụng phân vi sinh hữu cơ, phân chuồng đã hoại mục đã ử với nấm Trichoderma và tăng cường sữ dụng vôi để nâng độ pH đất tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển. 

– Thường xuyên sữ dụng chế Trichomix ĐT, Tricho NeMa ĐT để phòng bệnh mỗi năm 3-4 lần.

– Chủ động sử dụng chế phẩm sinh học Chitosan Super để phòng tuyến trùng gây hại bộ rễ tạo điều kiện cho nấm xâm nhập.  

Bệnh chết nhanh gây thiệt hại lớn đến vườn tiêu và thường phát triển vào mùa mưa. Vì vậy bà con nông dân cần thăm vườn thường xuyên, chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ nêu trên để phòng chống dịch bệnh và khắc phục vườn tiêu bị nhiễm bệnh./.

b. Trị bệnh

Khi vườn cây bị nhiễm bệnh việc xử lý bằng hóa chất là ưu tiên hàng đầu. Lúc này sử dụng các biện pháp sinh học thì sẽ không còn hiệu quả.

Ta chỉ có thể phòng ngừa sự lây lan một cách tối đa và trị cho những cây chớm bị nhiễm bệnh (chưa bị hu hại ở phần cổ rễ và thân ngầm). Để ngăn chặn ổ bệnh, khống chế dịch bệnh lây lan qua những cây khác việc đào rãnh khoanh vùng như trên là công việc cấp thiết, mặt khác các cây đã bị chết là ổ bệnh nên chúng ta cũng phải dùng thuốc để tiêu diệt và có hướng xử lý trồng mới.

Khi phát hiện có khoảng 5% cây có biểu hiện bệnh trên lá thì phải dùng thuốc Ridomax 720WP hoặc Rubbercare 720WP xịt lên lá kết hợp đổ gốc bằng thuốc Vaba supper + (có thể pha thêm Rubbercare 720WP hoặc Siêu sạch bệnh (Binyvil 70WP) hoặc Kafom). 

Cần xử lý lặp lại 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày. Sau đó tăng cương sử dụng các chế phẩm sinh học như Chitosansuper, Trichomix ĐT hay Tricho NeMa nhằm tái tạo hệ vi sinh vật đối kháng trong đất và duy trì sự ổn định cho vườn.

BÀ CON NÔNG DÂN KẾT HỢP SỬ DỤNG THÊM THUỐC CHUYÊN ĐẶC TRỊ DIỆT CÔN TRÙNG ATT 

CHẾ PHẨM SINH HỌC DIỆT CÔN TRÙNG ATT – MÁT BÔNG KHÔNG LO ẢNH HƯỞNG TỚI TRÁI  CHAI 200ML Giá 220k – AGRI THIÊN THUẬN hoinongdanvietnam.com

LAZADA – PHÂN BÓN VIỆT NAM

Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7

Hotline: 0933067033

Hotline: 0943025292

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

——————————————————————————

CÔNG TY TNHH VTNN VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Địa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Khu Dân Cư 4, Khu Phố Hiệp Tâm 2, Thị Trấn Định Quán, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Chuyên Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp, phân bón
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline: 0919.817.033

Hotline kỹ sư tư vấn trực tiếp: 0933067033

Link web: https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp

FANPAGE: KỸ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI
Zalo và hotline đặt hàng: 0933067033

https://kienthucnongnghiepvietnam.blogspot.com

BỆNH THỐI GỐC RỄ GÂY HẠI TRÊN CÂY BƠ

Bơ là loại trái cây có thành phần dinh dưỡng có giá trị cao, rất có lợi cho sức khỏe con người, bởi vậy đã được nhiều người ưa chuộng.

Trồng bơ cũng đã đem lại những nguồn thu nhập lớn cho nông dân, cũng như đã góp phần làm phong phú thêm cho thương hiệu trái cây nhiệt đới của Việt Nam. Chính vì vậy, những năm gần đây, cây bơ đã được trồng với diện tích khá lớn tại các tỉnh Tây Nguyên.

Tuy nhiên, do đầu tư thâm canh cây bơ một cách tự phát, trên diện tích lớn, đã phát sinh nhiều loại dịch hại. Một trong những loại dịch hại nguy hiểm nhất đã làm chết cây hàng loạt, gây khó khăn cho sản xuất và làm tăng chi phí cho nhà nông, đó là bệnh thối gốc rễ cây bơ.

* Triệu chứng bệnh:

Khi bị bệnh, triệu chứng thường thấy nhất là cây suy nhược, lá cây bị vàng và rụng, đôi khi thấy chảy nhựa (xì mủ) ở thân chính vị trí sát gốc. Nếu đào xung quanh vùng gốc rễ, ta sẽ thấy các rễ bị thối. Khi bệnh nặng sẽ thấy phần gốc rễ chính bị thối đen và ướt. Vết bệnh sẽ lan rộng theo chiều ngang và dọc. Khi vết bệnh phát triển, ôm hết chu vi vỏ cây ở gốc hoặc ở các rễ chính thì cây sẽ rụng lá đồng loạt và bị chết.

* Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:

Bệnh thối gốc rễ cây bơ do nấm Phytophthora sp. gây ra.

Trong điều kiện trồng mật độ cao, đào hố sâu làm bồn, trồng thấp nên nước đọng ở gốc, bón phân thừa đạm, cây quá xanh tốt, xum xuê, cành thấp chạm đất, vườn bị rợp bóng cây khác, tủ kín gốc trong mùa mưa, hệ thống tiêu nước kém… thì chắc chắn bệnh sẽ rất nặng.

* Những biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao:

Nguyên tắc là áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp có thể áp dụng được.

– Trồng cây với mật độ thích hợp.

– Làm luống theo hướng Đông Tây để mỗi cây có thể nhận được ánh nắng suốt ngày.

– Không đào hố sâu làm bồn để trồng, mà nên trồng cao, đắp cao gốc để đảm bảo gốc rễ được khô ráo sau mưa hay tưới. Nếu cần thì làm bồn nổi để trồng, xung quanh gốc vẫn cần đắp đất cho ráo nước. Nên quét vôi phần thân sát đất.

– Không tưới bằng hệ thống nhỏ giọt thẳng vào gốc cây, mà chỉ tưới vùng đất xung quanh tán cây để giữ gốc luôn được khô ráo.

– Không tủ kín gốc trong mùa mưa và cần có hệ thống thoát nước thật tốt.

– Cắt bỏ những cành quét đất, những cành sâu bệnh trong tán để vườn được thông thoáng.

– Bón phân hữu cơ hoai mục và được ủ với nấm đối kháng Trichoderma sp. càng tốt.

– Bón vôi hoặc CALCIUM NITRATE để đảm bảo cung cấp đầy đủ canxi cho cây, giúp tăng sức chống chịu của cây.

– Bón phân cân đối đầy đủ, không được dư đạm.

– Sử dụng phân TANO 601 để cung cấp vi lượng cần thiết cho cây.

– Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện cây bị bệnh nhằm cứu chữa kịp thời.

Khi phát hiện cây bị bệnh, nên kết hợp phun toàn cây và tưới gốc bằng MEXYL MZ 72WP hoặc TREPPACH BUL 607SL để phòng trừ. Kết hợp xử lý phòng ngừa cho các cây lân cận để tránh bị lây bệnh. Trong mùa mưa, nên chủ động phòng bệnh trước để giúp làm giảm chi phí phòng trừ.

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033

BỆNH VÀNG LÁ THỐI RỄ GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Vàng lá thối rễ sầu riêng là bệnh do nhiều tác nhân gồm Fusarium, Pythium, Phytophthora và tuyến trùng gây ra, trong đó sự tương tác giữa nấm Fusarium và tuyến trùng là quan trọng nhất.

Nguyên nhân gây vàng lá thối rễ sầu riêng:

  • Đất bị chua, bị phèn: Đất chua là đất có pH<5. Đất chua hay pH thấp làm giảm sự hữu ích của các dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây. Làm giảm khả năng hấp thụ các nguyên tố N, K, Ca, Mg. Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng ra các ion Nhôm tự do gây bất lợi cho cây trồng, làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển được. Hệ rễ bị nhiễm độc, làm giảm sức đề kháng là yếu tố thuận lợi để nấm bệnh phát triển gây vàng lá thối rễ.
  • Đất sét, ít hữu cơ: Đất sét có độ kết dính cao nên khả năng thoáng khí kém, thoát nước chậm gây nên tình trạng ứ đọng nước vào mùa mưa làm vàng lá thối rễ. Vào mùa khô, đất cứng rắn dạng cục, bề mặt nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất. Khi đất khô cứng, cằn cỗi sẽ khiến rễ cây rất khó có thể đâm sâu hút nước và dinh dưỡng. Chúng càng cố gắng đâm sâu càng bị tổn thương khiến cây suy yếu. Khi cây suy yếu là điều kiện cho các loại nấm bệnh xâm nhập gây vàng lá thối rễ.
  • Đất vườn thoát nước kém vào mùa mưa. Nếu vườn có hệ thống thoát nước kém, mực nước trong vườn quá cao sẽ khiến cho cây bị ngập. Nước ngập làm chết VSV có lợi, khiến cho rễ cây thiếu oxy để hô hấp, vì vậy rễ sẽ tự động chuyển sang hô hấp hiếu khí. Quá trình hô hấp hiếu khí tiết ra các chất hữu cơ độc hại làm thối các đầu rễ non. Đây chính là cửa ngõ cho nấm bệnh xâm nhập gây hại gây ra bệnh vàng lá thối rễ. Nấm Fusarium solani có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối và tấn công dần phần rễ này. Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng, do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng .

Biểu hiện vàng lá thối rễ sầu riêng:

Dưới rễ: Rễ bị đen, vỏ rễ bị bong ra khỏi phần lõi, lâu ngày sẽ có mùi hôi.

vang-la-thoi-re-sau-rieng-kimnonggoldstar
Rễ sầu riêng bị thối đen do nấm

Trên lá: lá có biểu hiện bị vàng và sau thời gian sẽ rụng.

vang-la-thoi-re-sau-rieng-kimnonggoldstar
Rụng lá sầu riêng do thối rễ

Trên thân: Nếu như trên thân có vết thương hở, sẽ xảy ra hiện tượng xì mủ, trên trái bị thối nhũn do nấm tấn công. (tham khảo cách quan-ly-nam-phytophthora-gay-xi-mu-sau-rieng/

vang-la-thoi-re-sau-rieng-kimnonggoldstar
Xì mủ thân, thối trái do nấm

Cách khắc phục vàng lá thối rễ sầu riêng:

Vàng lá thối rễ là bệnh rất nguy hiểm và có thời gian ủ bệnh khá lâu. Rễ cây sẽ bị nấm bệnh tấn công bị đen và thối trước sau đó một thời gian cây ra đọt lá sẽ bị vàng.

Biện pháp thủ công:

  • Ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập vào vườn. Nguồn bệnh có thể xâm nhập vào vườn thông qua các dụng cụ chăm sóc, xe cộ.
  • Biện pháp ngăn ngừa bệnh: Nên sử dụng nguồn cây giống sạch bệnh. Khi trồng sầu riêng cần chọn đất có thoát nước tốt, không bị ngập úng và nước tràn. Đất tốt, phù hợp sẽ giúp cây phát triển bền vững sau này.
  • Tiến hành biện pháp vệ sinh vườn cây. Tiêu hủy nguồn bệnh khi phát hiện nguồn bệnh xâm nhập vào trong vườn.
  • Cần lên liếp, có mương thoát nước giữa các cây. Tránh hiện tượng ngập úng mùa mưa.
  • Tiến hành tỉa cành tạo tán để vườn cây thông thoáng.
  • Biện pháp bón phân. Phân cần được bón đầy đủ, cân đối để nâng cao sức khỏe giúp cây chống chọi tốt với bệnh. Thường xuyên bón phân hữu cơ kết hợp sử dụng nam-trichoderma-dhnl-doi-khang-nam-benh/. Nếu đất chua nên bón vôi bổ sung để độ pH của đất đạt từ 5,5 – 6,5.
  • Tưới nước: Cần tưới đầy đủ trong mùa khô để cây tránh bị sốc nước. Hạn chế tưới phun lên tán. Nước tưới phải đảm bảo không có nguồn bệnh.

Biện pháp hóa học:

  • Có thể sử dụng một số nhóm thuốc: Mono & Di-Potassium Phosphonate, Metalaxyl, Mancozed,…tham khảo thêm thuoc-tru-benh/ để phòng trừ bằng hình thức phun tưới qua gốc hay bôi lên vết bệnh hoặc dùng biện pháp tiêm thân. Khi sử dụng, cần tuân thủ theo khuyến cáo, hướng dẫn trên nhãn hay tư vấn của chuyên viên kỹ thuật.
vang-la-thoi-re-sau-rieng-kimnonggoldstar

 

 

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033