Chat hỗ trợ
Chat ngay
CÁCH TRỊ BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

CÁCH TRỊ BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA GÂY HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

Mục Lục Bài Viết >>>

Xin cảm ơn!

Bệnh được gọi dưới nhiều tên khác nhau tùy thuộc bộ phận bị hại và theo vùng miền như: Bệnh thối rễ, nứt thân, nứt quả, xì mủ, chảy nhựa, chảy gôm…

phytopthro hai sau rieng

Bệnh do nấm Phytophthora sp. (họ Pythiaceae, bộ Peronosporales, lớp Oomycetes) gây ra, nấm tồn tại trong đất, gây hại hầu hết các cây trồng. Trên cây sầu riêng loài nấm Phytophthora palmivora gây hại phổ biến nhất.

15-27-45-nh-1-benh-xi-mu-tren-su-rieng140427351

Vườn sầu riêng bị bệnh xì mủ

Bệnh được gọi dưới nhiều tên khác nhau tùy thuộc bộ phận bị hại và theo vùng miền như: Bệnh thối rễ, nứt thân, nứt quả, xì mủ, chảy nhựa, chảy gôm…

Triệu chứng gây hại:

Nấm Phytophthora sp. gây hại trên sầu riêng từ giai đoạn vườn ươm đến cây trưởng thành và cây đang cho quả, hại trên rễ, thân, lá, hoa và quả.

Trên rễ:

Cây sầu riêng trồng trên vùng đất thấp, ẩm độ cao dễ nhiễm nấm Phytophthora, rễ non bị thối có mầu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa thân, bộ lá chuyển màu vàng, cây không phát triển và chết dần.

thoi-co-re-cay-co-mui-1

Trên thân, cành:

Nấm lây lan dần lên phần thân cây phía trên làm chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt và nhựa có mầu nâu.

Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang mầu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch.

Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có mầu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển và chết dần.

PHYTOP SR

Trên lá:

Vết bệnh đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, bộ lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày lá chuyển thành mầu nâu, lá bị nhũn rồi khô dần và rụng theo từng cành hay một phía của cây.

PHYTOP SR LA

Phương thức lan truyền nguồn bệnh:

Nấm Phytophthora sp. thường lưu tồn trong đất, có khả năng thích ứng và tồn tại trong điều kiện bất lợi.

Sợi nấm và bào tử còn lưu tồn trong các vết bệnh trên thân, trên cành, trên lá, trái bị bệnh và các xác lá thực vật, từ đây nấm dễ dàng phát tán khi gặp điều kiện thuận lợi.

Khi gặp điều kiện thuận lợi như gió to, mưa nhiều nấm sẽ lây lan, phát triển mạnh. Vườn bị ngập úng nước càng lâu thì áp lực bệnh càng lớn.

vong doi cua nam phytop

Trên quả:

Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ mầu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống xung quanh quả, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có mầu nâu trên vỏ quả.

Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt quả bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm mầu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.  

disease-fruit-rot-phytophthora-palmivora-1

Biện pháp quản lý

Đối với những vườn chưa bị bệnh hoặc bị bệnh nhẹ:

Biện pháp canh tác: Chọn đất trồng có khả năng thoát nước tốt trong mùa mưa; tạo rãnh thoát nước không để nước ứ đọng lâu ngày ở gốc cây sầu riêng.

Trồng cây với mật độ vừa phải giúp vườn thông thoáng, có ánh nắng xuyên vào để ẩm độ, giảm áp lực nguồn bệnh.

Bón phân NPK cân đối, sử dụng phân chuồng hoai mục và chế phẩm sinh học có chứa vi sinh vật có ích như nấm đối kháng Trichoderma để bón cho cây. Không bón phân hóa học trực tiếp lên rễ cây dễ gây ngộ độc phân.

trichoderma-nông-lâm

Thường xuyên thăm đồng, vệ sinh đồng ruộng thu gom tàn dư cây bị bệnh đem tiêu hủy; cắt tỉa các cành nhánh gần mặt đất, vệ sinh làm cỏ vùng gốc thông thoáng.

Trước khi vào mùa mưa rắc vôi bột khử trùng bề mặt vườn, rãnh thoát nước với lượng 1 tấn/ha; tủ gốc trong mùa khô để giữ ẩm cho cây.

Biện pháp sinh học: Phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cây sầu riêng bằng chế phẩm sinh học chứa nấm đối kháng Trichoderma, xạ khuẩn Streptomyces… Các chế phẩm sinh học trên bón kết hợp với các đợt bón phân cho cây.

trichoder-nlBiện pháp hóa học: Áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau đây để phòng trừ bệnh:

Quét gốc:

Hàng năm tiến hành quét vôi hoặc bôi dung dịch Bordeaux 1% quanh gốc vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, độ cao 0,7 – 1,0m tính từ mặt đất để hạn chế nấm Phytophthora sp. lây nhiễm từ đất lên cây.

xi-gom-chay-mu

Tiêm truyền thuốc: Tiêm truyền thuốc BVTV để phòng chống bệnh, phương pháp, nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

chich cay

 

Bôi thuốc:

Đối với những cây có vết bệnh còn nhỏ thâm đen và chảy gôm trên thân, cành dùng dao sắc bén cảo bỏ phần mô chết, bôi dung dịch thuốc có hoạt chất như Metalaxyl (MATAXYL 500WP), Mancozeb (ACROBAT MZ), Fosetyl-aluminium (TREPPACH BUL 607SLALIETTE 800WG), thuốc gốc đồng (NORSHIELD 86.2WG)… lên mặt cắt và xung quanh.

Cơ chế tác động của các hoạt chất trên như sau: hoạt chất, ion đồng, ion nhôm được phóng thích trong dung dịch sẽ xâm nhập vào tế bào nấm và bào tử bệnh, làm đông cứng chất nguyên sinh, nên nấm và bào tử nấm sẽ chết.

Nồng độ thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tiến hành cạo và bôi thuốc trong thời gia khô ráo.

Phun thuốc:

Khi điều kiện thời tiết thuận lợi, có nguy cơ bệnh phát sinh gây hại nặng cần phòng trừ bệnh bằng các thuốc BVTV có hoạt chất:

+ Fosetyl-aluminium (MAP HERO 340WPPROFILER 711.1WG).

+ Cymoxanil (JACK M9 72WPCURZATE M8 72WP).

+ Propamocarb (TREPPACH BUL 607SLPROPLANT 722SL).

+ Dimethomorph (ACROBAT MZINSURAN 50WPPHYTOCIDE 50WPEDDY 72WP).

+ Mancozeb (AIKOSEN 80WPCADILAC 80WPDIMAN BULL 70WPMANOZEB 80WP)

+ Metalaxyl (METAXYL).

+ Propineb (Melody® Duo 66,75WPINTEREST 667.5WPANTRACOL 70WP).

+ Thuốc gốc đồng (BORDEAUX M 25WP).

Mời các bạn xem Video hướng dẫn cách pha dung dịch Booc Đô (Bordeaux) tại đây.

==>>>  Hướng dẫn cách pha dung dịch Booc Đô (Bordeaux)

Hoặc Dung Dịch Bordeaux là gì?

Liều lượng và cách sử dụng được khuyến cáo trên bao bì.

Trong những đợt mưa kéo dài, ẩm độ cao có thể xử lý thuốc BVTV phòng bệnh lần 2 sau lần 1 từ 5 – 7 ngày.

Thuốc có hoạt chất Phosphorous acid (AGRI-FOS 400) xử lý theo phương pháp, nồng độ và liều lượng của nhà sản xuất.

Đối với với những vườn bị bệnh trung bình – nặng:

Hạn chế:

+ Tưới nước.

+ Bón phân hóa học, phân bón lá và các loại chất kích thích ra hoa đậu quả.

Sau khi cây hết bệnh:

+ Các đầu cành bị khô, chết ngọn xử lý bằng cách cưa bỏ sau đó bôi vôi hoặc keo liền sẹo và các vết cắt để ngăn chặn nấm bệnh tấn công và để bảo vệ mầm ngủ giúp cây nhanh phục hồi.

+ Phun phân bón lá hữu cơ có thành phần Phosphorous, Ca, Mg, Axit amin để phục hồi cây. (Star Fish, Amino Quelant).

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *