Chat hỗ trợ
Chat ngay
CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI HOA TRÊN CÂY HOA HỒNG

CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI HOA TRÊN CÂY HOA HỒNG

Mục Lục Bài Viết >>>

Xin cảm ơn!

CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI HOA TRÊN CÂY HOA HỒNG


Bệnh quan trọng nhất trên hoa hồng là bệnh thối hoa. Bệnh do nấm Botrytis cinerea gây ra. Bệnh gây hại chủ yếu trên nụ hoa, cánh hoa đôi khi có trên lá và thân.

Nụ hoa bị bệnh không nở được, bên ngoài phủ lớp nấm màu xám, nụ gãy gục xuống, bên trong nụ bị thối rỗng.

Nấm có thể lan dần xuống cuống hoa làm cuống bị những vết thâm nâu, bệnh nặng cả cuống hoa bị thối khô. Trên cánh hoa xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, nhiều vết bệnh liên kết với nhau tạo thành đám phồng lên, hoa bị khô cháy.

Các giống hoa hồng màu trắng thường nhiễm nặng. Thân cây bị bệnh sần sùi, khô héo và gãy.
    
Nấm hình thành phân sinh bào tử. Nấm phát triển ở nhiệt độ thấp. Nấm xâm nhập vào cành qua vết thương khi chăm sóc, cắt tỉa, từ đó phát triển gây hại hoa.

•    Biện pháp phòng trừ:
– Tỉa cành ngắt bỏ bớt các lá già, kịp thời tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh, tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây.
– Không tưới nước thẳng trên hoa hoặc tưới lúc chiều tối vì nước đọng lại làm bệnh phát triển mạnh.
– Phun ngừa bằng thuốc trừ nấm giai đoạn hình thành bông. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC, Amistar Top 325SC, Carbenzim 500FL, Miksabe 100WP,…

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *