BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ RỆP SÁP (METHOD IN PREVENTION AND TREATMENT MEALYBUG)
BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ RỆP SÁP (METHOD IN PREVENTION AND TREATMENT MEALYBUG)
8 min read
Mục Lục Bài Viết >>>
Views:5
Xin cảm ơn!
1. Mô tả hình thái rệp sáp
Rệp sáp mang tên gọi như vậy là vì trên cơ thể của con cái từ giai đoạn ấu trùng tuổi 3 trở đi có cơ thể được bao phủ 1 lớp bột sáp.
Con cái không có cánh và dài 5 mm. Chúng có màu từ hồng đến vàng. Con đực khác hoàn toàn so với con cái, cơ thể chỉ khoảng 1 mm, có cánh, nhưng không có miệng, do đó chúng không có khả năng ăn.
Con đực có vòng đời ngắn, suốt cuộc đời của con đực chỉ có nhiệm vụ tìm con cái để thụ tinh. Trứng có dạng bọt, dính, gọi là túi trứng, dễ dàng dính vào tay hay quần áo.
2. Giai đoạn phát triển của rệp sáp
Giai đoạn ấu trùng tuổi 1 có màu nâu vàng, không có lớp sáp bao phủ, dài khoảng 0.6 mm, rộng 2 mm. Chúng có khả năng di chuyển. Vào giai đoạn này, không thể phân biệt giữa con đực và cái.
Giai đoạn ấu trùng tuổi 2, ít di chuyển hơn và có màu tối hơn. Con đực sau giai đoạn này sẽ biến thái thành nhộng với lớp kén màu trắng. Sau khi hoàn thành xong giai đoạn biến thái, con đực hình thành cánh. Trong khi đó, ấu trùng cái tuổi 2 sẽ bám trên lá, bắt đầu hình thành lớp sáp, lột sát thành ấu trùng tuổi 3 và sau đó là thành con cái trưởng thành.
Rệp sáp có chân trong hầu hết các giai đoạn từ ấu trùng đến con trưởng thành. Tuy nhiên, chúng lại không di chuyển (trừ rệp sáp đực có cánh), ngoại trừ ấu trùng tuổi 1 mới nở cần tìm nơi để trú ngụ và hút nhựa cây. Do đó, rệp sáp không di chuyển từ nơi này sang nơi khác trừ khi có tác động của con người.
3. Tác hại của rệp sáp gây ra trên cây trồng:
Rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây, chủ yếu là tán lá và trái. Khi rệp sáp tấn côngcây sẽ làm cho lá cây bị héo, vàng úa, cây bị còi cọc. Triệu chứng này dễ bị nhầm với triệu chứng bị khô hạn.
Ấu trùng và con cái hút nhựa cây, làm chậm sự phát triển của cây, làm biến dạng và hóa vàng lá, có khi còn gây hiện tượng rụng lá. Rệp sáp hút nhựa cây nhiều để cung cấp protein cho cơ thể và tiết dịch ngọt dư thừa ra ngoài.
Dịch ngọt là tác nhân làm giảm sự quang hợp và giảm năng suất cây trồng, đồng thời dịch ngọt cũng là điều kiện thuận lợi cho mốc đen (Cladosporium spp.) phát triển, làm giảm giá trị cây trồng.
4/ Biện pháp phòng trừ:
Khi rệp sáp tấn công trên cây trồng, Quý bà con nông dân có thể chủ động diệt rệp sáp bằng cách phun các thuốc có hoạt chất sau: