Views: 9
Tác nhân:
Bệnh do nấm Sclerospora maydis gây ra. Đính bào đài phân nhánh đôi. Nhánh dài 150-550 micron, với tế bào chân nhánh dài khoảng 60-180 micron. Đính bào tử có dạng hình cầu hoặc hình bán cầu, kích thước: 27-39 x 17-23 micron.
Triệu chứng:
Cây bắp thường bị nhiểm bệnh nầy từ khi mới có 2-3 lá, nhưng cũng có thể kéo dài đến giai đoạn cây trổ cờ. Cây phát triển kém, lá hẹp lại và có màu vàng hay vàng xanh. Sau đó, cả lá bị vàng, khô héo, cây chết. Nếu bệnh xâm nhập khi cây đã lớn, trên lá có những vết bệnh màu trắng hay vàng trắng và phát triển từ chân lá trở lên, tạo thành vệt sọc dài. Ở mặt dưới lá, trên vết bệnh, đôi khi có lớp mốc màu trắng xám. Bệnh nặng, làm cả lá có màu trắng bạc, cây lùn và bất thụ, cây khô và chết dần.
Thông thường bệnh biểu hiện trên lá, bẹ lá có những sọc biến vàng và cây lùn, kém phát triển. Bệnh mốc sương rất dễ phát hiện khi thấy lớp phấn trắng phát triển ở mặt dưới lá. Lá biến vàng, hẹp và dựng đứng không bình thường, có lớp sương nơi vết bệnh ở mặt trên hoặc mặt dưới lá. Đó là lớp bào tử tạo thành và thường xuất hiện vào sáng sớm.
Phòng trừ:
– Trong một vùng, nên gieo trồng đồng loạt cùng thời gian và đúng mùa vụ, cây bắp sẽ tránh được thiệt hại do bệnh gây ra (thoát bệnh, né bệnh).
– Dùng giống kháng bệnh hoặc ít nhiểm bệnh. Chọn hạt giống tốt: nẩy mầm mạnh, đầy đặn, khô.
– Vệ sinh đồng ruộng: thu dọn và thiêu đốt hoặc chôn vùi xác cây bệnh sau khi thu hoạch. Cần phát hiện bệnh sớm và loại trừ các cây bệnh ra khỏi ruộng.
– Luân canh bắp với lúa, cây họ cà, rau; tránh luân canh với luá miến, kê.
– Khử hạt trước khi gieo bằng một trong các thuốc như Falizan, Ceresan, Agronan ở 0,5%, sau khi trộn với thuốc, hạt được ủ từ 7-10 ngày trước khi mang ra gieo.
– Phun ngừa và trị bệnh bằng Maneb, Chloroneb, Bordeaux hoặc Copper oxychloride.
Ngoại cảnh:
Mầm bệnh được lan truyền sang cây con khi trồng từ hạt giống còn tươi bị nhiểm bệnh, còn trồng bằng hạt giống đã khô thì cây con sẽ không mang bệnh.
Bệnh chịu nhiều ảnh hưởng của tuổi cây, loài nấm gây bệnh và ngoại cảnh. Bệnh xuất hiện ngay từ khi cây hại khi còn non ở giai đoạn 3 – 8 lá. Bệnh phát triển ở những vùng nóng và ẩm, một số loại mốc sương làm biến dạng cả cờ bắp làm bắp không thụ phấn được và nếu trái bắp hình thành thì cũng bị teo quắt. Lá bắp có thể bị teo lại và dựng đứng lên một cách không bình thường.
Phun thuốc ướt đều tán lá khi thấy bệnh mới xuất hiện.
Chu trình:
Các đính bào đài phát triển ra khỏi các khí khẩu trên bề mặt lá, lộ ra ngoài, tạo thành một lớp mốc trắng như sương phủ trên vết bệnh. Đính bào tử được sinh ra nhiều ở nhiệt độ thấp (10-27 độ C), ẩm độ cao, trời âm u, nhiều sương , ít nắng gắt; đến giai đoạn nẩy mầm, đính bào tử sẽ tạo ống mầm để xâm nhập vào lá; như vậy, đính bào tử là nguồn lây lan bệnh chủ yếu trong ruộng bắp đang phát triển trong điều kiện thời tiết vừa nêu trên.
Ở giai đoạn sinh sản hữu tính, noãn bào tử được thành lập bên trong mô lá bệnh khô rụng trong ruộng. Noãn bào tử có màu vàng nhạt, hình cầu, võ dày, có khả năng lưu tồn lâu trong đất. Sợi nấm bệnh được tìm thấy ở hạt chưa trưởng thành, nhưng không thấy ở hạt đã khô. Sợi nấm, noãn bào tử được lưu tồn trong xác cây bệnh và trong đất sẽ là nguồn bệnh đầu tiên trong ruộng bắp. Đính bào tử từ ruộng bắp bệnh trong mùa khô cũng sẽ là nguồn lan truyền bệnh cho vụ sớm trong mùa mưa.
Tên gọi khác: Bệnh mốc sương.
Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033